Đôi vơi Việt Nam

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của triết lý khổng tử và vai trò của chữ tín trong các môi quan hệ hợp tác đa phương việt nam asean khóa luận tốt nghiệp đại học (Trang 24 - 33)

Việt Nam vơi các thê" hệ “con Rồng cháu Tiên” đã cùng chung sức nhau trong suốt quá trình khai thác vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi thuộc lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Thái Bình... dã sản sinh ra những giá trị cốt lõi của văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần Việt Nam trong suốt thời đại các vua Hùng dựng nưđc. Những giá trị đó được biểu hiện tập trung ơ các yếu tô" sau.

- 19 -

Luận văn tôt nghiệ-p

- Áp đụng kỹ thuật trồng lúa nước.

- Xây dựng gia đình vừa là tê hào của xã hội, vừa là đơn vị kinh tê

(nhà).

- Tổ chức công xã nông thôn trên cơ sỏ quan hệ láng giềng (làng).

- Thông nhất 15 bộ tộc Âu Việt và Lạc Việt thành một cộng đồng lđn

để hợp sức trị thủy tai, làm thủy lợi và đoàn kêt hảo vệ cương vực sinh tụ của mình (nước).

Có thể nói, nền văn minh nông nghiệp lúa nưđc ở Việt Nam ta dựa trên cấu trúc xã hội nhà - làng - nưđc chính là cơ sở tạo nên những sắc thái riêng ban đầu của tâm hồn, đạo lý, phong tục, tập quán, lối sông, thị hiêu, thẩm mỹ, niềm tin của ông cha ta từ xưa, mà tổng hòa hợp lại thành bản sắc văn hóa dân tộc.

Trong bản sắc văn hóa của dân tộc ta, hệ giá trị tinh thần cốt lõi chính

là lòng yêu nước nồng nàn, ý thức cộng đồng (làng xã) sâu sắc, tình thương nhà tha thiết, tinh thần đoàn kết rộng rãi, dức tính cần cù, thiết thực, linh hoạt, sáng tạo trong lao động. Hệ giá trị này là “bộ lọc” tinh nhạy để ông cha chúng ta lựa chọn, tiếp thu những giá trị mới qua những cuộc giao lưu, tiếp xúc văn hóa với bên ngoài.

Tiếp xúc với văn hóa Đồng Nam Á chủ yếu thông qua sự truyền bá hòa bình của đạo Phật từ Ân Độ sang; tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa, thời

kỳ dầu thông qua sự xâm lưực của các thế lực phong kiến phương Bắc bằng

cả bạo lực và bằng các yêu tô" văn hóa Hán, thời kỳ sau chủ yêu thông qua sự giao lưu hòa bình theo sách lược vừa kiên cường vừa mềm dẻo của các triều dại phong kiến tự chủ Việt Nam. Và cuộc tiếp xúc văn hóa vđi phương Tây thông qua sự xâm lược và thông trị nhân danh sứ mạng “khai hóa văn minh” của chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đê" quốic.

về các yêu tô" văn hóa Hán, Việt Nam đã tiếp thu khá đậm nét và sâu sắc các yếu tô" văn hóa Hán trong một thời gian dài bị phương Bắc đổ hộ. về chữ viết, thơ văn, nghệ thuật,... và đặc biệt là tư tưởng của Nho giáo và triết lý của Khổng tử.

4- Có thể nói Việt Nam là nưđc có ảnh hưởng Nho giáo và triết lý của Khổng tử nhiều nhất, sâu sắc nhất so vđi các nước Đông Nam Á. Nho giáo đã tồn tại lâu ngày, ít nhiều được cải biên để hòa nhập vào truyền thông văn hóa của dân tộc. Nho giáo đã trở thành hệ tư tưdng chính thông chi phôi các quan điểm chính trị, đạo đức, thể hiện trên nhiều mặt của đời sông vật chất và tinh thần. 4

Triết lý của Khổng tử với những quan niệm về nhân, lễ, nghĩa, trí, tín,

về hiếu - trung, về kẻ tiểu nhân - người quân tử, các nguyên tắc về tam cương, ngũ thường... đã trở thành những chuẩn mực của xã hội Việt Nam.

Luận văn tôt nghiệp

Truyền thông hiếu học một nét đặc trưng của Khổng tử đã có ỏ Việt Nam cho đến tận ngày nay. Xã hội Việt Nam ngày xưa và cả bây giờ luôn coi trọng học thức, coi trọng danh dự. “Một miếng ở giữa sàn bằng ha hàn ỏ dưới hep” (1).

Điều kỳ lạ là qua các lần tiếp xúc văn hóa ấy, dù hị áp đặt hay tự nguyện văn hóa Việt Nam không những vẫn giữ vững được bản sắc của mình

mà còn trở nên giàu đẹp thêm nhờ biết tiếp thu và cải biên thành của mình nhiều yếu tô" mới từ bên ngoài phù hợp vđi hệ giá trị cội nguồn của văn hóa dân tộc.

Thực chất của các cách thức lựa chọn, tiếp thu đó là:

- Không tiếp nhận toàn bộ hệ thông mà chỉ lựa chọn những giá trị phù hợp.

- Tiếp thu và cải biến các hình thức mới về văn hóa, nghệ thuật của thố giơi để biểu đạt nội dung các giá trị văn hóa Việt Nam. Việc mổ phỏng chữ Hán để cải biến thành chữ Nôm do Hàn Thuyên khởi xưđng từ thế kỷ XVIII là ví dụ điển hình về một trong nhiều cách thức tiếp thu có sáng tạo thành tựu văn hóa Trung Hoa. Những áng thơ, văn chữ Nỏm là một kho tàng văn học vô giá của Việt Nam ta qua Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du, bản dịch Chinh Phụ Ngâm của Đoàn Thị Điểm, thơ Nôm của Hồ Xuân Hương và nhiều tác phẩm khác.

- Trong khi tiếp nhận cả hộ thống thì trên thực tê" đã sắp xê"p lại các bậc thang giá trị khác nhau. Tiêu biểu cho cách thức tiếp thu này là những nhà văn hóa lớn của dân tộc Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh.

Mọi người đều biết, đạo Khổng đã để xương tam cương, ngũ thường, trong dó, trung vơi vua được xếp lên hàng đầu của thang giá trị. Là người xuất thân từ Nho học, lại đỗ tơi thái học sinh (tiến sĩ), Nguyễn Trãi không thể không biết đến các phạm trù trung, hiếu, tiết, nhân, lễ, nghĩa, trí, tín của Khổng Tử. Nhưng khi vận dụng vào sự nghiệp cứu nươc, cứu dân trước sau Nguyễn Trãi dều xem nhân nghĩa làm giá trị bao trùm, nhìn từ cả hai phía. Phía chính diện, để làm luận cứ cho những chủ trương chiến lược: “Phàm mưu việc lơn phải lây nhân nghĩa làm gốc, nên công to phải lấy nhân nghĩa làm dầu”. “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”. Phía phản diện, để phê phán ngăn ngừa “kẻ bất nhân, ăn ấy chơ; áo người vổ nghĩa, mặc chẳng thà” 1 (2) .

Năm 1776, tuyên ngôn độc lập Mỹ đưa ra mệnh đề nổi tiếng về quyền bình đẳng, quyền sông, quyền tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc của con người vơi tư cách là mỗi cá nhân. Hoàn toàn không phủ nhận quyền của mỗi

cá nhân, song Hồ Chí Minh đã đặt quyền của các dân tộc vào vị trí trung tâm

và Ngươi nói:”Tâ"t cả các dân tộc trên thê" giơi đều sinh ra và bình đẳng ; dân

(1) Tục ngữ, ca dao Việt Nam.

(2) Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội 1969, tr. 94

- 2 1 -

Luận văn tốt nghiệp

tộc nào cũng có quyền sông, quyền sung sướng và quyền tự do”. Đổ là sự xêp đặt lại bậc thang giá trị cho phù hựp với đạo lý truyền thông của dân tộc và của nhân dân ta, xem cá nhân nằm trong cộng đồng, và cũng đúng vđi lẽ phải thông thường của nhân loại. Bẻti vì nêu dân tộc còn nô lệ, thì mọi cá nhân trong cộng đồng dân tộc ấy không thể có tự do.

Như vậy, cả Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh đều chú ý tiếp thu những giá trị mới từ các nền văn hóa khác, nhưng lại vận dụng rât sáng tạo vào hoàn cảnh đất nước trên cơ sở những giá trị nền tảng của văn hóa Việt Nam.

Trong thời gian 1000 năm Bắc thuộc, cộng đồng người Việt dã thường xuyên đứng lên đấu tranh chống lại chế độ thông trị dưới nhiều hình thức, ỏ nhiều nơi. Nói về thời Bắc thuộc, chúng ta phải nêu đậm nét những điều mà nền văn hóa phương Bắc đã đem lại cho dân tộc ta lúc bây giờ: cơ hội học chữ Hán, sách kinh điển của người Hán và những điều tốt đẹp trong văn hóa người Hán. Nói rộng ra, dây là thời gian dân tộc Việt Nam ta tiếp thu một cách chọn lọc nền văn hóa người Hán những học thuyết rất thịnh hành của người Hán, nhất là học thuyết của Khổng tử.

Bắt đầu trỏ thành ý thức hệ chính thông của giai cấp phong kiến Đại Việt từ thế kỷ XV rồi từng bưđc trở thành chương ngại vật tinh thần của tiến trình văn hóa Việt Nam vào thế kỷ XVIII, Nho giáo đã để lại dâu vết khá rõ nét của nó trên lịch sử và văn hóa Việt Nam trong quá khứ. Trên phương diện

là hệ thông các tri thức “quan phương” về lịch sử và tư tưởng, chính trị và pháp quyền, khoa học và giáo dục, đạo đức và nghệ thuật, phong tục và lối sổng..., Nho giáo đã đổng vai trò là yếu tố định hương - dự báo cho tiến trình

xã hội của người Việt ngay từ những năm đầu lịch sử; đồng thời với tính chất

là yếu tổ" “chính thông” trong cơ cấu các hoạt động, quan hệ và thiết chế xã hội truyền thống, nó cũng mang chức năng như hệ thông định chuẩn - điều chỉnh trong tiến trình văn hóa của cộng đồng Việt Nam.

'l-Khi mơi bắt đầu du nhập vào Việt Nam, Nho giáo là một cổng cụ nô dịch văn hóa của giai cấp thống trị Bắc phương. Nhưng qua một thời gian dài

đã được chuyển hóa thành lý thuyết xây dựng quốíc gia của chính quyền phong kiến Đại Việt, và dần dần được các tầng lơp nhân dân địa phương coi như là truyền thông chủ yếu trong ý nghĩa là một phương hương để xây dựng thiết chế văn hóa - xã hội Việt Nam.^

Đương nhiên, ngoài những hạn chế tự thân, hệ thông chuẩn mực xã hội Nho giáo cũng có giơi hạn lịch sử của nó. Khi hình thái kinh tế - xã hội phong kiến kiểu nông nghiệp tiểu nông đã bị phủ định, khi thể chế, thiết chế và cơ chế chính trị - xã hội phong kiến đã bị thủ tiêu, khi các quan hệ xã hội tương ứng thay đổi... thì nó cũng tiêu vong trong ý nghĩa là một hệ thông hoàn chỉnh

và thông nhất. Nhưng dáng chú ý là các chuẩn mực xã hội cụ thể của nó không tiêu vong một cách toàn thể và đồng bộ, mà một sô" lại tìm đưực dơi sống mơi trong hệ thông chuẩn mực xã hội mơi, dĩ nhiên vơi những thay đổi nhất định về vị trí, nội dung cũng như cơ chế tác động - giá trị chế định.

- 2 2 -

Luận văn tất nghiệ-p

Chẳng hạn, người Việt Nam xưa nay đề cao trung - hiếu - nhân - nghĩa, mặc

dù hiện nay chẳng một ai còn có thể trung theo kiểu Nho giáo. Bdi vì những khái niệm này cũng có ở cả các dân tộc và quốc gia không theo Nho giáo, song ở Việt Nam thì chúng mang hình thức và ảnh hương cụ thể của Nho giáo, những hình thức và ảnh hưởng đã trỏ thành truyền thông trong văn hóa ứng xử, nghĩa là trong phong tục và đạo đức, tâm thức và tình cảm của toàn thể một cộng đồng người.

Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi có câu “lấy đại nghĩa thắng hung tàn... dùng chí nhân thay cường bạo...”. Lê Lợi và Nguyễn Trãi lúc bây giờ cùng nhân dân ta đã làm như vậy. Một dân tộc nổi dược một câu như vậy

và làm dược một việc như vậy, đổ là một dân tộc có tầm vóc và khí phách hào hùng biết bao. Đây là lòng tin sâu xa ở con người và cộng dộng con người có sức sống mãnh liệt vì đại nghĩa và chí nhân thắng hung tàn và cường bạo.

Cũng như trong thời kỳ đất nưđc phân ranh vào thế kỷ XVIII - XIX. Đàng ngoài vđi sự mâu thuẩn gay gắt giữa vua Lê - chúa Trịnh; đàng trong vđi sự thông trị của triều đình nhà Nguyễn. Trong thời kỳ này, chuẩn mực của Nho giáo vẫn được các vua chúa áp dụng một cách triệt để như một phương tiện để thu phục nhân tâm trong nươc và như một mỏ thức để tổ chức lực lưựng dưđi quyền như các chuẩn mực: “làm con phải hiếu, làm tôi phải trung, anh em trước hết phải thân yêu nhau”, “tử hiếu thành trung, đệ cung huynh hữu”, “quân xử thần tử thần bất tử bất trung, phụ xử tử vong tử bất vong bất hiếu”...

Khi sang Việt Nam, Nho giáo bị khúc xạ bởi môi trường Việt Nam nên

dã Việt Nam hóa. Nó trãi qua bốn độ khúc xạ (1) .

Độ khúc xạ thứ nhất: Tổ quốc Việt Nam.

Khi tiếp nhận Khổng giáo thì Việt Nam đã hình thành từ lâu. Theo Bình Ngô đại cáo thì Việt Nam có nền văn hiến riêng, cương vực riêng, chính quyền riêng, phong tục riêng... Do đó, mọi khái niệm Nho giáo vốn là trực tiếp giữa nguời vđi người, đều bị khúc xạ qua lăng kính thứ nhất là Tổ quốc Việt Nam. Một khái niệm Khổng giáo vốn là thuần nhất bị tách đôi thành đại

và tiểu. Cái gì phục vụ quyén lợi đất nưđc thì gọi là đại, cái gì liên quan giữa

cá nhân vđi cá nhân thì gọi là tiểu. Ta chỉ xét một trường hợp cụ thể của Nguyễn Trãi, ngươi bao giờ cũng cho mình là nhà Nho. Như vậy đôi vđi con cháu, Nguyễn Trãi có sự phân chia nhất khoát: cái gì phục vụ quyền lợi Tổ quốc Việt Nam là đại, là chí, cái gì chỉ liên quan đến quan hệ giữa tôi với anh

là tiểu. Và bao giờ đại hiếu cũng thắng tiểu hiếu, đại nghĩa cũng thắng tiểu nghĩa... Đây là một nét khu biệt của tâm thức Việt Nam và không bao giờ nét khu biệt ấy lại mạnh mẽ và phổ biến như ơ thời đại Hồ Chí Minh.

Độ khúc xạ thứ hai: làng xã Việt Nam

(1) Phan Ngọc, sđd, tr. 190.

