Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN NGHIÊN cứu THÀNH PHẦN TINH dầu và NHỰA dầu GỪNG (zingiber officinale rosc ), họ GỪNG (ZINGIBERACEAE) (Trang 24 - 28)

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Nghiên cứu về tinh dầu

- Xác định hàm lượng tinh dầu trong dược liệu.

- Phân tích thành phần tinh dầu bằng sắc kí lớp mỏng và sắc kí khí.

2.2.2. Nghiên cứu về nhựa dầu

- Xác định hàm lượng nhựa dầu trong dược liệu.

- Phân tích thành phần nhựa dầu bằng sắc kí lớp mỏng.

- Định lượng thành phần Gingerol bằng đo phổ tử ngoại, so sánh với chất chuẩn 6-Gingerol.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Cất tinh dầu Gừng

Có nhiều phương pháp để cất tinh dầu đã đươc sử dụng, trong đó phổ biến nhất là sử dụng phương pháp cất k o hơi nước.

Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng bộ định lượng tinh dầu cải tiến của PGS.TS Nguy n Thị Tâm (1985) (dựa trên cơ sở bộ dụng cụ theo quy định của Dược điển Việt Nam I, 1971).

2.3.2. Chiết xuất nhựa dầu Gừng

Các dung môi như aceton, n-hexan, methanol, ethanol, ethylacetat, dichloroethan được xem là những dung môi thích hợp cho việc chiết xuất nhựa dầu Gừng [13].

Hiệu suất chiết xuất phụ thuộc vào điều kiện chiết, tình trạng thân r tươi hoặc khô , nước xuất xứ, các địa phương khác nhau trong một nước, và mùa thu hoạch [28].

Kết quả nghiên cứu trên giống Gừng thu hái ở Lạng Sơn cho thấy, methanol là dung môi cho hiệu suất chiết cao nhất 51,74 , tiếp đến là ethanol 49,48 . Dung môi cho hiệu suất thấp nhất là n-hexan ( 28,37%) [13].

Mặc dù methanol cho hiệu suất chiết xuất cao nhất nhưng lại là một dung môi khá độc hại, vì thế ethanol vẫn là dung môi thích hợp nhất cho quá trình chiết xuất nhựa dầu Gừng.

Do vậy, lựa chọn ethanol là dung môi để tiến hành chiết xuất nhựa dầu Gừng.

Chiết xuất bằng bộ dụng cụ Soxhlet.

2.3.3. Định lượng bằng phương pháp quang phổ hấp thụ

Cơ sở lý thuyết của phương pháp này là dựa trên nguyên tắc của định luật Lambert – Beer. Biểu thức của định luật:

A=εLC

Trong đó: L là bề dày của dung dịch mà ánh sáng đi qua.

C là nồng độ chất hấp thụ ánh sáng trong dung dịch.

ε là hệ số hấp thụ quang phân tử, nó phụ thuộc vào bản chất của chất hấp thụ ánh sáng và bước sóng của ánh sáng tới ε=f λ

Như vậy, độ hấp thụ quang A là một hàm của các đại lượng: bước sóng,

bề dày dung dịch và nồng độ chất hấp thụ ánh sáng [16 .

Do đó, khi đo A tại một bước sóng λ nhất định với cuvet có bề dày L xác định thì A là một hàm của C: A = f C , đường biểu di n A = f C có dạng y

= a.x là một đường thẳng. Khi đó giá trị nồng độ C của mẫu thử và mẫu chuẩn

sẽ t lệ thuận với độ hấp thụ quang A của mẫu thử và mẫu chuẩn.

Vì thế, khi xác định được độ hấp thụ quang A của dung dịch 6-Gingerol chuẩn có nồng độ xác định tại một bước sóng nhất định, sau đó đo A của các dung dịch thử tại bước sóng đấy ta sẽ tính được nồng độ của Gingerol trong các dung dịch mẫu thử.

2.3.4. Sắc kí lớp mỏng

Sắc kí lớp mỏng SKLM Thin Layer Chromatography - TLC là một kỹ thuật phân tích dùng để tách các chất trong một hỗn hợp. [6]

Phương pháp SKLM bao gồm pha tĩnh là một lớp mỏng chất hấp phụ thường là silicagel, aluminium oxid, hoặc cellulose được phủ trên một mặt phẳng chất trơ, pha động là dung dịch chất cần phân tích được hòa tan trong một dung môi thích hợp, pha động chuyển động qua pha tĩnh dưới tác dụng của lực mao dẫn [6], [17].

Các chất phân tích chuyển động với tốc độ khác nhau tùy theo độ phân cực của chúng, sẽ được tách riêng và ở các vị trí khác nhau trên bản mỏng.

Cơ chế tách có thể là phân bố, hấp phụ, trao đổi ion, sàng lọc phân tử… hoặc phối hợp nhiều cơ chế [6].

Ở đây, chúng tôi sử dụng bản mỏng tráng sẵn Silicagel 60F254

MECRK , chấm sắc kí bằng máy chấm sắc kí Linomat 5.0, khai triển bằng bình thủy tinh nắp bằng th p không gỉ 20 x 20 cm, chụp ảnh sắc kí đồ bằng máy ảnh kỹ thuật số, phun thuốc thử bằng bình phun đầu ống nghiệm chứa khoảng 15ml thuốc thử.

2.3.5. Sắc kí khí

Sắc kí khí SKK gas chromatography – GC) là một phương pháp hiệu quả được sử dụng khá phổ biến trong việc phân tích các hợp chất d bay hơi [1].

Đây là phương pháp tách dựa trên 2 quá trình hấp phụ và phản hấp phụ xảy ra liên tục giữa 2 pha: pha tĩnh là rắn hoặc lỏng và pha động là khí . Khi pha tĩnh là một chất hấp phụ rắn thì kỹ thuật phân tích được gọi là sắc kí khí – rắn. Khi pha tĩnh là một chất lỏng được gắn lên bề mặt của chất mang trơ hoặc được phủ dưới dạng một lớp phim mỏng lên thành cột mao quản thì kỹ thuật này được gọi là sắc kí khí – lỏng [1], [24].

Trong SKK, mẫu được tách do sự phân bố giữa pha tĩnh và pha động nhờ cơ chế hấp phụ, phân bố hoặc kết hợp cả hai cơ chế này [24].

SKK được ứng dụng trong việc định tính dựa vào thời gian lưu hay định lượng dựa vào chiều cao hoặc diện tích peak) [1].

Trong nội dung luận văn này chỉ sử dụng SKK với mục đích định tính dựa trên thời gian lưu.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN NGHIÊN cứu THÀNH PHẦN TINH dầu và NHỰA dầu GỪNG (zingiber officinale rosc ), họ GỪNG (ZINGIBERACEAE) (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w