VI.NHỮNG LỢI ÍCH CỦA CÁCH TÍNH THEO CHỈ TIÊU NEW GDP
-Năm 1993, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 183/TTg về chuyển đổi từ hệ thống các bảng cân đối vật chất (MPS) sang hệ thống các tài khoản quốc gia (System of National Accounts - SNA) theo chuẩn mực của Liên hiệp quốc (LHQ), từ đó tổng cục thống kê (TCTK) áp dụng phương pháp tính toán GDP theo hướng dẫn của LHQ. LHQ
đưa ra ba phương pháp tính toán GDP, đó là phương pháp sản xuất, phương pháp chi tiêu
cuối cùng và phương pháp thu nhập.
- Việt Nam sử dụng cách tính GDP như sau:
*Việc áp dụng phương pháp nào trong biên soạn GDP phụ thuộc vào tính sẵn có của thông tin, khả năng tiếp cận thông tin, nguồn lực phân bổ cho quá trình thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin.
+ TCTK tính toán và công bố GDP theo phương pháp sản xuất và phương pháp sử dụng theo quý và năm. GDP theo phương pháp thu nhập được tính toán và công bố 5 năm một lần khi tiến hành thu thập thông tin để lập bảng cân đối liên ngành cho toàn bộ nền kinh tế.
+ Để biên soạn GDP theo phương pháp thu nhập, đòi hỏi khối lượng thông tin lớn và chi tiết từ điều tra doanh nghiệp chuyên sâu, liên quan đến nhiều lĩnh vực và nhiều nguồn khác nhau mà nguồn thông tin hiện tại không thể đáp ứng để áp dụng phương pháp này theo quý và năm, nên tính toán GDP theo phương pháp thu nhập được thực hiện 5 năm/lần.
+Còn tính toán GDP hàng quý, hàng năm, thì sử dụng phương pháp sản xuất do nguồn thông tin thu thập từ sản xuất thường chính xác, đầy đủ hơn so với nguồn thông tin
về cầu phục vụ cho biên soạn GDP theo phương pháp sử dụng.
-Tuy nhiên, trên thực tế từ khi áp dụng SNA của LHQ đến nay, Việt Nam chỉ tính và công bố chỉ tiêu GDP theo phương pháp sản xuất. Ngay cả khi chỉ tính theo phương pháp này, cách làm của Việt Nam cũng còn nhiều chỗ chưa phù hợp với chuẩn mực của LHQ. Chẳng hạn, nhiều chuyên gia nghi ngờ rằng TCTK tính toàn bộ lãi trả tiền vay ngân hàng vào GDP mà không phân bổ lên chi phí trung gian một phần (phân bổ fisim), hoặc GDP của Việt Nam không trừ đi khoản trợ cấp như chuẩn mực của LHQ. Những điều này đã làm GDP lớn hơn thực chất một khoản không nhỏ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời câu hỏi được chất vấn tại ngày họp chiều hôm 8/11/2019.
- Tại phiên họp chiều ngày 8/11/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng cần phải tính lại quy mô GDP, tránh việc bỏ sót nhiều khu vực kinh tế và chưa theo thông lệ quốc tế. Việc thay đổi cách tính mới sẽ giúp quan sát những khu vực kinh tế mà trước kia Việt Nam bỏ sót như 76.000 doanh nghiệp quốc phòng, an ninh và số lượng lớn hộ kinh doanh cá thể… Nhưng, sau năm 2020, Việt Nam mới áp dụng cách tính mới.
Ví dụ: Ở các nước mua một cây rau, quả trứng hay một gói mì cũng có hoá đơn, còn ở
nước ta mua tivi, xe máy… nhiều trường hợp không có chứng từ. Hằng năm, chúng ta mua rất nhiều ôtô, nhà cửa, đất đai... nhưng thu thuế không được bao nhiêu.
=>Việc tính toán lại GDP là rất cần thiết. Và những lợi ích của cách tính theo chỉ tiêu New GDP là: Thu nhập bình quân đầu người theo cách tính mới (chưa công bố) tăng từ
2.590 USD lên 3000 USD (~15,8%). Với dân số hiện nay vào khoảng 97,53 triệu người thì quy mô GDP của cả nền kinh tế tăng từ 253 lên 293 tỷ USD (tăng 40 tỷ USD) theo cách tính mới. (Năm 2019)
-Đây cũng là cơ sở để một số chuyên gia nhận định, sau khi đánh giá lại, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng tính theo GDP như bội chi, nợ công, thu ngân sách nhà nước, nợ nước ngoài, GDP/đầu người, chỉ số ICOR, năng suất lao động… sẽ tích cực hơn. Điều này có nghĩa là:
1.Việt Nam sẽ chính thức vượt qua Lào trên bảng xếp hạng thu nhập của Ngân hàng Thế giới (Theo tổ chức này, năm 2018 GDP/người của Lào là 2.568 USD còn của Việt Nam là 2.564 USD), góp phần cải thiện hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế.
