Tấn: phải nắm lực lượng Khu 5 và Hải quân để tổ chức tiến công giải phóng các đảo, đặc biệt là quần đảo Trường Sa. Lệnh của Đại tướng rất rõ: khi thấy quân đội Sài Gòn nguy khốn thì lập tức tổ chức đánh chiếm các đảo. Trường hợp nước ngoài thừa cơ chiếm đảo thì ta kiên quyết chiếm lại, gặp khó khăn gì phải báo cáo Tổng Hành dinh.
Bộ đội đặc công Hải quân của ta đã mưu trí, dũng cảm giải phóng các đảo trên quần đảo Trường Sa. Ngày 29.4.1975, ta đã hoàn thành nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược này.
Chiến lược khoa học, kinh tế biển: năm 1977 với trọng trách là Phó chủ tịch Hội
đồng
Bộ trưởng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo nghiên cứu soạn thảo để có Nghị quyết 37/NQ-TƯ ngày 20.4.1981 về chính sách khoa học kỹ thuật thành văn đầu tiên ở nước
ta. Trong đó có một dòng giản dị chứa đựng tâm huyết của Đại tướng: “phát triển mạnh
mẽ khoa học kỹ thuật về biển”. Đại tướng thường nhắc: nước ta có vùng biển rộng gấp nhiều lần diện tích đất liền, trong tương lai dân ta sẽ sống trên biển, phải phát triển kinh
tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo. Ba mươi năm trước, Đại tướng đã đề xuất một chiến lược về kinh tế biển, khoa học - kỹ thuật về biển. Đại tướng đã đưa ra kháiniệm phát triển toàn diện về biển, xây dựng phát triển biển phải gắn bó chặt chẽ với
quốc phòng an ninh, khoa học, kinh tế và con người, muốn giữ biển phải gắn bó với dân.
2.3.I.2. Tài thao lược
• Khai thác mâu thuẫn “tập trung và phân tán” lực lượng:
Khi nhìn trên bình diện tổng quát ở cả hai cuộc chiến có những bình diện ta nhận thấy rằng có những sai lầm có sự lặp đi lặp lại của cả Pháp và Mỹ đó là việc bị quân ta phân tán lược lượng trước khi thực hiện các trận đánh quyết định tiêu diệt hoàn toàn chúng. Đại tướng đã chỉ đạo chia rẽ và đánh vào các điểm khác nhau nhằm tiêu hao lực lượng, buộc Pháp và Mỹ phải phân tán lực lượng ra để bảo vệ đất chúng đang chiếm và kiểm soát người dân tại vùng đất đó.
Lực lượng quân địch đóng khắp nơi thì quân địch yếu và mỏng. Đồng thời việc tập trung lực lượng được khơi bày trước bàn dân thiên hạ trong khi quân du kích ở trong bí mật có thừa thời giờ nghiên cứu quân địch ở trong đồn bốt và lập ra mưu kế sao cho
đánh chắc thắng nhất. Lực lược du kích ở trong tối, lược lượng của địch ở ngoài sáng, cho nên khi cần thiết, lực lượng quân du kích có thể tập trung gấp hai, gấp ba lần để tấn
công.
Tướng Giáp đã tổng kết “trong thực tế mâu thuẫn giữa phân tán và tập trung lực lượng không bao giờ được giải quyết vì thực chất không thể giải quyết được do tính chất của cuộc chiến tranh mà kẻ xâm lược tiến hành”
^ Khai thác mâu thuẫn và ngày càng khoét sâu hơn mâu thuẫn giữa tập trung
và phân tán lực lượng, ông đã đẩy đối thủ càng sa lầy bị động và cuối cùng là phải chịu thất bại, đây là một trong những điểm trong tài thao lược của Tướng Giáp.
• Xây dựng tuyến đường Hồ Chí Minh huyền thoại
Năm 1959, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định thành lập đoàn 559 mở đường mòn dọc dãy Trường Sơn để tiếp ứng phong trào cách mạng miền Nam. Tuyến đường mòn chiến lược Hồ Chí Minh đã trở thành “huyết mạch” cực kỳ quan trọng cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975
được xem là chiến dịch lớn nhất, quan trọng nhất đối với cuộc đời binh nghiệp của ôngcũng như đối với công cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ giải phóng miền Nam của
đất nước.
Tính đến ngày Việt Nam thống nhất, đường Trường Sơn đã tồn tại gần 6000 ngày đêm. Các lực lượng công binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến Trường Sơn gồm khoảng 120.000 người đã làm nên mạng đường liên hoàn, vững chắc với 5 hệ thống đường trục dọc, 21 đường trục ngang, nối Đông với Tây Trường Sơn, vươn tới các chiến
trường, với tổng chiều dài gần 2 vạn km đường ô tô, 1.400 km đường ống dẫn xăng dầu,
3.140 km "đường kín" cho xe chạy ban ngày và hàng ngàn cầu, cống, ngầm.
• Xây dựng & lãnh đạo Quân đội Nhân dân Việt Nam
Sự kiện lịch sử trọng đại đầu tiên đưa Võ Nguyên Giáp tới việc dẫn dắt quân đội Việt Nam là thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (tiền thân của Quân đội nhân dân sau này) trên cơ sở 34 người với một số lượng ít ỏi vũ khí, đạn dược thô sơ, lạc hậu tại chiến khu Trần Hưng Đạo (Cao Bằng).
Ngay sau đó lực lượng này đã lập được chiến công đầu tiên khi tiêu diệt nhanh, gọn hai đồn giặc Phay Khắt và Nà Ngần. Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, sự nghiệp của Võ Nguyên Giáp là lý tưởng cách mạng sâu sắc và tâm nguyện một con đường giải phóng dân tộc.
Ông trở thành Đại tướng đầu tiên, trẻ nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam khi mới 37 tuổi mà không phải trải qua bất cứ một trường lớp quân sự nào. Đại tướng đã chỉ huy đội quân của mình giành được những thắng lợi quan trọng cả về chính trị và quân sự: Chiến dịch Việt Bắc 1947, chiến dịch Biên giới 1950, chiến dịch Hòa Bình năm 1951, chiến dịch Tây Bắc 1952, chiến dịch Điện Biên Phủ 1953 - 1954; tiếp đó là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là
người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc chỉ huy các lực lượng vũ trang phối hợp tác chiến, nổi dậy khởi nghĩa với một loạt chiến công vang dội như tết Mậu thân 1968, trận Điện Biên Phủ trên không, chiến dịch Đường 9 nam lao 1972, ... và kết thúc bằng cuộc đại chiến mùa xuân 1975, giang sơn thu về một mối, đất nước ta sạch bóng quân thù.
Là một người có tài tổ chức, Võ Nguyên Giáp đã từng bước xây dựng Quân đội Nhân
dân Việt Nam từ 34 người vào tháng 12 năm 1944 thành một đội quân với hơn một triệu
người năm 1975.
Nhờ bền bỉ xây dựng từng bước lực lượng cũng như viện hỗ trợ của các nước xã hội chủ nghĩa năm 1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam với 1,26 triệu quân chủ lực và địa phương, đứng thứ tư thế giới về số lượng (sau Liên Xô, Trung Quốc, Hoa Kỳ) và tương đương với các nước Đông Nam Á khác cộng lại, cùng với hàng triệu dân quân, du kích,
tự vệ, so sánh với dân số Việt Nam lúc đó đứng hàng 15 trên thế giới. Quân đội cũng được tổ chức và xây dựng thành những quân đoàn chủ lực cơ động mạnh. Năm 1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam có 4 quân đoàn chủ lực mang số thứ tự 1,2,3,4, gần 30
sư đoàn bộ binh, 40 trung đoàn pháo.
^ Một nhà chiến lược quân sự thiên tài giúp giành chiến thắng trước những kẻ
thù mạnh nhất trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ xâm lược.
2.3.1.3. Dũng cảm
Đức tính dũng cảm đã được thể hiện ở Tướng Giáp ngay từ nhỏ. Thời niên thiếu tham gia các cuộc biểu tình phản đối các chế độ áp bức của Thực dân Pháp, đến khi trưởng thành đặc biệt là sau khi đọc được các tin tức bài báo của Nguyễn Ái Quốc, thì sự quyết
tâm, dũng cảm tham gia chống Thực dân Pháp thôi thúc Tướng Giáp tham gia cách mạng và đi theo Cách mạng, bước đầu cho sự hình thành một nhà lãnh đạo quân sự tài ba.
Các cuộc biểu tình thời còn là sinh viên, đến bước đầu sang Trung Quốc gặp Hồ Chí Minh đến việc thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân tiền thân của Quân
đội nhân dân sau này. Từ một anh giáo dạy sử đến một nhà lãnh đạo tham gia các cuộc chiến tranh chống Pháp, đánh Mỹ cứu nước cho ta thấy sự dũng cảm, dám đương đầu với thử thách mới các thế lực lớn mạnh. Sự dũng cảm này là một yếu tố cần có của một người lãnh đạo.
Ngoài ra, Đại tướng còn đưa ra quyết định dũng cảm trong chiến dịch Điện Biên Phủ
từ phương châm, kế hoạch “Đánh nhanh thắng nhanh” sang “ Đánh chắc, tiến chắc” như nêu ở Tài thao lược. Sự thay đổi chiến lược này chính là thay đổi cả cục diện của chiến trường, điều này lại càng chứng tỏ sự dũng cảm của Tướng Giáp trong việc đưa
ra các quyết định mang tính lịch sử.
^ “Lòng dũng cảm là phải nuôi”: tinh thần dũng cảm càng thật sự bền vững khi người chiến sĩ có một phương pháp đánh địch và bảo vệ mình có hiệu quả. Ngườichỉ huy không thể chỉ đòi hỏi, trông chờ ở tinh thần dũng cảm của chiến
sĩ hay
cán bộ cấp dưới, mà phải luôn luôn tìm ra trong những tình huống biến động của
chiến tranh, biện pháp hiệu quả để giành chiến thắng với tổn thất ít nhất. Đó chính là cách nuôi dưỡng và phát huy tinh thần dũng cảm của bộ đội. Quá trình chỉ huy chính là quá trình tìm hiểu, phát hiện và sáng tạo những cách đánh địch
có hiệu quả nhất.
2.3.I.4. Nhạy bén
Sự nhạy bén của một người lãnh đạo được thể hiện rất rõ trong quyết định quan trọng mang tính lịch sử đó là từ “ đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Đây được coi là một quyết định lịch sử trong một chiến dịch lịch sử.
Để chuẩn bị cho cuộc chiến với Pháp, chúng ta đã khẩn trương cho xây dựng đề án tác chiến trên 4 hướng: Tây Bắc và Thượng Lào; đồng bằng Bắc Bộ; Trung - Hạ Lào và phát triển sang Campuchia; Bắc Tây Nguyên của Liên khu 5. Mục đích của các chiến dịch nhỏ này là nhằm tiêu hao sinh lực địch.
Mặc dù bộ đội đã được chuẩn bị về mặt tư tưởng và chiến thuật đánh tập đoàn cứ điểm, song lại chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm đánh loại mục tiêu này. Vả lại, trên thực
tế, tình hình tại mặt trận Điện Biên Phủ đã biến chuyển rất nhanh không còn phù hợp với phương châm “đánh nhanh, giải quyết nhanh” (Kẻ địch đã được tăng cường về lực lượng, trang bị vũ khí, hệ thống công sự đã được củng cố... Tập đoàn cứ điểm không còn ở trạng thái “phòng thủ lâm thời” nữa). Trong khi đó thì pháo binh của ta vẫn chưa vào hết, nhiều khó khăn mới xuất hiện.
Do đó trước thời điểm nổ súng mở màn chiến dịch chỉ mấy tiếng đồng hồ, quyết định thay đổi phương châm tác chiến, từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” phản ánh một quá trình tư duy quân sự sắc sảo và xử lý thực tiễn linh hoạt, sáng tạo, của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nó thể hiện tính nhạy bén và sáng tạo của Tướng Giáp một tính cách cần có của một người lãnh đạo. Đại tướng đã sớm nhận ra tính mạo hiểm và nguy cơ thất bại của phương án đánh nhanh và đã điều chỉnh phương
án đánh lâu dài.
Trong kháng chiến chống Mỹ, nhận định tình hình cần phải viện trợ quân lực cho đồng bào miền Nam đánh Mỹ. Tướng Giáp đã chỉ thị mở tuyến đường lịch sử, tuyến đường
Hồ Chí Minh, đây không những thể hiện tầm nhìn dài hơi của toàn cuộc chiến mà đó làcho ta thấy Đại tướng thực sự nhạy bén với các thông tin, phân tích của mình để đưa ra
các quyết định.
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh nhận định quân địch đang gặp khó khăn về nhiều mặt trong đó nguồn viện trợ của Mỹ đã cắt, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đang rơi vào tình thế hết sức khó khăn. Trước thời cơ đó Đại Tướng đã quyết định chỉ đạo Chiến dịch Hồ Chí Minh với trận mở màn là cứ điểm Buôn Ma Thuột đây là một quyết định chiến lược mở đầu cho chiến dịch hoàn toàn giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước.
2.3.I.5. Tinh thần quyết chiến, ý chí sắt đá
Tinh thần quyết chiến, ý chí sắt đá là một yếu tố làm nên thành công của một nhà lãnh đạo. Điều đó càng được thể hiện rõ hơn trong các nhà lãnh đạo về quân sự và Đại tướng
Võ Nguyên Giáp.
Khi được phỏng vấn của một tờ báo nước ngoài Tướng Giáp nói “Giải phóng dân tộc
là nghĩa vụ thiêng liêng nhất của mỗi người Việt Nam yêu nước, của toàn thể dân tộc Việt Nam. Nhân dân chúng tôi quyết tâm chiến đấu bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam và thực hiện hòa bình, thống nhất Tổ quốc.” Câu nói này thể hiện ý chí, quyết tâm
cao độ của Đại tướng trước vận mệnh của Đất nước.
Với Điện Biên Phủ. Sau khi nghe báo cáo kế hoạch tác chiến do Đại tướng Võ
Nguyên
Giáp trình bày, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Địch tập trung quân cơ động để tạo nên sức
mạnh... Không sợ! Ta buộc chúng phải phân tán binh lực thì sức mạnh đó không còn”. Kết luận hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định hướng Tây Bắc sẽ là hướng chính,
các hướng khác là phối hợp. Tuy nhiên, trong hoạt động có thể thay đổi tùy theo tình hình.
Trong toàn chiến dịch, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp và Bộ chỉ huy chiến dịch đã biểu
hiện một tinh thần quyết chiến hết sức kiên định về mục tiêu chiến lược, dù tình hình
có những biến chuyển rất lớn trực tiếp chi phối đến ý định và chủ trương của ta trong giai đoạn quan trọng của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, nhất là sự can thiệp ngày càng sâu của đế quốc Mỹ vào cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam.
Từ việc chuẩn bị và hạ quyết tâm tác chiến của chiến dịch lần đầu vào ngày 14-1-1954 với phương châm tác chiến “đánh nhanh, thắng nhanh” chuyển sang “đánh chắc,
thắng chắc” đã đòi hỏi công tác chuẩn bị rất mới mẻ về các mặt chiến thuật, cũng
nhưcông tác chính trị tư tưởng, công tác bảo đảm vật chất, kỹ thuật hậu cần cho một chiến
dịch lâu dài và phát triển ngoài quy luật thông thường.
Thực tế việc thay đổi này đã thử thách lòng tin và sự quyết tâm của cán bộ chỉ huy các cấp trong chiến dịch. Nhưng tấm gương ngời sáng và những chỉ đạo sáng suốt, tài tình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã giúp cho chỉ huy các cấp và toàn thể chiến sĩ có một
ý chí sắt đá, kiên quyết tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của địch, không phụ lòng tin cậy của Trung ương Đảng, Bác Hồ và nhân dân cả nước.
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, để mở đầu cho chiến dịch, Đại Tướng một
lần
nữa thể hiện tinh thần, ý chí sắt đá của mình. Sau hội nghị, Bộ Chính trị đã thông qua quyết định mở cuộc tấn công chiến lược bằng một mũi tiến công vào thị xã Buôn Ma Thuột ở chiến trường Tây Nguyên mở đầu cho chiến dịch. Sau khi phác qua các nhiệm
vụ tác chiến, tướng Giáp, Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương đã thảo ra những nguyên
tắc chỉ đạo chiến dịch: dũng cảm, táo bạo, bất ngờ bằng cách giữ bí mật các cuộc di chuyển, điều động; các đơn vị phải luôn luôn nghi binh để địch chú ý đến bắc Tây Nguyên trong khi thực hiện đánh vào nam Tây Nguyên.
Mở đầu chiến dịch Hồ Chí Minh, Tướng Giáp đã cho đánh đi bức điện lịch sử gửi các đơn vị tham gia chiến dịch giải phóng miền Nam: "Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo
bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ; xốc tới mặt trận; giải phóng
miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng!".
^ Một lần nữa cho chúng ta thấy rằng đó chính là ý chí, niềm tin vào một thắng lợi, tinh thần quyết chiến quyết thắng.
2.3.I.6. Tư duy chiến lược
Tư duy chỉ đạo hết sức năng động, sáng tạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp thể hiện qua những đặc tính cơ bản, đó là: Trình độ nghiên cứu và phân tích rất sâu về tình hình địch, xem xét thật khách quan những chỗ mạnh và chỗ yếu của chúng, từ binh sĩ cho đến người chỉ huy cao nhất của chúng. Đối chiếu với những chỗ mạnh, yếu thực chất của những đơn vị của ta tham chiến ở Điện Biên Phủ, lấy đó làm cơ sở để tính toán thật
cụ thể kế hoạch tấn công tiêu diệt quân địch. Chủ động nghiên cứu thật kỹ mọi tình huống, kể cả những tình huống có lợi cũng như khó khăn, không chủ quan, không ảo tưởng để không bị bất ngờ trước những biến chuyển của thực tế.