4.1. Kết quảkhảo sát hiệuquả của các biện pháp khi đã áp dụng.
Qua quá trình thực hiện đề tài tại trường THPT Nghi Lộc 5, chúng tôi nhận thấynhững kếtquả sau:
Công tác tư vấn tâm lý cũng hỗ trợ học sinh rèn luyện kỹ năng sống; tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội; rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách, đặc biệt nhấn mạnh nguyên tắc đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong nhà trường và sự tham gia của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của học sinh và các lực lượng ngoài nhà trường có liên quan trong các hoạt động tư vấn tâm lý học sinh. Mặt khác, công tác tư vấn tâm lý cũng cần đảm bảo quyền được tham gia, tự nguyện, tự chủ, tự quyết định của học sinh và bảo mật thông tin trong các hoạt động tư vấn tâm lý theo quy định của pháp luật.Hầu hết học sinh đều tin tưởng vào thầy cô. Các em cảm thấy được quan tâm, được ghi nhận và đượctạođiều kiệnhọc tậptừ nhà trường.
Phòng tư vấn tâm lý học đường trường đã hỗ trợ, tư vấn những học sinh được coi là cá biệt, ý thức kém…có chuyển biến tốt trong nhận thức, ý thức học tập. những kiến thức về đời sống, sức khỏe vị thành niên, kĩ năng mềm của học sinh được nâng cao. Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh diễn ra định kì trong năm học, góp phầnđịnh hướngnghề nghiệp cho học sinh theo đúng nănglực,sở trường củahọc sinh.
Tỷlệ học sinh bị kỷluật,bỏ học,lưu ban giảmdần qua các năm
TT Nội dung khảo sát Năm học
2018-2019
Năm học 2019-2020
Năm học 2020-2021
1 Tỷlệ học sinh bị kỷluật 0,4 % 0,3% 0,1%
2 Số lượng học sinh bỏ
học,lưu ban
11 em 9 em 4 em
Tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp, học nghề, du học, đậu đại học tăng lên qua các năm. Cụ thể: theo kết quả điều tra và tổng kếtcủa trưởng ban thanh tra hành chính
nhà trường vào ngày 11 tháng 3 năm 2021 thì Trường THPT Nghi lộc 5 năm học 2018-2019 điểm trung bình đầu vào 5.55 điểm trung bình đầu ra 6,43; năm học 2019-2020 điểmđầu vào vị thứ 40 điểmđầu ra vị thứ 14 ( tăng 26 bậc).
Kết quả thi học sinh giỏi tỉnh: Năm học 2018-2019: 1 Nhất, 3 Nhì, 4 Ba, 5 Khuyến khich ( Thứ 30 toàn tỉnh). Năm học 2020-2021: 1 Nhất, 5 Nhì, 3 Ba, 2 Khuyến khích ( Thứ 20 toàn tỉnh)
4.2. Một sốkếtquả nổibậtđáng chú ý
Trường THPT Nghi Lộc 5 được đánh giá mô hình: Trường học an toàn, thân thiện,chấp hành tốtluật giao thông.
Mối quan hệ giữa nhà trường và phụ huynh trên địa bàn ngày càng được củng cố, phất triển và nâng cao. Hầu hết phụ huynh đều thấy an tâm và tin tưởng khi con em của mình đượchọc tạinơi đây.
Công tác quản lí học sinh, an ninh được đảm bảo, nề nếp ổn định, trường học xanh-sạch- đẹp-an toàn. Trường được đánh giá cao trong tỉnh về nề nếp cũng nhưchấtlượng dạy và học.
Kếtquả các cuộc thi gần đây:
Kì thi học sinh giỏi tỉnh năm học 2020-2021 riêng môn Toán có 1 giải nhất
và 1 giai nhì (Xếpthứ 1 toàn tỉnh).Hội thi sáng tạo khoa họckĩ thuậtcấp tỉnhđạt 1 giải nhì, 1 giải ba.
Công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên được nâng lên rõ rệt, mỗi giáo viên chủ nhiệm đều phát huy hết năng lực, sở trường và tâm huyết trong công tác chủ nhiệm lớp. Thành tích đặc biệt ở mảng này là có 4 giáo viên chủ nhiệm đạt danh hiệu giáo viên chủnhiệm giỏicấptỉnhnăm học 2020-2021.
Về phía học sinh: Đời sống tâm lí học đườngđược nâng lên rõ rệt, các em đã được nâng cao hiểu biết về tâm sinh lí lứatuổi, kĩ năng sống, văn hóa ửng xử phát triển. Ngày càng nhiều học sinh thể hiện niềm phấn khởi, tự tin phát huy năng lực củabản thân. Các phong trào xây dựng trang trí lớp học đượcmở rộng, các tiếthọc trải nghiệm STEM được áp dụng rộng rãi ở nhiều môn học. Công tác phân luồng hướng nghiệp phát huy hiệu quả tác dụng. Hầu hết các em đã xác định được mục tiêu ngắnhạn và dài hạn cho bản thân mình ngay từ khi học lớp 10.