2. Nợ công sẽ giảm từ 58,4% GDP hiện nay xuống còn khoảng 50,4% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia giảm từ 46,0% GDP hiện nay xuống còn dưới 40,0%. Xếp hạng tín
nhiệm của quốc gia cũng theo đó mà tăng lên. So với trần nợ công 65% GDP thì Chính phủ còn rất nhiều dư địa để vay nợ.
3. Góp phần làm giảm thặng dư tài khoản vãng lai/GDP và can thiệp mua vào ngoại tệ/GDP. (hai trong ba tiêu chí mà chính quyền của ông Donald Trump đang sử dụng để xác định một quốc gia thao túng tiền tệ để từ đó trừng phạt thương mại.)
4. Giảm thâm hụt ngân sách/GDP. Nếu Quốc hội duy trì hạn mức thâm hụt 3,6% GDP như hiện nay thì Chính phủ sẽ có thêm 3,6%*40=1,44 tỷ USD để chi tiêu trong năm
2019. Các năm sau cũng thế.
5. Phần tăng thêm theo cách tính mới này chủ yếu đến từ khu vực phi chính thức (không/chưa quan sát được). Do vậy, khi sử dụng kết quả mới thì các tiêu chí phản ánh quy mô của khu vực công như quy mô của doanh nghiệp nhà nước, đầu tư công,... tính theo tỷ lệ với GDP sẽ giảm xuống. Góp phần giúp Việt Nam được công nhận là nền kinh
tế thị trường nhanh hơn.
6. Giúp năng suất lao động - yếu tố quyết định mức sống trong dài hạn nhưng lại là điểm yếu của Việt Nam - tăng đáng kể.
7. Với mức GDP cao hơn sẽ làm lành mạnh hệ thống tài chính tiền tệ của Việt Nam bởi khi đó các chỉ tiêu như tỷ lệ tín dụng/GDP, cung tiền/GDP, nợ xấu/GDP,... sẽ giảm
xuống.
Theo TCTK, đánh giá lại quy mô GDP dẫn tới quy mô của nền kinh tế và GDP bình quân đầu người tăng, bức tranh kinh tế của đất nước được nhận dạng sát thực và rõ nét hơn, đặc biệt bức tranh tiêu dùng của nền kinh tế. Bên cạnh đó, quy mô của nền kinh tế
và GDP bình quân đầu người tăng, kinh tế vĩ mô cùng với hệ thống chính trị và an ninh
ổn định, nước ta tham gia sâu rộng vào các hợp tác song phương và đa phương đã, đang nâng tầm vị thế của nước ta trên trường quốc tế.
GDP bình quân tăng trên giấy, "nồi cơm" của người dân không thay đổi?
GDP bình quân đầu người ở Việt Nam tăng lên 3000 USD, nhưng theo nhiều chuyên gia cần công bố cách tính rõ ràng, chi tiết.
Mua bán hàng hóa ở chợ và siêu thị
-Việc thay đổi cách tính GDP chỉ mang tính hình thức. Tức là thay đổi về mặt danh nghĩa còn thực chất thu nhập của nền kinh tế vẫn không hề thay đổi, thực tế trước là 10 đồng thì nay vẫn là 10 đồng chứ không phải thay đổi cách tính thì thu nhập bình quân đầu người của nền kinh tế được tạo thêm ra.
-Chỉ khác nhau ở chỗ, trước kia nền kinh tế có 10 đồng thì chúng ta mới chỉ đưa vào con số chính thức 7 đồng, còn lại 3 đồng không được tính hay nói ví von “để ngoài sổ sách” thì nay chúng ta sẽ đưa vào tính toán chính thức để tính GDP.
Ví dụ: Người tiêu dùng mua quần áo, mua rau, thịt, cá… trong các siêu thị lớn có hóa
đơn thì đã được xác thực đưa vào tính GDP (7 đồng), và bây giờ TCTK chỉ lấy thêm số người tiêu dùng mua quần áo, mua rau, thịt, cá…ở chợ hay ổ bánh mì, ly cà phê,… được bán ở vỉa hè vào mục tính GDP (thêm 3 đồng).
=>Nếu như vậy thì bản chất là thu nhập bình quân đầu người không thay đổi mà chỉ
thay đổi con số hình thức. Người dân trước đây sống như thế nào thì nay cũng vẫn sẽ như thế, đời sống không cải thiện hơn. Chứ không phải với cách tính mới GDP tăng thêm thì
New GDP tác động tích cực lên cơ cấu kinh tế của Việt Nam
Đánh giá lại quy mô GDP phản ánh cơ cấu kinh tế của 3 khu vực thay đổi. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản (Khu vực I) năm 2017 chiếm tỷ trọng 15,34% theo số liệu
đã công bố giảm xuống 12,93% theo số liệu đánh giá lại (giảm 2,41 điểm phần trăm). Trong đó: Cơ cấu kinh tế của khu vực công nghiệp và xây dựng (Khu vực II) tăng 1,99 điểm phần trăm, từ 33,4% theo số liệu đã công bố lên 35,39 theo số liệu đánh giá lại; Cơ cấu kinh tế khu vực dịch vụ (Khu vực III) tăng 1,32 điểm phần trăm, từ 41,26% theo số liệu đã công bố lên 42,58% theo số liệu đánh giá lại; Cơ cấu giá trị tăng thêm của khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản giảm nhanh từ 15,38% năm 2010 xuống còn 12,93% năm 2017. Trong khi đó, khu vực công nghiệp xây dựng và khu vực dịch vụ tăng thêm lần lượt là 35,39% và 42,58%.
