3.7.1. Về xây dựng nhà trường:
Nhờ tổ chức tốt các hoạt động phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường mà trong những năm qua đơn vị chúng tôi đang công tác nói riêng, các nhà trường THPT trên địa bàn Yên Thành nói chung đã nhận được sự ủng hộ to lớn của các cấp chính quyền, các đoàn thể chính trị xã hội, các doanh nghiệp, các thế hệ cựu học sinh và đặc biệt là các bậc phụ huynh của nhà trường. Nhờ vậy cơ
sở vật chất, trang thiết bị dạy học ngày càng được bổ sung, cải tiến theo hướng hiệnđại. Các nhà trườngđều khang trang, sạch,đẹp; có đầy đủ các thiết bị dạy học tiên tiến, Phòng Lab học tiếng Anh, hệ thống các phòng thí nghiệm thực hành, hệ thống sân chơi bãi tậphiệnđại.
Tại trường THPT Bắc Yên Thành, những năm qua các thế hệ Cựu học sinh
đã tổ chức trồng cây lưu niệm, trồng cây cảnh trong khuôn viên trường; Mua sắm tặng trường các thiết bị hiện đại như: Điều hòa, Ti vi màn hình lớn, Máy chiếu, …
Hàng năm, thông qua việc vận động tài trợ giáo dục; nhà trường đã nhận được sự ủng hộ lớn về tiền bạc để tăng cường cơ sở vật chất, hiện đại hóa thiết bị.
Cụthể:
Năm học 2018-2019: Số tiền vận động được là 611.024.000 đồng
Nămhọc 2019-2020: Số tiềnvận độngđược là 692.260.000 đồng
Năm học 2020-2021: Số tiền vận động được là 732.465.000 đồng (số liệu đăng ký ủnghộ,chưa nạphếtvềquỹtrường)
Cùng với xây dựng nhà trường về cơ sở vật chất, trang thiết bị, cảnh quan thì việc phối hơp tốt các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường đặc biệt có tác dụng
trong công tác xây dựng thương hiệu, uy tín, xây dựng hình ảnh nhà trường. Thông qua các hoạt động phối hợp, quần chúng nhân dân, học sinh biết đến nhà trường nhiều hơn. Các em học sinh học tốt đăng ký tuyển sinh vào học tập tại trường ngày càng nhiều. Và cũng từ đótừng bước phát triển nhà trường xứng đáng là trung tâm văn hóa, giáo dục của khu vực.
3.7.2. Vềchất lượng giáo dục văn hóa:
Bảng thống kê kết quả xếp loại học lực của học sinh
trường THPT Bắc Yên Thành
Kếtquảxếp loạihọclực
Nămhọc Sốhọc
sinh Giỏi Khá TB Yếu
2018-2019 1581 225
(14,23%)
893 (56,48%)
454 (28,72%)
9 (0,57%)
2019-2020 1645 245
(14.89%)
944 (57,39%)
448 (27,23%)
8 (0,49%)
HK 1. 2020-2021 1731 259
(14.96%)
1015 (58,63%)
499 (25,93%)
8 (0,46%)
Qua bảng và biểu đồ thống kê chất lượng học sinh trong 2 năm học 2018-
2019, 2019-2020 và Học kỳ I năm học 2020-2021 chúng ta thấy rằng, chất lượng văn hóa của học sinh đã được tăng lên, số học sinh đạt học lực giỏi, khá của năm học sau tăng hơn năm học trước.
Cùng với kết quả xếp loại học lực, các chỉ số về học sinh giỏi tỉnh và học sinh thi THPT quốc gia cũng được nâng lên rõ rệt.
Nămhọc 2018-2019: Trường có học sinh giỏi tỉnh văn hóa lớp 11 là 16 học sinh (01 giải Nhì, 08 giải Ba và 07 giải Khuyến khích).
Nămhọc 2019-2020: Do dịch covid-19 nên không tổchức thi.
Năm học 2020-2021: Số học sinh giỏi tỉnh văn hóa lớp 12 là 19 em (02 giải Nhất; 05 giải Nhì; 05 giải Ba và 07 giảiKhuyến khích).
Năm học 2018-2019 thi THPT quốc gia: Điểm trung bình tổng 3 môn thi theo 5 khối thi truyền thống là 18,59 điểm (Riêng lớp 12A1 đạt 24.21 điểm; 12A2 đạt 21,34 điểm). Tỉ lệ đậu TN THPT là 99,42% học sinh dự thi. Có 01 em học sinh đạtđiểm cao được UBND tỉnh khen thưởng.
