CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3. Phương pháp thực nghiệm
3.1. Chọn đối tượng thực nghiệm
Quá trình thực nghiệm của tôi được tiến hành tại trường THPT Nguyễn Sỹ Sách ở các lớp tôi đang tiến hành giảng dạy khối 11. Tôi đã chọn 2 lớp: 1 lớp đối chứng và 1 lớp thực nghiệm để dạy.
Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
Lớp Số học sinh Lớp Số học sinh
11C1 42 11c5 40
Bảng 1: Các lớp và số học sinh tham gia thực nghiệm
Như vậy lớp thực nghiệm và đối chứng có tương đương nhau về sĩ số, tôi tiến hành điều tra chất lượng ban đầu của hai lớp qua kết quả năm 2019-2020.
Lớp Sĩ
số
Kết quả môn Văn 1 năm học 2019 -2020
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
11C1 42 7 16,6 22 52,4 13 31 0 0
11c5 40 6 15 19 47,5 15 37,5 0 0
Bảng 2: Bảng thống kê kết quả năm học 2019-2020 của lớp ĐC và TN
Qua kết quả học hai lớp ĐC và TN gần tương đương nhau. Loại giỏi ở lớp
ĐC và TN là: (16,6% và 15%) Khá là(52,4% và 47,5%), TB là (31% và 35% không có học sinh điểm yếu bộ môn.
Thời gian thực nghiệm là học kì I năm học 2020-2021: Tuần 12
3.2. Nội dung thực nghiệm.
Cả hai lớp này đều được dạy cùng một bài: “Chí Phèo” của Nam Cao
3.3. Tiến hành dạy thực nghiệm
- Lớp thực nghiệm: Tổ chức HĐTN sân khấu hóa trích đoạn “Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở, hoạt động nhóm kết hợp với việc sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại (máy tính, máy chiếu…)
- Lớp đối chứng: Sử dụng chủ yếu các phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình, đàm thoại, gợi mở..)
Sau khi sử dụng HĐTN sân khấu hóa cho trích đoạn “Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở” trong bài Chí Phèo, tôi đã tiến hành khảo sát ở cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng cùng thời điểm với câu hỏi .
Em có yêu thích HĐTN trong bài Chí Phèo không? Hãy đánh dấu X vào một lựa chọn sau.
1. Yêu thích
2. Không yêu thích
3. Bình thường
4. Ý kiến khác
Sau khi điều tra, tôi sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu và thu được kết quả như sau:
Lớp Sĩ
số
Kết quả khảo sát Yêu thích Không yêu thích Bình thường Ý kiến khác
SL % SL % SL % SL %
Lớp thực
nghiệm 11C1 42 35 83 5 12 2 5 0 0
Lớp đối
chứng
11c5
40 10 25 22 55 7 17 1 3
Bảng 3: Tổng hợp kết quả thực nghiệm
Ngoài ra tôi tiến hành khảo sát ở 5 GV dạy bộ môn Văn ở trường tôi công tác
về thực hiện HĐTN trong dạy Văn qua năm học: 2019- 2020 và thu được kết quả dưới đây:
Năm học Kết quả
Sử dụng Sử dụng Tiếp tục Không Sử dụng
hiệu quả hiệu quả
không cao
thực hiện
và nhân rộng
tiếp tục sử dụng
có cải tiến
2019-2020 5/5
100%
0/5 0%
4/5 80%
0/5 0%
1/5 20%
Bảng 4: Bảng khảo sát ý kiến của giáo viên
3.4. Kết quả thực nghiệm
Qua phân tích kết quả thực nghiệm tôi thấy tính hiệu quả của đề tài.
* Về phía HS: Với việc sử dụng HĐTN các em tiếp nhận một sự trải
nghiệm đầy thú vị trong chính lớp học của mình. Các em học tập sôi nổi, hào hứng, thú vị hơn. Các em được chủ động tiếp cận văn bản, thâm nhập vào thế giới của tác phẩm, nắm bắt hồn cốt của tác phẩm, giúp các em có thể đồng sáng tạo với nhà văn
và tạo ra sân chơi bổ ích. HĐTN giúp các em được bày tỏ quan điểm, thái độ và cách nhìn mới mẻ. Nhiều HĐTN giúp các em thể hiện được năng khiếu, phát huy năng lực, sở trường của bản thân. Với những lớp không áp dụng phương pháp của
đề tài, giờ học uể oải, hiệu quả thấp.