Phần III. KẾTLUẬN,KIẾNNGHỊ 3.1. Kếtluận
Tư vấn tâm lý học đường là hình thức trợ giúp tâm lý đắc lực không những
cho học sinh mà còn cho các lực lượng giáo dục khác từ ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm đến mỗi cá nhân giáo viên. Quá trình hoạt động tư vấn tâm lý học đường giúp học sinh gặp khó khăn trong các vấn đề tâm lý khác nhau nảy sinh trong học tập, trong hoạt động hướng nghiệp, trong các mối quan hệ (với bạn bè, thầy, cô giáo, người thân… ) ở bất kỳ thời điểm nào. Để nâng cao công tác tư vấn tâm lí cho học sinh, bản thân mỗi giáo viên, GVCN, nhà trường cần nắm bắt tình hình nhằm chủ động tư vấn hay tư vấn phòng ngừa; không thụ động chờ học sinh
tự đến nhờ tư vấn. Các thành viên Tổ Tư vấn tâm lý chủ động giới thiệu đến học sinh hoạt động của phòng tư vấn tâm lý qua trang tin điện tử của trường, trả lời thắcmắc của học sinh qua thưđiện tử….tạo cho học sinh có nhu cầu và kích thích nhu cầu sử dụng tư vấn tâm lý học đường để nâng cao chất lượng cuộc sống, học tậpcủa các em. Ngoài việctư vấn riêng khi học sinh có nhu cầu, Tổ tư vấn tâm lý cần tổ chức các buổi nói chuyện, hội thảo để tư vấn chung cho học sinh (tư vấn truyền thông) và tạo điều kiện để học sinh được đối thoại. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác trong và ngoài nhà trường khi thấy cần thiết có sự hỗ trợ đặc biệt. Không chỉ tư vấn cho học sinh mà còn phải tư vấn cho cả cha mẹhọc sinh để
họbiết cách quản lý con cái và phát hiệnsớmnhững tâm tư, biểuhiện củahọc sinh thì việctư vấn cho học sinh mới thựcsựhiệu quả.
Giáo viên tư vấn hay mỗi giáo viên chủ nhiệm cần phải thân thiện, khéo léo, gợi mở đểhọc sinh “trải lòng” và phải giữ bí mật thông tin mà học sinh tiết lộ.
Làm sao để học sinh tin tưởng và thích đến phòng tư vấn tâm lý vào giờ ra chơi hay lúc rảnh rỗiđể trò chuyện và đượcthấu hiểu.
Như vậy,việc nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn tâm lý thực sự cần thiết trong mỗi nhà trường, cần được sự quan tâm đúng mức và kịp thời của các cấp quản lý giáo dục, nhằm cung cấp cho học sinh “liều thuốc tinh thần”, giúp các em vượt qua những khủng hoảng tâm lý. Hoạt động này cũng giúp giải quyết những những khó khăncủahọc đường và của xã hội.
3.2. Kiếnnghị
Một trong những nguyên nhân khiến tâm lý họcđường của nước ta chưa phát triển do nhiều trường hợp còn thói quen “chấp nhận” mà không nhờ cậy đến các nhà tâm lý, tổ tư vấn. Bên cạnh đó, một số trường chưa nhận thức hết ý nghĩa và tác dụng của hoạt động trợ giúp tâm lý học đường, thậm chí có trường học còn chưa hiểu tư vấn tâm lý học đường là gì. Bên cạnh đó, cũng còn nhiềutrường học chưa nắmvững được nhữngđặc trưng riêng của công tác trợ giúp tâm lý khiếnhọc sinh dù có nhu cầu muốn được lắng nghe ý kiến của các chuyên gia nhưng vẫn ngần ngại. Việc quan tâm trợ giúp tâm lý học đường chủ yếu ở lứa tuổi sinh viên còn lứatuổi học sinh phổ thông chưa được chú trọng. Hiện nay, ở nước ta chưa có chương trình đào tạo chuyên ngành về tâm lý học đường đã tạo ra một lỗ hổng trong lĩnh vực tổng quan và giáo dục chuyên sâu. Vì thế việc đầu tiên của mỗi trường hiện nay là cần chú trọng việcđào tạonguồn nhân lựcphục vụ công tác trợ giúp tâm lý học đường, nâng cao hiệu quả và chất lượng của phòng tư vấn trong mỗitrường học.
Về phía GVCN: Mỗi GVCN phải luôn là người tiên phong trong công tác giáo dục giá trịkĩ năng sống, có bản lĩnh , kiên trì ,tinh thần trách nhiệm cao, nhạy bén trong công việc và biết khơidậy tiềmnăngsẵn trong mỗihọc sinh.
Về phía CMHS: Công tác giáo dục cho học sinh không phải là công việc một chiều của trường học.Việc hợp tác chia sẻ của phụ huynh là điều cần thiết. Vì thế muốn con em mình phát triển toàn diện về nhân cách, ý thức, bản thân mỗi phụ huynh cũng cần quan tâm đến mọi mặt đời sống của các em đặc biệt là những suy nghĩ, tình cảm, tưtưởng củahọc sinh….
Về phía các cấp lãnh đạo trường THPT, Sở GD và ĐT: Cần thường xuyên có các buổi tập huấn nâng cao cho tất cả các GVCN nói riêng và cán bộ tư vấn học đường nói chung về công tác tư vấn.