Năm học 2019-2020: Điểm trung bình tổng 3 môn thi theo 5 khối thi truyền thống là 20,98 điểm (Riêng lớp 12A1 đạt 26.66 điểm; 12A2 đạt 25,32 điểm), có 21
em đạt từ 27.0 điểm, trong đó có 7 em đạt trên 28.0 điểm, có 01 điểm 10 môn Toán
và 01 điểm 10 môn Hóa học. Tỉ lệ đậu TN THPT là 100% học sinh dự thi. Có 01
em học sinh đạtđiểm cao được UBND tỉnh khen thưởng.
Những con số thống kê kết quả xếp loại học lực cũng như thành tích thi chọn học sinh giỏi, thi tốt nghiệp THPT góp phần khẳng định tính đúng đắn và hiệu quả của công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường của trường THPT Bắc Yên Thành trong những năm qua.
3.7.3. Vềkết quả giáo dục đạođức,tư tưởng chính trị:
Bảng thống kê kếtquảxếp loạihạnhkiểm củahọc sinh
trường THPT Bắc Yên Thành
Kếtquả xếploạihạnkiểm
Nămhọc Sốhọc
sinh Tốt Khá TB Yếu
2018-2019 1581 1276
(80,71%)
211 (16,57%)
38 (2,4%)
5 (0,32%)
2019-2020 1645 1340
(81,46%)
243 (14,77%)
57 (3,47%)
5 (0,3%)
HK 1. 2020-2021 1731 1429
(82,55%)
244 (14,10%)
53 (3,06%)
5 (0,29%)
Qua bảng thống kê kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh trong 2 năm học 2018- 2019, 2019-2020 và học kỳ I năm học 2020-2021 chúng ta thấy rằng: sốhọc sinh xếp hạnh kiểm tốt, khá của năm học sau tăng hơn năm học trước. Đây là một kênh thông tin chuẩn mực giúp chứng minh tính hiệu quả thiết thực trong các hoạt động phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức, đoàn thể tại địa phương để giáo dụcđạo đứchọc sinh.
Những năm qua, các hoạt động phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức, đoànthể tạiđịa phương đã tạođiều kiện cho các em học sinh được tham gia nhiều hoạt động tập thể. Đây là những hoạt động bổ ích góp phần giáo dục các giá trị truyền thống văn hóa dân tộc như: lòng yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, ý thức cộng đồng, đạo lý thương người như thể thương thân, đức tính cần cù, vượt khó, sáng tạo trong lao động, tinh thần lạc quan, tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo, lòng nhân ái, tính khoan dung. Để qua đó giúp các em biết trân trọng các giá trị đạo đức của dân tộc, xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân trước tập thể và cộng đồng, từ đó biết ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ, phù hợp với bản sắc dân tộc, đồng thời biết phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ, những hành vi không phù hợp với các chuẩn mực đạo đức... Trong 2 năm học 2018- 2019, 2019-2020 và học kỳ I năm học 2020-
2021, số học sinh lệch lạc về đạo đức lối sống, bị xếp hạnh kiểm yếu, phải rèn luyện hè cũng ngày càng giảm.
3.7.4. Về giáo dục kỹnăngsống:
Nhờ sự phối hợp tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, nhiều chuyến trải nghiệm thực tế về nguồn, nhiều buổi tuyên truyền, nhiều cuộc thi tìm hiểu pháp luật, văn nghệ, thể dục, thể thao… những năm qua đã góp phần không nhỏ giáo dục các em ý thức và kĩ năng khi tham gia giao thông, giáo dục sức khỏe sinh sản
vị thành niên, kĩ năng phòng cháy chữa cháy, kỹ năng phòng chống đuối nước; những ứng xử văn hóa trong tình bạn, tình yêu, văn hóa khi sử dụng các trang mạng xã hội...
Thông qua các hoạt động này, đồng thời, rèn luyện cho các em những kĩ năng khác trong công tác xã hội, như kĩ năng lập kế hoạch, kĩ nănghợp tác nhóm,
kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tổng hợp, kỹ năng hoạt động đoàn… Các trò chơi, hoạtđộng trong hộitrại, vănnghệ, thể thao cũng giúp các em biết thêm các kĩnăng mềm khác, giúp các em có thêm định hướngnghềnghiệp trong tương lai…
Có thể nói các hoạt động phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh
và xây dựng nhà trường.