II. Đọc hiểu văn bản
2. Niềm hạnh phúc của những người trong và ngoài tang quyến
a. Nguyên nhân của tấn bi hài kịch
- Mở đầu: tác giả viết: 3 hôm sau, cụ già chết thật.
+ Thời gian: xác định + Giọng điệu: thản nhiên
38
- GV phát vấn để hướng dẫn HS tìm hiểu
về nguyên nhân của tấn bi hài kịch
- Hình thức làm việc của hs: cá nhân
- GV nêu câu hỏi:
1. Mở đầu chương XV, tác giả viết điều gì?
Em có nhận xét gì về giọng điệu và mốc
thời gian được xác định ở đó
2. Giọng điệu và cách xác định thời gian đó
cho thấy thái độ gì của mọi người với sự
việc?
3. Tại sao cụ cố tổ chết mà con cháu lại vui
vẻ?
- HS suy nghĩ, trả lời. HS khác bổ sung
- GV nhận xét, chốt kiến thức
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm để
hướng dẫn HS tìm hiểu niềm hạnh phúc
của những người trong và ngoài tang
quyến
+ GV chia lớp làm 6 nhóm. Thời gian: 5
phút
+ Yêu cầu nhiệm vụ của các nhóm: Ghi lại
một cách vắn tắt hành động/ thái độ/ lời
nói; niềm hạnh phúc; bản chất của mỗi
nhân vật vào sơ đồ sau:
- Nhóm 1,2,3: hoàn thành sơ đồ 1
- Nhóm 4, 5, 6: hoàn thành sơ đồ 2
- GV chiếu phiếu học tập lên máy, phát
phiếu học tập cho các nhóm
- HS thảo luận trong thời gian 4 phút
- GV cử đại diện 2 nhóm trình bày kết quả
thực hiện 2 sơ đồ.
- HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung
→ Câu văn mở đầu như một sự hoan hỉ, một tiếng thở dài sung sướng. Sự việc diễn ra như có một sự sắp đặt, như được xác nhận một cách chắc chắn và được mọi người sẵn sàng đón nhận, thậm chí là chờ đợi.
→ Đó là một sự việc bất bình thường. Sự nghịch lý đó dự báo những tiếng cười. Để rồi sau đó sự nghịch lý gia tăng khi chúng
ta phát hiện gia đình có tang nhưng mọi người lại vô cùng hạnh phúc
- Nguyên nhân: cụ cố tổ chết tức là chúc thư – về chia gia sản sẽ được thực hiện. Con cháu vui vẻ, mãn nguyện với niềm hạnh phúc chung to lớn đó.
b. Niềm hạnh phúc của những người trong và ngoài tang quyến
* Những người trong gia đình có tang: Mỗi thành viên tùy theo hoàn cảnh và sở thích lại có những niềm hạnh phúc riêng.
+ Cụ cố Hồng: con trai người quá cố. Nói đến 1872 lần câu: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!”. “Mơ màng đến cái lúc lão mặc
đồ xô gai...Úi giời, con giai nhớn đã già thế kia kìa...”
=> Hạnh phúc của cụ là được diễn trò già yếu, được khoe danh, khoe hiếu. Đây là kiểu người háo danh, bất hiếu
+ Văn Minh chồng (cháu trai): Không
biết cách xử trí ra sao với Xuân Tóc Đỏ
“Phân vân,vò đầu bứt tóc...mặt đăm đăm chiêu chiêu... mặt hợp nhà có đám”
=> Mừng vì được chia tiền. Văn Minh là
kẻ giả dối, bất nhân.
+ Văn Minh chồng (cháu dâu): Sốt ruột
vì chưa được mặc đồ xô gai tân thời.
39
- GV nhận xét, bổ sung (nếu cần), chốt theo
bảng biểu (trình chiếu)
Sơ đồ 1: dành cho nhóm 1,2,3
- GV phát vấn: Từ niềm hạnh phúc riêng,
chung ấy, anh/chị hiểu gì về đám con cháu
nhà cụ cố Hồng?
- HS trả lời.GV nhận xét
Chưa đươc lăng xê cho những mẫu thời đám tang sẽ được tung ra
→ Mừng rỡ vì có cơ hội được lăng xê những mốt y phục táo tạo nhất. Đây là cô cháu dâu thực dụng, thiếu tình người.
+ Ông phán mọc sừng (cháu rể): Bất ngờ vì được chia món tiền to cho “đôi sừng” của mình; Tính chuyện làm ăn với Xuân Tóc Đỏ.
→ Hạnh phúc vì được chia thêm tiền, thấy mình có gì trị vì đôi “sừng hươu”. Một niềm hạnh phúc quái lạ, dị thường, thể hiện là kẻ vô nhân cách, vô liêm sĩ, trục lợi.
