1. Tuyển dụng nhân sự
Nhân sự là một trong những yếu tố quan trọng góp phần cho các hoạt động phát triển của công ty, là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của cả một doanh nghiệp. Tất cả những vấn đề liên quan đến nhân sự, đặc biệt là tuyển dụng nhân sự cho doanh nghiệp luôn được quan tâm chú trọng hàng đầu. Và nhằm đảm bảo bộ máy tổ chức của một doanh nghiệp được vận hành chuyên nghiệp thì bước đầu tiên mà đội ngũ các nhà quản lý, lãnh đạo trong doanh nghiệp cần làm đó là xây dựng một kế hoạch tuyển dụng nhân sự với quy trình rõ ràng, chi tiết để đội ngũ nhân sự có thể triển khai tuyển dụng một cách hoàn hảo và phù hợp nhất với tình hình thực tế của nhân lực trong doanh nghiệp.
Bước 1: Xác định nhu cầu tuyển dụng nhân lực
Xác định nhu cầu nhân lực cho nhân sự muốn đi đúng hướng cần nắm rõ mục đích hoạt động, kế hoạch phát triển tương lai gần của doanh nghiệp. Đâu là mục tiêu cần triển khai thực hiện để có thể hoàn thành được kế hoạch chung của doanh nghiệp? Quy mô nhân sự như thế nào là hợp lý, có cần thay đổi gì không? Dựa trên cơ sở các thông tin mà bạn nghiên cứu phía trên, người lập kế hoạch có thể xác định nhanh chóng những con số cụ thể
về nhu cầu nhân lực: số lượng, chất lượng và thời gian cần tuyển dụng.
Bước 2: Thực hiện đánh giá tổng quan tình hình nhân sự công ty
Bước tiếp theo sau khi thực hiện xác định nhu cầu nhân sự, phòng nhân
sự cần triển khai đánh giá thực trạng hiện tại của đội ngũ nhân sự trong công ty và đảm bảo tính khách quan nhất dựa vào thực tế công việc, chính sách đãi ngộ, văn hóa doanh nghiệp. Đánh giá tổng quản tình hình nhân sự công ty giúp cho doanh nghiệp nhìn ra được sự biến động nhân
sự công ty đang ở mức độ nào trước khi triển khai một kế hoạch tuyển dụng nhân sự chi tiết.
Thực hiện đánh giá tổng quan tình hình nhân sự trong công ty chi tiết bạn
có thể xác định được số lượng nhân viên trong công ty đang thừa hay thiếu, điều đó sẽ giúp kế hoạch tuyển dụng được xây dựng công bằng, bám sát mục tiêu, nhu cầu tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp hơn.
Bước 3: Xây dựng mẫu kế hoạch tuyển dụng nhân sự
Khi thiết lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự bạn cần quan tâm đến thời gian triển khai kế hoạch, lựa chọn thời điểm thích hợp nhất như trong khoảng thời gian cuối năm để đánh giá chính xác tình hình nhân sự công ty, làm rõ hơn nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp phục vụ cho các kế hoạch, mục tiêu làm việc cho doanh nghiệp trong các năm tiếp theo.
Một số yêu cầu cụ thể cần phải tuân thủ khi thiết lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự, bao gồm:
Thời gian (ngày, tháng, năm) tuyển dụng
Vị trí tuyển dụng cụ thể
Số lượng nhân sự cần tuyển dụng
Bản mô tả công việc, mức lương dự kiến cho ứng viên
Dự trù chi phí tuyển dụng
Phương án tái cơ cấu nhân sự
Hội đồng tuyển dụng nhân sự
Chữ ký ban lãnh đạo, bộ phận phụ trách tuyển dụng
Bước 4: Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch tuyển dụng nhân sự
Để xây dựng một kế hoạch tuyển dụng nhân sự hoàn chỉnh, nhà tuyển dụng không thể thiếu quy trình đánh giá, nhận xét của ban lãnh đạo, nhà quản lý trước khi đưa bản kế hoạch vào thực thi. Không có bản kế hoạch tuyển dụng nhân sự nào là hoàn hảo nên chắc chắn cần những lời nhận xét chi tiết để những ưu điểm có thể phát huy, đồng thời hạn chế có thể kịp thời điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình tuyển dụng thực tế của doanh nghiệp.
2. Triển khai Marketing
2.1.Qúa trình lập kế hoạch triển khai tiếp thị
Mọi nhân viên trong công ty hành động trên cùng một định hướng của những nỗ lực marketing.
Mô tả rõ ràng về mục tiêu hoạt động và cách thức đạt được mục tiêu đó.