* Một số ý kiến của HS:
Em Nguyễn Thị Lệ lớp 11C1 sau khi được sử dụng HĐTN đã bộc bạch:
“Em rất thú vị với tiết học có HĐTN như thế này, vì chúng em được hóa thân vào nhân vật. Giờ văn có HĐTN thật sôi nổi không giống với giờ văn trước đây rất nhàm chán cô giảng, trò nghe”
Em Nguyễn Thị Vân Dung lớp 11C1 thì có ý kiến: “Qua tiết học này em có
cơ hội được đóng kịch cùng các bạn, giúp tình bạn trong lớp càng thêm bền chặt và gắn bó. Được cùng các bạn trải qua những khoảng thời gian luyện tập vất vả để tạo
ra một sản phẩm thật tốt. Đây là một PPDH rất ý nghĩa và bổ ích cho học sinh, chúng em vừa học vừa được sống với tác phẩm. Giờ học trở nên cuốn hút. Em rất thích những tiết học như thế này”
Em Nguyễn Toại Tâm 11C1: “Em cảm thấy vui hơn. Cả lớp học tập rất hứng thú, sôi nổi tham gia xây dựng bài. Những giờ học như thế này chúng em mới có
cơ hội bộc lộ sở trường, được thoái mái bộc lộ quan điểm”
* Về phía GV: Trước đây họ rất ngại áp dụng HĐTN vì phải chuẩn bị công
phu, mất thời gian, mất công sức. Tuy nhiên sau khi tổ chức HĐTN thì phấn lớn giáo viên đã thống nhất cao và đồng thuận ý kiến tiếp tục tổ chức và nhân rộng hơn.
Như vậy, qua kết quả trên cho thấy việc sử dụng HĐTN vừa phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo, vừa phát triển được năng lực, phẩm chất
nghĩ, tự khám phá của học sinh. Với những kết quả đó, chúng tôi có thể khẳng định rằng tổ chức hoạt động trải nghiệm theo các hình thức này sẽ là cơ sở, là điều kiện
để nâng cao chất lượng dạy học cũng như tạo được hứng thú và niềm đam mê văn chương của học sinh.
PHẦN KẾT LUẬN
1. Những đóng góp của đề tài
1.1. Tính mới của đề tài
Đề tài đã hệ thống được các cách thức tổ chức HĐTN sáng tạo trong giờ học đọc hiểu văn xuôi 1930-1945 để phát triển năng lực, phẩm chất, tạo hứng thú cho học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn.
1.2. Tính hiệu quả của đề tài
Đề tài được trình bày rõ ràng, dễ áp dụng trong dạy học. Đề tài có thể áp dụng cho các tác phẩm văn xuôi khác hoặc trong chương trình ngoại khóa. Qua những năm gần đây tác giả và các đồng nghiệp trong trường đã thể nghiệm phương pháp này. Điều mà chúng tôi nhận thấy rất rõ ràng là không những giáo viên mà cả học sinh đều rất hứng thú trong giờ học. Chính vì vậy, hiệu quả trong giờ học được nâng lên một cách rõ rệt, học sinh vừa nắm kiến thức bài học vừa được sống với tác phẩm văn học. Ngoài ra, việc tổ chức các HĐTN kết hợp với các phương pháp dạy học hiện đại, HS có nhiều cơ hội để thể hiện năng khiếu của bản thân, ngày càng tự tin hơn trong các hoạt động tập thể.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài tác giả nhận thấy có một số khó khăn, vướng mắc. Chương trình Ngữ văn hiện hành đang có nhiều bài học khó và kiến thức quá nặng nên việc thiết kế và tổ chức khó thực hiện vì không đủ thời gian. Trong khi đó do tâm lí từ các nhà quản lí giáo dục, giáo viên đang xem nhẹ môn học nên “ngại đầu tư”, “ngại chuẩn bị”, bản thân học sinh chưa tích cực hợp tác dẫn đến quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn.