Phương pháp tính Lương và các khoản phải trả cho người lao động tại công

Một phần của tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty trách nhiệm hữu hạn tokyo consulting luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kế toán (Trang 55 - 77)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH TOKYO CONSULTING

2.2.3. Phương pháp tính Lương và các khoản phải trả cho người lao động tại công

2.2.3.1. Tính tổng lương phải trả cho người lao động:

Theo hợp đồng lao động, nhân viên chính thức của công ty sẽ được hưởng lương và các khoản phụ cấp hàng tháng như sau:

Lương cơ bản: Tùy năng lực và kinh nghiệm của mỗi nhân viên, công ty có các mức lương khác nhau.

Phụ cấp đi lại: 300.000 VNĐ/tháng

Trợ cấp điện thoại: 50.000 VNĐ/tháng

Công thức tính lương Gross như sau:

Lương cơ bản trên HĐLĐ Lương thời gian = --- x

Số ngày làm việc thực tế trong tháng

Tổng thu nhập = Lương thời gian + Tổng các khoản phụ cấp, trợ cấp

Trong đó:

(Số ngày công thực tế + Số ngày nghỉ phép có lương)

• Lương cơ bản trên HĐLĐ: Là mức lương hàng tháng người lao động nhận được không kể các khoản phụ cấp, trợ cấp đã thóa thuận trên HĐLĐ giữa người lao động và công ty

• Số ngày làm việc thực tế trong tháng: Là tổng số ngày Dương lịch trong tháng trừ các ngày nghỉ cuối tuần, ngày nghỉ lễ theo quy định Nhà nước (Nếu có)

• Số ngày công thực tế: Là số ngày thực tế người lao động đi làm trong tháng

• Số ngày nghỉ phép có lương: Là số ngày người lao động nghỉ nhưng vẫn được tính lương do sử dụng ngày phép

• Các khoản phụ cấp, trợ cấp: Là các khoản người lao động được hưởng ngoài lương cơ bản. Hiện tại công ty đang có 2 khoản là phụ cấp đi lại và phụ cấp điện thoại cho nhân viên. Ngoài ra có khoản phụ cấp thâm niên cho các nhân viên gắn bó lâu năm tại công ty

Hình 2.6. Trích bảng lương tháng 8.2020 tại Công ty TNHH Tokyo Consulting

VD: Nhân viên Nguyễn Thị Nụ có mức lương cơ bản trên HĐLĐ là 23.500.000VNĐ

23.500.00

0 21

Hình 2.7. Trích HĐLĐ của nhân viên Nguyễn Thị Nụ

Số ngày làm việc thực tế tháng 8/2020: 21 ngày, số ngày đi làm thực tế của chị Nụ

là 20,5 ngày; nghỉ phép 0,5 ngày (ngày 4/8/2021). Các khoản phụ cấp của chị Nụ bao gồm: phụ cấp đi lại 300.000 đồng; trợ cấp điện thoại 50.000 đồng; phụ cấp khác 3.406.909 đồng.

=

Tổng thu nhập của chị Nụ = 23.500.000 + 300.000 + 50.000 + 3.406.909 = 27.256.909 đồng.

Tuy nhiên tổng thu nhập không phải là số tiền người lao động thực nhận. Sau khi tính được tổng thu nhập. Bước tiếp theo sẽ tính bảo hiểm khấu trừ lương người lao động, tính thuế thu nhập cá nhân khấu trừ lương người lao động. Cuối cùng tính Lương thời gian của

nv Nguyễn Thị Nụ x (20,5 + 0,5) = 23.500.000 VNĐ

tổng lương thực nhận của người lao động bằng tổng thu nhập trừ bảo hiểm khấu trừ lương, trừ thuế thu nhập cá nhân khấu trừ lương.

2.2.3.2. Tính các loại bảo hiểm khấu trừ lương người lao động:

Căn cứ quy định tại Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Điều 6, Khoản 1 Điều

15 và Khoản 1 Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đồng thời là mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng các khoản bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động.

Mức tiền đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN hàng tháng của người lao động được xác định bằng tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc nhân với tỷ lệ % đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, cụ thể như sau:

Trong đó:

❖ Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc

Là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động, gồm:

- Tiền lương;

- Phụ cấp chức vụ, chức danh;

- Phụ cấp trách nhiệm;

- Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

- Phụ cấp thâm niên;

- Phụ cấp khu vực;

- Phụ cấp lưu động;

- Phụ cấp thu hút;

- Các phụ cấp có tính chất tương tự;

Mức tiền đóng BHXH bắt

buộc, BHYT, BHTN hàng

tháng

=

=

Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc

x Tỷ lệ % đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN

- Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thoả thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương. Các khoản thu nhập của người lao động sau đây sẽ không tính đóng BHXH bắt buộc:

- Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 Bộ luật Lao động 2012;

- Tiền thưởng sáng kiến;

- Tiền ăn giữa ca;

- Khoản hỗ trợ xăng xe;

- Khoản hỗ trợ điện thoại;

- Khoản hỗ trợ đi lại;

- Khoản hỗ trợ tiền nhà ở;

- Khoản hỗ trợ tiền giữ trẻ;

- Khoản hỗ trợ nuôi con nhỏ;

- Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết;

- Hỗ trợ khi người lao động có người thân kết hôn;

- Hỗ trợ khi sinh nhật của người lao động;

- Trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động;

- Trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị bệnh nghề nghiệp;

- Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015.

Khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bao gồm những khoản sau đây:

- Mức lương;

- Phụ cấp lương;

- Các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

Tuy nhiên mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc cho người lao động không phải toàn bộ lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung này mà mức được không chế bởi mức lương tối đa và mức lương tối thiểu tính đóng BHXH.

Mức lương tháng tối thiểu đóng BHXH bắt buộc được quy định theo từng vùng bao gồm 4 vùng I, II, III, và IV, tùy vào môi trường làm việc trong điều kiện bình thường hay trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; công việc giản đơn hay công việc yêu cầu đã qua học nghề, đào tạo nghề (Theo Điểm 2.6 Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017). Công ty TNHH Tokyo Consulting thuộc vùng I, người lao động làm việc trong điều kiện bình thường nên mức lương tháng tối thiểu để đóng BHXH là 4.420.000 đồng.

Hình 2.8. Bảng Mức lương tháng tối thiểu đóng BHXH bắt buộc

Mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở. Hiện nay, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng theo nghị định 38/2019/NĐ-CP của Chính

phủ. Như vậy, mức lương tháng cao nhất để tính mức đóng BHXH bắt buộc = 20 x 1,49 = 29,8 triệu đồng/tháng.

Đối với BHTN thì mức lương tháng đóng BHTN tối đa bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng (Khoản 2 Điều 15 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017), đối với công ty TNHH Tokyo Consulting, mức lương này bằng 20 lần mức lương tối thiểu vùng 1 (4.420.000 đồng)

Hình 2.9. Bảng mức lương tối đa đóng BHTN

❖ Tỷ lệ % đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN

Về mức đóng BHXH:

- Mức đóng BHXH của người sử dụng lao động: 17%, trong đó, 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

- Mức đóng của người lao động: 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Về mức đóng BHYT:

Mức đóng BHYT hiện nay theo quy định là 4,5% tiền lương hàng tháng của người lao động, trong đó:

- Mức đóng của người sử dụng lao động đóng 3%.

Mức lương tối đa đóng

BHTN tại công ty TNHH

Tokyo Consulting

= 20 x 4.420.000 = 88.400.000 đồng

- Mức đóng của người lao động: 1,5%.

Về mức đóng BHTN:

- Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;

- Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Trường hợp mức tiền lương tháng đóng BHTN cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng BHTN bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng theo quy định tại thời điểm đóng BHTN. Xem chi tiết tại công việc: Mức lương tối thiểu theo vùng.

