Các Biện pháp quản lý, kỹ thuật nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra sự cố

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT CỦA CÔNG TY CP BỆNH VIỆN ĐA KHOA HƯNG HÀ (Trang 20 - 26)

Nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu khả năng xảy ra sự cố, đảm bảo độ ổn định cho sử dụng hóa chất, các bộ phận trong Bệnh viện luôn đảm bảo việc thực hiện các biện pháp sau:

2.2.1. Nâng cao nhận thức về an toàn

Trên thực tế, nhận thức về an toàn lao động, đặc biệt liên quan tới quá trình làm việc, tiếp xúc với hóa chất của nhân viên còn chưa cao. Trong khi đó, các thống kê về tai nạn lao động cho thấy có tới trên 90% số vụ tai nạn lao động liên quan trực tiếp tới con người.. Bệnh viện luôn đặt vấn đề đảm bảo an toàn lao động như là một phần trong kỷ luật lao động chung và thường xuyên áp dụng các biện pháp xử lý thích đáng đối với các hành động được coi là vi phạm an toàn. Các biện pháp này có tác dụng tích cực trong việc xây dựng tác phong luôn luôn tuân thủ quy định của nhân viên trong quá trình làm việc tại Bệnh viện.

2.2.2. Đào tạo nhân viên và thực hiện diễn tập

Các nhân viên luôn được đào tạo sử dụng thiết bị và các kỹ năng khác sau khi được Bệnh viện tuyển dụng. Ngoài ra, Bệnh viện sẽ tiếp tục tổ chức đào tạo về an toàn hóa chất cho cán bộ kỹ thuật, nhân viên trực tiếp làm việc tại khu vực có sử dụng hóa chất, các cán bộ phụ trách an toàn – môi trường và nhân viên cứu hỏa của Bệnh viện. Các

cơ quan chức năng gồm Sở Công thương tỉnh Hưng Yên, Cảnh sát PCCC tỉnh Hưng Yên

sẽ thực hiện đào tạo cho cán bộ nhân viên viên theo định kỳ.

Nội dung đào tạo bao gồm:

- Các khái niệm cơ bản.

- Các mối nguy hiểm khi làm việc với hóa chất.

- Các yêu cầu và quy định bắt buộc khi làm việc, tiếp xúc với hóa chất.

- Trách nhiệm của người lao động đối với công tác an toàn.

- Phân tích và giảng giải về: Các phương pháp bảo quản, vận chuyển, sử dụng hóa chất nguy hiểm, biện pháp sơ cứu, biện pháp xử lý tình huống khi xảy ra sự cố.

Ngoài phần lý thuyết, người lao động được hướng dẫn thực hành tại chỗ:

- Cách thức sử dụng thiết bị bảo hộ lao động phù hợp.

- Giảng giải chi tiết về biện pháp ứng phó khi sự cố hóa chất xảy ra (vai trò của mỗi bộ

phận, tình huống xảy ra và hành động ứng phó phù hợp).

- Cách thức kiểm tra, giám sát, lập báo cáo khi có sự cố.

- Phân tích các sự kiện gần tai nạn để rút kinh nghiệm.

Bên cạnh đó, người lao động nói chung tại Bệnh viện cũng được phổ biến thông tin về các biện pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu tối đa trường hợp xảy ra sự cố hóa và hạn chế thiệt hại không đáng có.

2.2.3. Biện pháp, điều kiện cần áp dụng khi sử dụng, thao tác với hóa chất

- Tránh tiếp xúc với da, mắt và quần áo. Dập tắt mọi ngọn lửa trần. Không hút thuốc. Loại bỏ các nguồn gây cháy. Tránh các tia lửa. Tích tụ tĩnh điện có thể phát sinh trong quá trình bơm. Phóng tĩnh điện có thể gây cháy. Đảm bảo tính liên tục của dòng điện bằng cách nối và tiếp đất tất cả các thiết bị.Hạn chế tốc độ tuyến trong khi bơm để tránh phát sinh hiện tượng phóng điện (≤10m/giây). Tránh để bắn tung tóe khi tiếp (bơm). Không sử dụng khí nén để tiếp (bơm), hút, hay xử lý tác nghiệp. Giữ cho nhiệt độ của thiết bị bơm bằng với nhiệt độ môi trường xung quanh.

2.2.4. Biện pháp đảm bảo an toàn cho nhân viên khi làm việc với hóa chất

a. Các biện pháp hạn chế tiếp xúc cần thiết

Mức độ bảo vệ và cách thức kiểm soát cần thiết sẽ thay đổi tùy theo điều kiện phơi nhiễm tiềm ẩn. Lựa chọn cách thức kiểm soát dựa trên đánh giá rủi ro của hoàn cảnh tại chỗ. Các biện pháp thích hợp bao gồm: Tạo sự thông gió phù hợp trong các khu vực lưu trữ. Sử dụng các hệ thống được lắp càng kín càng tốt.Sự thông gió chống nổ phù hợp để kiểm soát sự ngưng đọng trong không khí ở dưới hướng dẫn/giới hạn sự tiếp xúc.Khuyến cáo nên có thông gió để thoát khí.

b. Các phương tiện bảo hộ cá nhân khi làm việc

Trang bị bảo vệ cá nhân (PPE) phải thỏa mãn các tiêu chuẩn của quốc gia.

+ Bảo vệ mắt: Kính bảo hộ chống bắn dính hóa chất (kính bảo hộ đơn).

+ Bảo vệ thân thể: Sử dụng quần áo bảo hộ có khả năng kháng hóa chất.

+ Bảo vệ tay: Tính thích hợp và độ bền của găng tay phụ thuộc vào cách sử dụng,

chẳng hạn tần suất và thời gian tiếp xúc, độ bền hóa chất của vật liệu làm găng tay, độ dày của găng tay, độ dẻo.

+ Bảo vệ chân: Giầy và ủng an toàn cũng cần phải có khả năng kháng hóa chất.

+ Bảo vệ cơ quan hô hấp: Nếu các kiểm soát kỹ thuật không duy trì nồng độ trong không khí đến một mức phù hợp để bảo vệ sức khỏe nhân viên, hãy chọn thiết bị bảo vệ phù hợp với các điều kiện sử dụng cụ thể và đáp ứng các điều luật tương ứng. Hãy kiểm tra với những nhà cung cấp thiết bị bảo vệ hô hấp.Khi dụng cụ thở có lọc khí thích hợp, chọn mặt nạ và bộ lọc phù hợp.Chọn một bộ lọc phù hợp cho các khí và hơi hữu cơ.Khi dụng cụ thở có lọc khí không thích hợp (ví dụ như nồng độ trong không khí cao, nguy cơ thiếu ôxy, không gian hạn chế) sử dụng dụng cụ thở có áp suất.

c. Các biện pháp vệ sinh

Sau khi làm việc với hóa chất, người lao động rửa sạch tay chân hoặc tắm rửa với

xà phòng nếu cần thiết. Nên sử dụng chất làm ẩm không có mùi thơm để rửa tay.

2.2.5. Biện pháp đảm bảo an toàn tại khu vực sử dụng hóa chất

a. Phòng tránh sự cố cháy nổ hóa chất

- Thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của máy móc, thiết bị.

- Có nội quy vận hành máy móc thiết bị theo đúng quy trình.

- Có biển cảnh báo nguy hiểm tại các khu vực có sử dụng hóa chất.

b. Phòng tránh sự cố rơi, vãi, tràn, đổ hóa chất

- Thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của máy móc, thiết bị.

- Thực hiện thay mới trang thiết bị khi có sự cố. Không sử dụng các loại thiết bị không

đảm bảo an toàn.

- Vận hành dây chuyền theo đúng quy trình, nhân viên vận hành thường xuyên theo dõi mức hóa chất trong các thiết bị đang hoạt động, các thiết bị phối trộn, thiết bị phối trộn cao tốc, kết hợp với đo lượng hóa chất trong thiết bị để bổ sung đúng quy định.

c. Phòng ngừa hóa chất văng bắn

- Không quăng vứt, va chạm làm đổ vỡ, không được ôm vác hóa chất nguy hiểm trực tiếp vào các bộ phận của cơ thể.

- Định kỳ kiểm tra nhân viên vận hành về quy trình vận hành tại từng công đoạn như: Bơm

rót, sang chiết, khuấy trộn hóa chất.

2.2.6. Biện pháp đảm bảo an toàn tại kho chứa hóa chất

a. Phòng ngừa cháy nổ hóa chất

- Bảo quản hóa chất theo đúng quy định của nhà sản xuất.

- Sắp xếp hóa chất theo đúng quy định, không để tình trạng các hóa chất có thể phản ứng

với nhau xếp gần nhau.

- Hệ thống chiếu sáng kho thường xuyên được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ theo quy định.

b. Phòng ngừa rơi vãi hóa chất

- Thường xuyên kiểm tra số lượng, chủng loại hóa chất, khối lượng tồn của từng loại hóa

chất, dán nhãn cảnh báo, nhãn an toàn hóa chất theo quy định cho từng loại hóa chất.

- Kiểm tra các dụng cụ, thiết bị chứa. Không sử dụng các loại dụng cụ không đúng quy

định, quy chuẩn của từng loại hóa chất.

- Khi có sự cố rò rỉ hóa chất phải phối hợp với đơn vị chức năng của Bệnh viện cũng như

cơ quan chức năng tại địa phương để kịp thời xử lý.

- Thực hiện thay mới thiết bị, thùng chứa định kỳ khi tình trạng kỹ thuật suy giảm đến

thông số thiết kế. Không sử dụng các thiết bị không đảm bảo kỹ thuật an toàn.

- Sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động như: mặt nạ phòng độc, áo bảo hộ, găng tay cao su, ủng, kính bảo hộ khi làm việc với hóa chất.

c. Phòng ngừa nguy cơ ăn mòn

- Không để các vải lau, giẻ bẩn dính dầu mỡ, hóa chất trong nhà chứa.

- Thực hiện công tác kiểm tra khi tiến hành sản xuất, kiểm tra các đầu dò, vị trí đấu nối,

trang thiết bị cần cho quá trình PCCC.

- Thực hiện thay mới trang thiết bị khi có sự cố. Không sử dụng các loại thiết bị không

đảm bảo an toàn.

- Thường xuyên giữ cho kho luôn khô ráo, thông thoáng, có hệ thống thông gió tự nhiên,

thường xuyên theo dõi độ ẩm và nhiệt độ.

- Lưu trữ đúng quy định cho từng loại hóa chất.

- Khi hóa chất bị rò rỉ phải tiến hành dọn vệ sinh theo đúng quy định.

d. Phòng ngừa hóa chất văng bắn

- Việc tháo, dỡ, di chuyển hóa chất trong phải đúng quy định. Trước khi tiến hành xếp dỡ, người phụ trách xếp, dỡ phải kiểm tra bao bì, nhãn hiệu và trực tiếp điều khiển hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn.

- Không xếp các loại hóa chất có khả năng phản ứng với nhau, kỵ nhau, hoặc cách chữa

cháy khác trong cùng một chỗ.

- Không quăng vứt, va chạm làm đổ vỡ, không được ôm vác hóa chất nguy hiểm vào

người.

- Định kỳ tổ chức huấn luyện, kiểm tra nhân viên vận hành về quy trình vận hành tại từng

công đoạn như: Bơm rót, sang chiết sản phẩm từ thiết bị vào các thùng chứa.

- Sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động như: Mặt nạ phòng độc, áo bảo hộ, găng tay cao su, ủng, kính bảo hộ khi làm việc với hóa chất.

2.2.7. Biện pháp sơ cứu y tế khi xảy ra sự cố hóa chất

- Trường hợp tai nạn tiếp xúc theo đường mắt:Thận trọng rửa mắt ngay bằng nước sạch.

Tháo bỏ kính áp tròng đang đeo nếu thấy dễ dàng. Sau đó tiếp tục rửa mắt bằng nước sạch trong ít nhất 15 phút trong khi giữ cho mí mắt hở. Chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế

gần nhất để có các chăm sóc tiếp theo.

- Trường hợp tai nạn tiếp xúc trên da:Trong trường hợp tiếp xúc, cởi bỏ ngay quần áo bị

dính hóa chất. Rửa sạch khu vực tiếp xúc với nhiều nước ít nhất trong 15 phút. Xoa kem làm mềm da. Có thể sử dụng nước lạnh. Quần áo nhiễm bẩn phải được tẩy rửa trước khi

sử dụng lại. Trong trường hợp nặng, rửa với xà phòng khử trùng và xoa kem chống khuẩn

và gọi trợ giúp từ y tế.

- Trường hợp tai nạn tiếp xúc theo đường hô hấp: Chuyển nạn nhân ra khỏi khu vực nguy

hiểm tới nơi thoáng khí, để nạn nhân ở tư thế dựng nửa người. Nếu nạn nhân khó thở cho nạn nhân thở bình oxi. Phải hô hấp nhân tạo ngay nếu nạn nhân ngừng thở. Nếu nạn nhân

chưa phục hồi nhanh chóng thì chuyển ngay tới phòng cấp cứu.

- Trường hợp tai nạn theo đường tiêu hóa: Nghiêm cấm mọi hành vi cho nạn nhân nôn

mửa cưỡng bức hoặc đưa bất kỳ vật vì vào miệng nạn nhân. Nếu nạn nhân ói, giữ cho đầu thấp hơn hông để tránh hít vào. Sau đó lập tức chuyển nạn nhân tới phòng cấp cứu để

có sự điều trị của bác sĩ.

Khi chuyển nạn nhân tới phòng cấp cứu để điều trị, nên mang theo MSDS (phiếu

an toàn hóa chất) của hoại hóa chất mà nạn nhân tiếp xúc/hít/nuốt phải.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT CỦA CÔNG TY CP BỆNH VIỆN ĐA KHOA HƯNG HÀ (Trang 20 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w