Biến động tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế theo thành phần kinh tế qua các năm 2010 – 2018

Một phần của tài liệu DỰ báo GIÁ TRỊ GDP THỰC tế CHO BA năm 2019 2020 2021 (Trang 25 - 33)

CHƯƠNG II PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC GIÁ

2.2. Biến động tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế theo thành phần kinh tế qua các năm 2010 – 2018

Đơn vị: %

Cơ cấu Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế theo thành phần kinh tế qua

các năm 2010 - 2018

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Thành phần kinh tế

Kinh tế Nhà nước 38,40 35,93 35,5

4 35,14 33,74 33,03 33 35,7 33,35

Kinh tế ngoài Nhà

nước 45,61 46,11

46,0

3 46,53 47,54 48,00 48 40,6 43,27

Kinh tế Tập thể 6,81 6,21 5,66 5,45 5,35 5,22 5,2 5 5,04

Kinh tế Tư nhân 8,89 10,18 10,5

0 11,02 11,33 11,57 11,6 17,1 18,5

Kinh tế Cá thể 29.91 29,73 29,87 30,06 30,86 31,21 30,2 29,3

4 30,43

Khu cực có vốn đầu

tư Nước ngoài 15,99 17,96

18,4

3 18,33 18,72 18,97 19,56 18,4 21,3

TỔNG SỐ 100 100 100 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Tổng cục thống kê

Dựa vào bảng số liệu thống kê trên có thể thấy được trong giai đoạn từ 2010 – 2018 tổng sản phẩm trong nước (GDP) có sự thay đổi rõ rệt theo thành phần kinh tế.

Trong đó nhận thấy tỷ lệ đóng góp của thành phần kinh tế nhà nước đang có

xu hướng giảm, thay vào đó là tỷ lệ của thành phần kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể

và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đang có xu hướng ngày càng tăng. Ngoài ra

có thể thấy thành phần kinh tế ngoài nhà nước cũng có xu hướng tăng và chiểm tỷ

lệ tương đối lớn trong cơ cấu tổng số GDP của toàn quốc.

Nhìn thấy sự thay đổi trên cũng dễ hiểu bởi trong những năm gần đây thì Việt Nam đã có những chính sách nhằm thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển, khuyến khích các doanh nghiệp và cá thể kinh doanh phát triển, cùng với đó là những chính sách hỗ trợ để thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam ngày một tăng và cho thấy tính hiệu quả của các chính sách với GDP toàn quốc.

CHƯƠNG III

DỰ BÁO GIÁ TRỊ GDP THỰC TẾ CHO NĂM 2019, 2020 VÀ 2020

3.1 Giá trị GDP thực tế của Việt Nam cho năm 2019

IMF dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam dự kiến giảm về mức 6,5% năm

2019 và tiếp tục duy trì tốc độ này trong năm sau.

Năm 2019, nền kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn trong và ngoài nước.Tuy nhiên, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2019 vẫn tăng 7,02%, vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6,6% đến 6,8%: “Đây là năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt trên 7% kể từ năm 2011”.

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,01%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,9%; khu vực dịch

vụ tăng 7,3%.

Về cơ cấu kinh tế năm 2019, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 13,96% GDP. Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,49%; dịch vụ chiếm 41,64%. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,91% (cơ cấu tương ứng của năm 2018 là: 14,68%; 34,23%; 41,12%; 9,97%).

Năm 2019, giá trị xuất khẩu của Việt Nam đạt 263,45 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm trước; nhập khẩu đạt 253,51 tỷ USD, tăng 7%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 516,96 tỷ USD.

Cả nước có 138.100 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng

ký là 1,73 triệu tỷ đồng, tăng 5,2% về số doanh nghiệp và tăng 17,1% về vốn đăng

ký. Bên cạnh đó, còn có 39.400 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động và 43.700 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể.

Theo cơ quan thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 tăng 1,4% so với tháng trước. Trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất 3,42% do

dịch tả lợn châu Phi làm nguồn cung thịt lợn giảm, giá các sản phẩm chế biến từ thịt lợn, thay thế thịt lợn tăng.

Tuy nhiên, CPI bình quân năm 2019 được kiểm soát, tăng ở mức thấp: “Bình quân năm 2019, CPI chỉ tăng 2,79% so với bình quân năm 2018, dưới mục tiêu Quốc hội đề ra. Đây cũng là mức tăng bình quân năm thấp nhất trong 3 năm qua”, ông Nguyễn Bích Lâm nói.

Cả nước hiện có 54,7 triệu người lao động trên 15 tuổi có việc làm, bao gồm

19 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; khu vực công nghiệp và xây dựng là 16,1 triệu người; khu vực dịch vụ 19,6 triệu người.

Tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước năm 2019 là 1,98%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp chung khu vực thành thị là 2,93%; khu vực nông thôn là 1,51%.

Tổng cục Thống kê đánh giá tình hình lao động, việc làm năm 2019 của cả nước có sự chuyển biến tích cực, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm giảm, thu nhập của người lao động làm công hưởng lương có xu hướng tăng.

3.2 Dự báo giá trị GDP thực tế của Việt Nam cho năm 2020

Trong năm 2020, GDP toàn cầu dự kiến giảm 3% – mức giảm kỷ lục kể từ

“đại suy thoái” những năm 1930. Trong đó, những cường quốc kinh tế hàng đầu đều sẽ oằn mình trước tác động nghiêm trọng của dịch bệnh. Nhận định của IMF cho thấy, kinh tế Mỹ được dự báo giảm 5,9%; các nền kinh tế khu vực đồng Euro

sẽ giảm 7,5% trong năm nay. Trong đó, Italy chịu ảnh hưởng nặng nhất, với mức tăng trưởng GDP giảm 9,1%. Tây Ban Nha giảm 8%, Pháp giảm 7,2% và Đức giảm 7%. Trung Quốc, nơi Covid-19 lên đến đỉnh điểm trong quý đầu tiên và hoạt động kinh doanh đang nối lại với sự trợ giúp của các gói kích thích tài chính lớn, sẽ duy trì mức tăng trưởng dương 1,2% trong năm 2020

Theo dự báo của IMF, dịch Covid-19 sẽ đạt đỉnh ở hầu hết quốc gia trong quý II và giảm dần trong nửa cuối năm. Các hoạt động kinh doanh sẽ được khôi phục do những lệnh phong tỏa được nới lỏng. Tuy nhiên, nếu đại dịch kéo sang

quý III thì GDP toàn cầu năm 2020 có thể giảm thêm 3% và khả năng phục hồi vào năm 2021 cũng chậm hơn, do ảnh hưởng từ phá sản và thất nghiệp kéo dài. Nếu xảy ra kịch bản xấu, có một đợt dịch thứ hai bùng phát vào năm 2021, buộc phải ngừng hoạt động nhiều hơn, có thể làm giảm 5 – 8 điểm phần trăm trong dự báo cơ

sở GDP toàn cầu cho năm đó, khiến thế giới suy thoái trong năm thứ hai liên tiếp.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra dự báo nền kinh tế toàn cầu sẽ giảm tốc ba điểm phần trăm vào năm 2020, tệ hơn nhiều so với cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Theo kịch bản cơ bản, giả định rằng đại dịch sẽ được khống chế vào nửa cuối năm 2020, nền kinh tế toàn cầu được

dự đoán sẽ tăng trưởng 5,8% vào năm 2021, khi hoạt động kinh tế bình thường hóa, được hẫu thuận bởi các chính sách hỗ trợ.

Các nước ASEAN-5 (Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam) được IMF dự đoán sẽ tăng trưởng trung bình 7,8% trong năm tới. Trong đó, Việt Nam tăng trưởng 7%, Indonesia 8,2%, Malaysia 9%, Thái Lan 6,1% và Philippines 7,6%.

Nhưng trước khi phục hồi với dự báo tăng trưởng trên 7% như vậy, Việt Nam sẽ đối mặt với hiện thực khốc liệt trong năm 2020 với dự báo tăng trưởng GDP chỉ 2,7%, lạm phát 3,2% và tài khoản vãng lai chỉ bằng 0,7% của GDP (so với 4% của năm 2019).

Theo IMF, sự phục hồi của các nền kinh tế , bao gồm Việt Nam, vào năm

2021 phụ thuộc rất nhiều vào khả năng khống chế hoàn toàn đại dịch trong nửa cuối năm 2020, cho phép các nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh có thể giảm bớt, đồng thời khôi phục niềm tin của người tiêu dùng và nhà đầu tư.

“Các chính sách kinh tế quan trọng được ban hành trên toàn thế giới, tập trung vào việc đáp ứng các yêu cầu chăm sóc sức khỏe cộng đồng, trong khi hạn chế sự phát triển hoạt động kinh tế và hệ thống tài chính. Khả năng phục hồi dự kiến giả định rằng các hành động chính sách này rất hiệu quả trong việc ngăn chặn

các vụ phá sản của nhiều doanh nghiệp trên diện rộng, mất việc làm kéo dài và các căng thẳng tài chính trên toàn hệ thống. Tuy nhiên, tăng trưởng GDP trong năm

2021 ở cả thị trường phát triển và mới nổi cùng các nền kinh tế đang phát triển dự kiến sẽ vẫn ở dưới mức cơ sở trước khi đại dịch xảy ra”, IMF viết trong báo cáo.