Về mức đóng BH tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

- Người sử dụng lao động hằng tháng đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bằng 0,5% trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động. Trường hợp doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn và có quyết định chấp thuận của Bộ LĐ-TB&XH nghiệp được áp dụng mức đóng bằng 0,3% trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động.

- Người lao động không đóng khoản bảo hiểm này.

Theo đó, mức đóng và tỷ lệ đóng các loại bảo hiểm được quy định cụ thể như sau:

Hình 2.10. Mức đóng và tỷ lệ đóng các loại bảo hiểm

(Ghi chú: “0”: Không có trách nhiệm đóng; “x”: Không bắt buộc tham gia)

❖ Ngoài ra, về các khoản trích theo lương còn có kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn.

Mức đóng kinh phí công đoàn = 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động (Theo Nghị định 191/2013/NĐ-CP). 2% kinh phí công đoàn này, doanh nghiệp phải đóng tất cả, người lao động không phải đóng kinh phí công đoàn trừ trường hợp người lao động tham gia công đoàn sẽ phải đóng đoàn phí.

Hình 2.11. Bảng bảo hiểm tháng 8.2020 Công ty TNHH Tokyo Consulting

VD: Tổng mức lương và các khoản phụ cấp tính đóng bảo hiểm tháng 8/2020 của nhân viên Nguyễn Thị Nụ là 23.500.000 VNĐ (lớn hơn mức lương tối thiểu tính đóng BHXH bắt buộc vùng I là 4.420.000 VNĐ và nhỏ hơn mức lương tối đa tính đóng BHXH bắt buộc là 29.800.000 VNĐ). Vậy mức lương tháng tính đóng BHXH bắt buộc tháng 8/2020 của chị Nguyễn Thị Nụ là 23.500.000 VNĐ

- BHXH khấu trừ lương chị Nụ = 23.500.000 x 8% = 1.880.000VNĐ

- BHYT khấu trừ lương chị Nụ = 23.500.000 x 1,5% = 352.500 VNĐ

- BHTN khấu trừ lương chị Nụ = 23.500.000 x 1% = 235.000 VNĐ

2.2.3.3. Tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công khấu trừ lương người lao động:

Về thuế TNCN, công ty áp dụng đúng theo Thông tư 111/2013/TT-BTC

100% nhân viên trong công ty đều là cá nhân cư trú, do vậy công thức tính thuế TNCN cho nhân viên công ty áp dụng đúng như sau:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất

Trong đó:

(1) Thu nhập tính thuế được xác định như sau:

Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN - Các khoản giảm trừ

Trong đó:

- Thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

Thu nhập chịu thuế TNCN = Tổng thu nhập - Các khoản thu nhập được miễn thuế TNCN

+ Tổng thu nhập được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC và Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC. + Các khoản thu nhập được miễn thuế là thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của pháp luật. (Xem chi tiết tại Điểm i Khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC).

- Các khoản giảm trừ bao gồm:

+ Các khoản giảm trừ gia cảnh:

Đối với người nộp thuế: 11 triệu đồng/tháng, 132 triệu đồng/năm.

Đối với người phụ thuộc: 4,4 triệu đồng/người/tháng.

+ Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

+ Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo hướng dẫn tại Khoản

3 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

(2) Thuế suất thuế TNCN

Hình 2.12. Bảng thuế suất thuế TNCN theo biểu thuế lũy tiến

Thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập. Số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.

Hình 2.13. Bảng tính thuế TNCN trên thu nhập

Trường hợp không ký HĐLĐ hoặc ký HĐLĐ dưới 3 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 2.000.000 đồng trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân. Trường hợp này công ty TNHH Tokyo Consulting áp dụng đối với hợp đồng thử việc.