Cơ cấu GDP sẽ bị thay đổi do tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch
vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông – lâm – thủy sản. Bức tranh cơ cấu kinh tế thay đổi tác động tới điều chỉnh chính sách tài khóa, đầu tư, tín dụng đối với mục tiêu phát triển của 3 khu vực kinh tế và các ngành kinh tế trong từng khu vực hướng tới mục tiêu đến năm
2030 nước ta trở thành nước công nghiệp thuộc nhóm dẫn đầu các nước có thu nhập trung bình cao.
-Một số tác động khác
Khi quy mô GDP và GDP bình quân đầu người tăng lên có thể làm tăng đóng góp của Việt Nam cho các tổ chức quốc tế mà hiện nay Việt Nam là thành viên. Sự ưu đãi về kinh
tế từ các tổ chức tài chính quốc tế không còn như những năm trước, chính sách cho Việt Nam vay cũng sẽ thay đổi như vay vốn ODA, vay ưu đãi sẽ ngặt nghèo hơn.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
-Theo dự báo của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 là 1,8%, cao hơn so với dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). ADB phân tích, Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ sự chuyển hướng sản xuất đang dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam; sự phục hồi nền kinh tế Trung Quốc và các Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA).
-Trong bản cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 10 năm 2020 của Ngân hàng Thế giới (WB), cơ quan này khẳng định, trong tương lai kinh tế Việt Nam có thể phục hồi nhanh hơn.
+Các dẫn chứng của WB cho thấy, Việt Nam là một trong những nền kinh tế hiếm hoi tăng trưởng dương trong khi cả thế giới đang phải gánh chịu tăng trưởng tồi tệ chưa từng
có. Theo đó, lạm phát được giữ vững dưới 4%, thặng dư thương mại lớn gần 17 tỷ USD, đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn cao.
+Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam được duy trì và củng cố từ quý II/2020 sang quý III/2020, khi chỉ số sản xuất công nghiệp và doanh thu bán lẻ đều tăng gấp đôi. Dù tỷ lệ lao động có việc làm giảm, thất nghiệp và thiếu việc làm gia tăng song điều kiện của thị trường lao động đang trở lại bình thường cũng là tín hiệu vui cho kinh tế Việt Nam.
+Lạm phát trong tháng 9 là 3,2%, giảm so với tháng 7 và tháng 8, tín dụng ở mức 10,2%, áp lực khiến ngành ngân hàng giảm lợi nhuận năm 2020.
+Trong khi đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng 9 đạt 1,65 tỷ USD, tăng
so với số vốn 720 triệu USD của tháng 8/2020, thương mại hàng hóa thặng dư 16,8 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm...
-Theo WB, đây là những tín hiệu cho thấy, trong tương lai, sự phục hồi kinh tế của Việt Nam được củng cố và trở nên mạnh mẽ hơn, tốc độ tăng trưởng GDP có thể đạt 2,5- 3,0% vào năm 2020 (WB dự báo là 2,8%).
-Nhiều chuyên gia tài chính cũng đưa ra những nhận định tích cực về triển vọng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam năm nay:
+Chiến lược gia trưởng Ruchir Sharma của Morgan Stanley thậm chí còn cho rằng, Việt Nam có thể trở thành "kỳ tích châu Á" tiếp theo. "Việc kiểm soát thành công đại dịch Covid-19 cho phép Việt Nam nhanh chóng khôi phục hoạt động kinh tế. Trong khi nhiều quốc gia đối mặt với sụt giảm kinh tế nghiêm trọng, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng ở mức 3%/năm. Đặc biệt, sự tăng trưởng đó được thúc đẩy bởi thặng dư thương mại kỷ lục trong bối cảnh thương mại toàn cầu suy giảm", ông Sharma đánh giá.
+Theo báo cáo triển vọng kinh tế Đông Nam Á của Viện Kế toán Công chứng Anh và
xứ Wales (ICAEW), tăng trưởng kinh tế trên toàn khu vực Đông Nam Á dự kiến sẽ chậm lại ở mức 4,2% vào năm 2020, do tác động của dịch COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng đến
du lịch, làm gián đoạn chuỗi cung ứng khu vực và giảm chi tiêu hộ gia đình. Tuy nhiên, tăng trưởng dự kiến sẽ tăng trở lại 5% vào năm 2021, nhờ các chính sách vĩ mô phù hợp
và kích thích tài khóa.
Nền kinh tế Việt Nam cũng được dự kiến sẽ tăng trưởng trở lại sau một năm hứng chịu đại dịch COVID-19 và các cơn bão gây lũ lụt nặng nề.
IAEW dự báo tăng trưởng kinh tế trên toàn khu vực Đông Nam Á