+ Cậu tú Tân: (cháu trai): Điên người
vì cậu đã chuẩn bị sẵn sàng mấy cái máy ảnh mà mãi chưa được dùng đến.
=> Hạnh phúc vì thỏa mãn niềm đam mê.
Tú Tân là người bất hiếu, vô tâm.
+ Cô Tuyết (cháu gái): Đau khổ, mặt buồn vì “không thấy bạn giai đâu cả”; Mặc bộ y phục Ngây thơ .
→ Hạnh phúc vì được dịp khoe mình hãy còn trinh tiết. Điều đó chứng tỏ Tuyết là một cô gái hư hỏng, lẳng lơ.
=> Tang gia chỉ là cái vỏ bọc bên ngoài
để che đậy niềm hạnh phúc quái đản của bầy con cháu bất hiếu.
*/ Những người ngoài tang quyến.
+ Xuân Tóc Đỏ: “Ông cụ già chết, danh
dự của Xuân lại càng thêm to... thiếu ông đốc tờ Xuân là thiếu tất cả”
=> Hạnh phúc vì danh giá và uy tín của Xuân càng tăng cao.
+ Cảnh sát Min Đơ và Min Toa: không
có việc, “đương buồn rầu như nhà buôn
Niềm hạnh của người trong gia đình có tang
Cụ cố Hồng ...
...
Văn Minh chồng ...
...
Văn Minh vợ ...
...
Cô Tuyết ...
...
Cậu Tú Tân
...
...
Ông Phán mọc
sừng
...
...
40
Sơ đồ 2: dành cho nhóm 4,5,6
Nhận xét chung
* GV hướng dẫn cho HS nhận xét, đánh
giá, khái quát về bản chất con người,
bản chất xã hội “thượng lưu” sau khi
hoàn thành sơ đồ:
sắp vỡ nợ”, thì được thuê giữ trật tự đám tang
=> Sung sướng cực điểm vì việc đồng nghĩa có tiền.
+ Bạn cụ cố Hồng: Khoe huân huy
chương, các kiểu râu; Cảm động khi trông thấy làn da trắng của Tuyết thập thò
=> Hạnh phúc khi được khoe khoang. Những con người giả dối.
+ Sư cụ Tăng Phú: “sung sướng mà vênh váo ngồi trên một chiếc xe... nghĩ về mọi người nhận ra mình đã đánh đỏ Hội phật giáo”
=> Hạnh phúc, sung sướng vì nghĩ mình được ca tụng với thành tích oái oăm: mình là sư, nhưng vui vì đánh đổ Hội Phật giáo.
+ Đám trai thanh gái lịch: “cười tình
với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau... bằng vẻ mặt buồn rầu”
=> Vui vẻ vì có cơ hội được khoe khoang, chê bai. Chứng tỏ đều đang diễn trò bịp bợp. Thực sự là những kẻ vô văn hóa.
+ Hàng phố: ”nhốn nháo lên khen đám
ma to”=> Vui vì được xem một đám ma
to tát, một đám ma mà như đám hội.
=> Như vậy, cùng với gia đình đại bất hiếu, những kẻ đi đưa tang hợp thành những loại quái thai của xã hội.
c. Nhận xét chung
- Tác giả nhận xét: “Cái chết kia đã làm
cho nhiều người sungsướng lắm”
+ Giọng văn mỉa mai, thủ pháp cường điệu, đối lập
Niềm hạnh phúc của những người ngoài tang quyến
Xuân Tóc Đỏ ...
...
Cảnh sát Min Đơ
và Min Toa ...
...
Bạn cụ cố Hồng ...
...
Sư cụ Tăng Phú ...
...
Đám trai thanh
gái lịch
...
...
Hàng phố
...
...
41
- Hình thức: GV phát vấn , HS hoạt động
cá nhân + cặp
- HS trình bày câu trả lời. HS khác bổ sung
- GV nhận xét, chốt kiến thức
Hệ thống câu hỏi
1. Khi nhận xét về cái chết của cụ Tổ, tác
giả viết:“ Cái chết kia đã làm cho nhiều
người sung sướng lắm”. Em hiểu như thế
nào về lời nhận xét đó ? ( nội dung, giọng
điệu, thủ pháp nghệ thuật)
2. Em có nhận xét gì về niềm hạnh phúc,
niềm vui của những người trong và ngoài
tang quyến. Từ đó, em hiểu gì về họ?
3. Hãy chỉ ra điểm giống nhau giữa những
người trong và ngoài gia đình cụ cố Hồng
trước cái chết của cụ Tổ?
Với câu này GV sử dụng sơ đồ Veen. Phần
giao nhau chính là điểm giống nhau giữa
họ.
Hoạt động cặp đôi trong vòng 2 phút
GV gọi đại diện 1 cặp lên viết vào bảng
phụ do GV chuẩn bị sẵn.
Gọi cặp HS khác bổ sung nếu câu trả lời
chưa chính xác.
•
•
4. Nếu như không có cái chết của cụ Tổ thì
bản chất của những người được coi là
thuộc tầng lớp thượng lưu thành thị có bộc
lộ rõ ràng hay không? Từ đó, nhận xét cách
+ Khẳng định: cái chết của cụ Tổ đã đem đến niềm hạnh phúc tràn trề, không thể kiềm chế dành cho tất cả mọi người.
- Mọi người dù chủ hay khách đều vui vẻ,
hạnh phúc trước cái chết của cụ cố Tổ.
+ Đám con cháu nhà cụ cố Hồng: người thân mất mà họ lại hạnh phúc, vui vẻ. Đây là một lũ con cháu đại bất hiếu. Sự ngược đời này chứng thực sự tha hóa về đạo đức, họ đang làm những điều trái với lương tri, đạo lý ở đời, đang mất dầnbản chất “người”.
+ Những người ngoài tang quyến: Có những niềm hạnh phúc khác nhau. Đi đám tang những không ai quan tâm hay
có bất cứ một cảm xúc nào về người quá
cố. Dù được coi là tầng lớp “thượng lưu” nhưng thực chất đều là những kẻ giả dối, đồi bại, tha hóa về đạo đức.
=> Tất cả tạo nên bức tranh trào phúng chân thực mang đậm tính hài hước
- Điểm chung của tất cả những người trong và ngoài tang quyến: sự giả dối, vô đạo đức, lố lăng.
=> Sự tha hóa về nhân cách, băng hoại
về đạo đức không phải là hiện tượng cá biệt trong gia đình mà là bức tranh toàn cảnh về xã hội thượng lưu lúc bấy giờ.
- Nếu như không có cái chết của cụ Tổ thì bản chất của những người được coi là thuộc tầng lớp thượng lưu thành thị không bộc lộ đầy đủ. Cái chết của cụ Tổ trở thành một phép thử, một “thứ nước rửa ảnh” góp phần bộc lộ rõ bản chất giả dối, bất lương của tầng lớp xã hội thượng lưu ở thành thị trước Cách mạng tháng Tám.
Trong
GĐ
42
lựa chọn sự việc, cách mô tả sự việc của tác
giả.
5. Từ niềm hạnh phúc riêng chung đó, tác
giả muốn nói với người đọc điều gì?
6. Nhận xét nghệ thuật trào phúng của tác
giả?
-
* GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu cảnh
đưa tang
@ Tìm hiểu cách tổ chức
- GV vấn đáp HS: Đám tang cụ cố Tổđược
tổ chức theo cách nào? Mục đích của cách
tổ chức ấy?
+ HS theo dõi SGK, phát hiện, trả lời. GV
nhận xét, bổ sung
@Tìm hiểu về các sự vật, âm thanh và
những người đi đưa tang– bằng trò chơi
- GV chia lớp làm 3 đội, chuẩn bị bảng phụ
sẵn, yêu cầu các đội cửđại diện, thay nhau
lên bảng liệt kê các sự vật, âm thanh và
-> Thể hiện tài năng trong việc lựa chọn
sự việc, chi tiết rất tài tình của tác giả. Cách tái hiện sự việc độc đáo, hấp dẫn, đậm chất trào phúng.
- Thái độ của tác giả:
+ Cảnh báo về đạo đức con người đang ngày càng tha hóa. Đó chính là sản phẩm của xu hướng Âu hóa.
+ Vạch trần bộ mặt xấu xa của xã hội thượng lưu, lên án những thói đời trái với luân thường đạo lý. Đó chínhlà lời tố cáo gay gắt, mạnh mẽ của tác giả đối với xã hội xã hội thành thị nửa thực dân PK lúc bấy giờ.Đằng sau tiếng cười hài hước là
sự cay đắng, xót xa trước lẽ đời.
- Thể hiện rõ tài năng nghệ thuật trào phúng bậc thầy của tác giả: Giọng điệu mỉa mai; tạo dựng tình muống trào phúng; xây dựng thành công những chân dung biếm họa; lựa chọn chi tiết đặc sắc; phát hiện những chi tiết đối lập gay gắt cùng tồn tại trong một con người, sự vật,
sự việc; phóng đại – tạo nên những cái nghịch dị
=> Làm nổi bật tiếng cười trào phúng.