Thuế TNCN bị khấu trừ = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất 10%

Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết theo mẫu cam kết 02/CK-TNCN gửi kế toán để kế toán làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN. Cá nhân làm cam kết phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết. Công ty TNHH Tokyo Consulting thường áp dụng ký cam kết để không phải khấu trừ 10% lương vào thuế TNCN đối với thực tập sinh ký Thỏa thuận thực tập.

VD: Chị Nguyễn Thị Nụ có tổng thu nhập tháng 8/2020 là 27.406.909 đồng; trong

đó thu nhập được miễn thuế là khoản phụ cấp đi lại 300.000 đồng; Chị Nụ có 2 người phụ thuộc là 2 con nhỏ

- Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Thu nhập được miễn thuế

= 27.256.909 – 300.000 = 26.956.909 đồng

- Các khoản giảm trừ của chị Nụ bao gồm:

+ Giảm trừ bản thân: 11.000.000 đồng

+ Giảm trừ người phụ thuộc: 2 x 4.400.000 = 8.800.000 đồng

+ Các khoản bảo hiểm khấu trừ lương:

1.880.000 + 352.500 + 235.000 = 2.467.500 đồng Tổng giảm trừ = 11.000.000 + 8.800.000 + 2.467.500 = 22.267.500 đồng

- Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ

= 26.956.909 - 22.267.500 = 4.689.409đồng Theo bậc tính thuế TNCN lũy tiến, thu nhập tính thuế của chị Nụ nhỏ hơn 5.000.000 đồng, thuộc bậc 1, khấu trừ 5%

=> Thuế TNCN của chị Nụ = 4.689.409 x 5% = 234,470 đồng

Như vậy, thu nhập thực nhận của chị Nụ:

= Tổng thu nhập – Các khoản bảo hiểm khấu trừ lương – Thuế TNCN

= 27.256.909 - 2.467.500 - 234,470 = 24,554,939 đồng

2.2.3.4 . Tính các khoản phải trả cho người lao động

Chế độ thanh toán BHXH tại công ty TNHH Tokyo Consulting

Công ty thực hiện theo đúng chế độ Luật bảo hiểm xã hội 2016 số 71/2006/QH11

❖ Thời gian nghỉ hưởng BHXH do ốm đau được căn cứ như sau:

Thời hạn đã đóng BHXH

(năm)

Số ngày được hưởng

Dưới 15 năm 30 ngày

Từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm 40 ngày

Đủ 30 năm trở lên 40 ngày

Nếu bị bệnh dài ngày với các bệnh đặc biệt được Bộ Y tế ban hành thì thời gian nghỉ hưởng BHXH không quá 180 ngày/năm không phân biệt thời gian đóng BHXH.

• Điều kiện hưởng:

- Người lao động đang tham gia BHXH bị ốm đau, tai nạn không phải TNLĐ, BNN hoặc TNLĐ, BNN tái phát phải xin nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế.

- Phải nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau dưới 7 tuổi và có xác nhận của cơ

sở khám chữa bệnh có thẩm quyền.

- Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc các trường hợp trên

• Không được hưởng:

- Tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy

- Điều trị lần đầu do TNLĐ, BNN

- Bị ốm đau, tai nạn trong thời gian: nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không lương, nghỉ hưởng chế độ thai sản.

❖ Chế độ trợ cấp thai sản:

LĐ nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp LĐ nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

Trợ cấp khi nghỉ việc sinh con, nuôi con hoặc nuôi con nuôi bằng tiền lương đóng BHXH tháng trước khi nghỉ. Mức trợ cấp nghỉ việc thai sản, khám thai thì được hưởng 100% lương cơ bản

❖ Trợ cấp tai nạn lao động: trong thời gian nghỉ việc chữa bệnh, người lao động được hưởng đủ lương và chi phí khám chữa bệnh từ khi sơ cứu đến khi điều trị xong, người lao động được hưởng mức trợ cấp sau:

- Nếu suy giảm từ 5% đến 30% khả năng lao động thì được hưởng trợ cấp 1 lần từ 4 đến 12 tháng lương tối thiểu.