Theo tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings cũng đưa ra dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ giảm xuống còn 3,3% vào năm 2020, từ mức 7,0% vào năm 2019, một mức tăng trưởng năm thấp nhất kể từ giữa những năm 1980. Tăng trưởng trong quí 1 giảm xuống 3,8%, từ khoảng 7,0% trong quí 4, 2018.

Fitch dự báo năm 2020 sẽ có nhiều yếu tố rủi ro không chắc chắn đối với Việt Nam và tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Du lịch và xuất khẩu

là hai lĩnh vực dễ bị tổn thương bởi hoạt động yếu hơn. Du lịch chiếm khoảng 10% GDP của Việt Nam, nhưng đóng góp của ngành này vào GDP thực tế còn cao hơn thông qua các tác động lan truyền gián tiếp. Lượng khách du lịch trong tháng 3 giảm khoảng 68% so với cùng kỳ.

Nhu cầu xuất khẩu yếu sẽ ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực sản xuất. Vốn đầu tư thực hiện trong quí 1 đã giảm 6,6%

so với cùng kỳ năm ngoái

Tài khoản vãng lai sẽ chuyển sang thâm hụt trong năm 2020, từ mức thặng

dư khoảng 3,0% vào năm 2019, khi xuất khẩu, du lịch và kiều hối đều giảm.

“Tuy nhiên, tài khoản vãng lai này sẽ trở lại thặng dư vào năm 2021 khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi”, Fitch đưa ra nhận định đối với Việt Nam.

“Chúng tôi hy vọng động lực kinh tế sẽ phục hồi vào năm 2021, với mức tăng trưởng dự kiến là 7,3% khi nhu cầu thế giới và trong nước dần hồi phục theo

xu hướng chung của toàn cầu và khu vực. Xuất khẩu và du lịch có khả năng phục hồi nhanh chóng và vốn FDI trong lĩnh vực sản xuất sẽ tăng nhanh, qua đó hỗ trợ triển vọng tăng trưởng mạnh trong trung hạn”, Fitch nhấn mạnh.

3.3 Dự báo giá trị GDP thực tế của Việt Nam cho năm 2021

Giai đoạn 2021-2025, GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng 7% là nhận định được đưa ra bởi Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế – xã hội quốc gia tại hội thảo “Triển vọng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021-2025: Cơ hội và thách thức từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới” diễn ra ngày 21/11, tại Hà Nội.

TS. Trần Thị Hồng Minh, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế – xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, nghiên cứu của Trung tâm cho thấy, việc tham gia ký kết và thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, đặc biệt là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) sẽ tác động sâu, rộng tới nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2021-2025.

Hai hiệp định CPTPP và EVFTA đều có lĩnh vực cam kết tương đối rộng so với các hiệp định thương mại tự do khác, không chỉ nằm trong lĩnh vực trao đổi, xuất nhập khẩu mà còn liên quan đến cách thức sản xuất ra hàng hóa để trao đổi.

Cả hai hiệp định nhìn chung đều có ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng, xuất khẩu, đặc biệt trong thị trường các nước nội khối.

EVFTA dự báo sẽ có tác động lớn hơn CPTPP do CPTPP đã có nhiều thành viên tham gia các hiệp định FTA khác với Việt Nam trước đó. Hai hiệp định EVFTA và CPTPP có thể giúp GDP Việt Nam tăng thêm lần lượt 4,3% và 1,3% vào năm 2030. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đến năm 2030 dự kiến tăng thêm khoảng 44,4%; xuất khẩu sang các nước trong CPTPP đến năm 2035 sẽ tăng 14,3%.

"Ngoài ra, các hiệp định này cũng có tác động tích cực tới thị trường lao động; trong đó, những ngành sử dụng lao động như dệt may, da giày là những ngành dự báo sẽ được hưởng lợi nhiều nhất. Ngoài ra, tác động tích cực từ các hiệp định này còn có thể đến từ việc tạo sức ép cải thiện thể chế và môi trường kinh doanh. Do đó, kỳ vọng tạo ra những tác động tích cực trong trung và dài hạn", bà Minh cho hay.

Trên cơ sở đó, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế – xã hội quốc gia đã xây dựng 2 kịch bản dự báo tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2025. Theo đó, với nhiều khả năng xảy ra hơn, tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam sẽ đạt khoảng 7%/năm trong giai đoạn 2021-2025. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát ở mức

từ 3,5-4,5%/năm. Năng suất lao động được cải thiện hơn với tốc độ tăng trưởng khoảng 6,3% năm.

Giai đoạn 2021-2025 vừa giữ vai trò là giai đoạn kế hoạch mới, vừa là giai đoạn mở đầu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phần trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị dưới 4%.

Một phần của tài liệu DỰ báo GIÁ TRỊ GDP THỰC tế CHO BA năm 2019 2020 2021 (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w