Xác định và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng với đúng sản phẩm ở đúng nơi.
Biết chi phí ngân sách được chi cho việc gì và ý nghĩa của nó ra sao, từ
đó giảm rủi ro khi đầu tư vào hoạt động marketing.
Kiểm soát tốt quá trình thực hiện marketing để có thể tối đa hóa phản ứng với hoàn cảnh thay đổi.
Các công ty, doanh nghiệp nhỏ hơn có cơ hội cạnh tranh với các công
ty lớn hơn thông qua sự khác biệt với những ý tưởng sáng tạo, độc đáo được mô tả chi tiết.
2.2.Các giai đoạn của quá trình lập kế hoạch triển khai tiếp thị
Phân tích chiến lược Marketing và thị trường hiện tại
Đánh giá thị trường về cơ cấu, quy mô, tác động và xu hướng thay đổi của marketing lên nhu cầu tiêu dùng. Thực hiện trên từng sản phẩm.
Phân tích sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp: Chiến lược, thị phần, ưu và nhược điểm của đối thủ
Phân tích chiến lược Marketing cho sản phẩm mới hiện tại: Trong môi trường mới thì chiến lược marketing mix còn thích hợp hay không?
Phân tích SWOT/ 5C/ PEST
Phân tích SWOT bao gồm: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội phát triển
và mối đe dọa đến doanh nghiệp.
Phân tích SWOT có thể cung cấp thông tin chi tiết về các vấn đề tiềm ẩn và tầm quan trọng ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Xác định mục tiêu marketing
Mục tiêu phải chịu chi phối của chiến lược công ty, doanh nghiệp
Mục tiêu cụ thể, rõ ràng logic và có thể đo lường
Mục tiêu có thời gian cụ thể
Mục tiêu đồng hộ và thứ tự sắp xếp theo mức độ quan trọng
Mục tiêu Marketing thường là vị thế sản phẩm dịch vụ, vị thế doanh nghiệp, thị phần và lợi nhuận thu được, doanh số bán hàng, mục tiêu tăng trưởng trong tương lai.
Xác định thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu hiện nay được xác định dựa trên các phân tích
về nhân khẩu học và lối sống của thị trường ở giai đoạn thứ nhất.
Thị trường mục tiêu là những đối tượng khách hàng đã được xác định là có tiềm năng lớn nhất cho một doanh nghiệp.
Một phân khúc là một nhóm đối tượng khách hàng tương đối đồng nhất về nhân khẩu học, sở thích, hành vi, thói quen,…
Việc xác định các phân khúc, đối tượng khách hàng là cần thiết để lựa chọn một thị trường mục tiêu.
Xác định thị trường mục tiêu càng sớm, càng chính xác thì việc tạo
ra những chiến thuật và các chương trình marketing hỗn hợp sẽ càng hiệu quả cao hơn.
Xây dựng chiến lược Marketing hỗn hợp
Có thể hiểu Marketing hỗn hợp là bao hàm nhiều biến số – chiến lược marketing bộ phận để công ty doanh nghiệp có thể kiểm soát và tác động vào thị trường mục tiêu để đạt được kết quả mong muốn.
Chiến lược sản phẩm
Xác định danh mục sản phẩm, chủng loại sản phẩm, nhãn hiệu, tên gọi, bao bì, đặc tính và dịch vụ khách hàng.
Chiến lược giá
Xác định phương pháp định giá, mục tiêu chiến lược giá cụ thể cho doanh nghiệp.
Chiến lược phân phối
Tìm hiểu và lựa chọn các trung gian trong kênh phân phối, thiết lập kênh phân phối và phương thức vận chuyển.
Chiến lược xúc tiến
Xây dựng mục tiêu chiến lược truyền thông và các phương tiện hình thức truyền thông phù hợp.
Hệ thống phương pháp, cách làm cụ thể để đạt mục tiêu doanh nghiệp.
Dự báo ngân sách và xây dựng chương trình hành động
Tác dụng của các chương trình hành động là đảm bảo kế hoạch marketing có thể thực hiện một cách tốt nhất. Công việc chính là biến chiến lược Marketing thành chương trình hành động cụ thể, chi tiết. Bao gồm trả lời những câu hỏi:
Thực hiện cái gì?
Thực hiện khi nào?
Trách nhiệm thực hiện thuộc về người nào?
Chi phí là bao nhiêu?
Doanh nghiệp, công ty cần dựa đoán ngân sách chi phí để thực hiện
kế hoạch marketing. Nó được xác định bằng công thức:
Doanh số dự kiến = Số lượng bán dự kiến x Giá bán bình quân.