- 2 3 -

Luận văn tôt nghiệp

Nhà Nho Trung Quốc không có khái niệm làng nươc như nhà Nho Việt Nam. Làng nưđc, đây là một khái niệm đặc biệt đối vđi Việt Nam. Mọi nhà Nho Việt Nam đều như nhau: họ đều là dân của làng xã trưđc khi là tôi của triều đình. Khi là tôi của triều đình thì không ai trung thành hơn họ trong việc phục vụ triều đình để bảo vệ Tổ quốc. Bằng chứng là toàn bộ thơ văn chữ Hán là thơ văn yêu nưđc, chống ngoại xâm, đề cao Tổ quốic. Khó lòng tìm thây một nền vãn học thống nhất như vậy về tư tưởng. Nhưng chỉ cần cầm bút viết chữ nôm là họ trở về ngôn ngữ, phong tục, tục ngữ, ca dao, tâm lý người dân công xã. Và họ sẵn sàng phê phán mọi bất cổng, phi lý, tệ tham nhũng của triều đình, bênh vực cái đẹp, cái cao quí của tâm thức công xã. Trưđc sau,

họ chỉ là dân vì quan chỉ là một lúc, còn mãi mãi họ là dân. Thái độ của họ vơi triều đình khác thái độ nhà Nho Trung Quốic. Nưđc là của dân, triều đình chỉ có giá trị khi nó bảo vệ được dân, nếu mà bỏ dân, theo giặc thì lập tức họ chỏng lại và đi đấu trong phong trào cứu nước. Do đó xuất hiện một kiểu cai trị phải gượng nhẹ công xã của vua chúa Việt Nam. Đây là một hiện tượng Nho giáo hóa về hình thức trong phong tục mà không thay đổi cấu trúc.

Độ khúc xạ thứ ba: Việt Nam xét trong quan hệ vơi Trung Quốíc.

Trung Quốic tự nó là một thế giơi. Vị hoàng đế Trung Quốc muôn làm

gì cũng được. Còn ông vua, ông quan, người dân Việt Nam làm bất cứ điều gì cũng phải liệu chừng vì mình là nươc nhỏ. Đường lốì đổì ngoại của Việt Nam

đã được Nguyễn Trãi chủ trương:” Giữ hòa hiếu giữa hai nươc; tắt muôn đời chiến tranh”. Do đó, khác vơi mọi tộc người, Việt Nam không bao giờ chiếm

dù chỉ là một tấc đất của Trung Quốíc, khổng bao giờ làm nhục đến quốc thể Trung Quốíc, luôn luôn giữ địa vị chư hầu, triều công bất kể triều đình hoàng

đế hùng mạnh hay suy yếu. Người ta đem quân xâm lược thì mình đánh lại, đánh bại rồi không giết mà thả về thậm chí cung cấp lương thực, quần áo, thuốic men chu đáo. Giữ một thái độ nhún nhường vơi ý thức về lễ, không hề

tỏ ra khiếp sợ nhưng có ý thức về sức mạnh của mình. Đỏi xử vơi Hoa kiều như là khách. Trong nghi lễ, phẩm phục, ngôn ngữ... đâu đâu cũng tỏ ý tôn trọng dồng thời nhắc nhơ cho họ biết mình không bao giờ lư là về chủ quyền.

Độ khúc xạ thứ tư : Việt Nam theo văn hóa Đồng Nam Á.

Văn hóa Trung Quốc vơi ba yếu tô” khu biệt (chữ Hán, triều đình quân chủ cha truyền con nốỉ, chê” độ khoa cử theo Nho giáo để đào tạo quan lại) thực tê” đã câ”p cho Việt Nam một bộ mặt riêng khác vơi các nưđc Đông Nam

Á khác. Nhưng không phải vì thê” mà nó Hán hóa dưực văn hóa Việt Nam. Xét cho cùng thì ỏ bất cứ đâu trên đất nươc Việt Nam dươi lđp sơn Trung Quôc bao giờ cũng tồn tại văn hóa Đỏng Nam Á. Một nền canh tác lấy lúa nưđc làm cơ sơ, một cơ câu làng xã gần như tự trị, một địa điểm tập trung dân bàn việc làng, trươc kia là chùa và sau đó là đình, một tôn giáo phổ biên thờ cúng tổ tiên, một gia đình do người phụ nữ cai quản, một ngổn ngữ Nam Á và

vổ số những điều khác nữa trong ăn mặc, tục lệ, đình đám, hội hè , vui chơi đều in đậm màu sắc Đông Nam Á.

- 2 4-

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của triết lý khổng tử và vai trò của chữ tín trong các môi quan hệ hợp tác đa phương việt nam asean khóa luận tốt nghiệp đại học (Trang 24 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)