- Nếu mức suy giảm từ 31% đến 100% khả năng lao động thì được hưởng từ 0,4% đến 1,6% lương tối thiểu.

Để có thể hưởng trợ cấp BHXH thì người lao động phải nộp cho kế toán các chứng từ theo quy định như: sổ khám chữa bệnh, biên lai thu viện phí, giấy chứng sinh (hoặc giấy khai sinh), giấy nghỉ hưởng BHXH có chữ ký của bác sĩ, dấu của bệnh viện thì mới được làm chế độ chi trả BHXH. Kế toán sẽ tiến hành kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của các chứng từ để làm căn cứ lập “Phiếu thanh toán trợ cấp BHXH” cho cán bộ công nhân viên, đồng thời phản ánh số ngày nghỉ chế độ trên bảng chấm công.

Chứng từ kế toán sử dụng:

Trợ cấp BHXH =

Bình quân mức lương đóng BHXH của 6 tháng trước liền kề trước khi nghỉ việc

x Số ngày nghỉ tính BHXH x Tỷ lệ hưởng

BHXH

Chứng từ kế toán BHXH trả thay lương công ty sử dụng phiếu gồm: Phiếu nghỉ hưởng BHXH và Bảng thanh toán BHXH

➢ Phiếu nghỉ hưởng BHXH

Trong thời gian lao động, người lao động bị ốm được Cơ quan Y tế cho phép nghỉ, người được nghỉ phải báo cho Công ty và nộp giấy nghỉ cho người phụ trách chấm công. Số ngày nghỉ thực tế của người lao động căn cứ theo bảng chấm công hàng tháng. Cuối tháng phiếu nghỉ hưởng BHXH kèm theo bảng chấm công kế toán của đơn vị chuyển về phòng kế toán Công ty để tính BHXH. Tuỳ thuộc vào số người phải thanh toán trợ cấp BHXH trả thay lương trong tháng của từng đơn vị mà

kế toán có thể lập bảng thanh toán BHXH cho từng phòng, ban, bộ phận hay toàn công ty. Cơ sở để lập bảng thanh toán BHXH là phiếu nghỉ hưởng BHXH. Khi lập phải phân bổ chi tiết theo từng trường hợp: nghỉ bản thân ốm, con ốm, tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, thai sản... Trong mỗi khoản phải phân ra số ngày và số tiền trợ cấp BHXH trả thay lương.

Cuối tháng kế toán tính tổng hợp số ngày nghỉ và số tiền trợ cấp cho từng người và cho toàn Công ty, bảng này phải được nhân viên phụ trách về chế độ BHXH của Công ty xác nhận và chuyển cho kế toán trưởng duyệt chi. Bảng này được lập thành 2 liên: 1 liên gửi cho Cơ quan quản lý Quỹ BHXH cấp trên để thanh toán số thực chi, 1 liên lưu tại phòng kế toán cùng các chứng từ khác có liên quan.

➢ Bảng thanh toán trợ cấp bảo hiểm xã hội thay lương

Bảng thanh toán BHXH dùng để làm chứng từ thanh toán các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội thay lương cho cán bộ, công nhân, viên chức trong tháng.

Bảng tổng hợp này thanh toán các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội về ngày nghỉ

ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, tai nạn chiến tranh, nghỉ trong con ốm.

Cuối mỗi tháng kế toán bảo hiểm xã hội căn cứ vào giấy chứng nhận nghỉ ốm, thai sản, tai nạn và giấy chứng nhận nghỉ việc trông con ốm để tính và tổng hợp vào bảng này.

Tùy theo số người được thanh toán trong tháng nhiều hay ít mà lập bảng này theo từng tổ hay từng đội, phân xưởng.

Một phần của tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty trách nhiệm hữu hạn tokyo consulting luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kế toán (Trang 55 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)