Một số nhận xét

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH Đảng bộ huyện Nghi Lộc ( tỉnh Nghệ An) thực hiện nhiệm vụ xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ năm 2000 đến năm 2013 (Trang 82 - 88)

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.1. Một số nhận xét

Trong công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ huyện Nghi Lộc chú trọng nhiệm vụ xây dựng và tổ chức cơ sở Đảng TSVM, xóa cơ sở yếu kém, từng bước giảm xóm không có chi bộ, không có đảng viên và nâng cao chất lượng hoạt động của các chi bộ vùng giáo, vùng đặc thù...Đảng bộ huyện Nghi Lộc

đã luôn quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo đƣợc sự vào cuộc tích cực của cấp ủy các cấp, ban, ngành, đoàn thể.Từ năm 2000 đến năm 2013, mặc dù còn nhiều khó khăn nhƣng Đảng bộ huyện các khóa XXV, XXVI, XXVII đã lãnh đạo ban hành, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết một cách hiệu quả. Điều đó góp phần làm cho kinh tế- xã hội của huyện Nghi Lộc có bước phát triển khá, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản đƣợc giữ vững, đời sống của nhân dân không ngừng đƣợc nâng cao. Bộ máy cấp

ủy, chính quyền từ huyện xuống cơ sở đƣợc kiện toàn, đội ngũ cán bộ đƣợc tăng cường và trẻ hóa, trình độ mọi mặt được tăng lên. Hệ thống chính trị, tổ chức cơ sở Đảng nhất là các xã vùng công giáo tiếp tục đƣợc củng cố và nâng cao chất lƣợng họat động. Để đạt đƣợc những thành tựu đó là do:

Một là, Đảng bộ huyện Nghi Lộc xác định công tác xây dựng Đảng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển bền vững của địa phương.

Nghi Lộc một huyện của tỉnh Nghệ An với đặc điểm về điều kiện tự nhiên tương đối đa dạng gồm miền núi, miền xuôi, ven biển, cũng là huyện

có nhiều đồng bào theo đạo Thiên chúa. Chính vì vậy, ngay từ đầu Đảng bộ huyện Nghi Lộc đã xác định công tác xây dựng Đảng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển bền vững và ổn định của huyện nhà. Đảng bộ huyện Nghi Lộc đã thấm nhuần và quán triệt Quy định 50 QĐ/TW ngày 19 tháng 12 năm 1992 của Ban Bí thƣ khóa VI: "Đảng bộ, chi bộ nông thôn là hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước ở nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Nâng cao đời sống

vật chất, tinh thần của nhân dân, động viên nhân dân làm tròn nhiệm vụ đối với nhà nước". Nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên, huyện ủy Nghi Lộc đã mở các lớp bồi dƣỡng công tác Đảng, giúp cán bộ chủ chốt các tổ chức cơ sở đảng quán triệt, thấm nhuần vai trò, vị trí nhiệm vụ trong tình hình mới. Trong công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ huyện Nghi Lộc chú trọng nhiệm vụ xây dựng và tổ chức cơ sở đảng TSVM, xóa cơ sở yếu kém, từng bước giảm xóm không có chi bộ, không có đảng viên và nâng cao chất lƣợng hoạt động của các chi bộ vùng công giáo, vùng đặc thù...Đảng

bộ huyện Nghi Lộc đã luôn quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo đƣợc sự vào cuộc tích cực của cấp ủy các cấp, ban, ngành, đoàn thể.Từ năm 2000 đến năm 2012, mặc dù còn nhiều khó khăn nhƣng Đảng bộ huyện các khóa XXV, XXVI, XXVII đã lãnh đạo ban hành, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết một cách hiệu quả. Điều đó góp phần làm cho kinh tế- xã hội của huyện Nghi Lộc có bước phát triển khá, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản đƣợc giữ vững, đời sống của nhân dân không ngừng đƣợc nâng cao. Đặc biệt là sau bầu cử Hội đồng nhân dân và Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2005-2010,bộ máy cấp ủy, chính quyền từ huyện xuống cơ sở đƣợc kiện toàn, đội ngũ cán bộ được tăng cường và trẻ hóa, trình độ mọi mặt được tăng lên. Hệ thống chính trị, tổ chức cơ sở Đảng nhất là các xã vùng công giáo tiếp tục đƣợc củng cố và nâng cao chất lƣợng họat động.

Hai là, Đảng bộ huyện Nghi Lộc sâu sát, kịp thời đã chỉ đạo phát triển

tổ chức cơ sở đảng

Đó là sự chỉ đạo toàn diện của cấp uỷ cấp trên mà trực tiếp là cấp uỷ huyện Nghi Lộc cùng với những chủ trương, chính sách kịp thời, phù hợp với tâm tƣ nguyện vọng của quần chúng nhân dân, đã tạo điều kiện cho các cấp

uỷ cơ sở, chủ động, sáng tạo đề ra được những chủ trương, chính sách phù hợp với từng cơ sở, phát huy được lợi thế của từng địa phương, đơn vị để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức cho nhân dân thực hiện có hiệu quả. Đảng bộ huyện Nghi Lộc luôn đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của Huyện uỷ qua các Ban xây dựng Đảng, các Huyện uỷ viên phụ trách cơ sở, các đồng trí Thường vụ Huyện uỷ phụ trách cụm. Xây dựng tổ chức cơ sở

đảng không thể tách rời với vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ. Do đó,

huyện ủy Nghi Lộc đã xác định rõ trách nhiệm của cấp uỷ viên phụ trách địa bàn đối với hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng. Ngoài ra, cũng nhấn mạnh đến vai trò của cấp uỷ viên là người đứng đầu các đoàn thể nhân dân trong huy động, lôi cuốn, phát huy vai trò của quần chúng nhân dân tham gia xây dựng Đảng.

Xây dựng củng cố tổ chức cơ sở đảng phải đi đôi với việc tăng cường công tác quy hoạch đào tạo bồi dƣỡng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ đảng viên, đổi mới công tác cán bộ và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ cơ sở, trước hết là cấp ủy cơ sở. Nâng cao tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, thực hiện phương châm hướng về cơ sở, gắn bó với cơ sở, lắng nghe ý kiến của cơ sở và nhân dân, kịp thời giúp sơ sở những biện pháp để tháo gỡ, giải quyết các vấn đề nổi cộm, bức xúc, những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị.

Tăng cường trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong công tác xây dựng Đảng. Chính quyền, các đoàn thể nhân dân đã chủ động tham mưu cho cấp uỷ huyện và đề xuất kế hoạch, chương trình công tác của mình, đồng thời

có chương trình cụ thể góp ý tham gia xây dựng Đảng. Chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động của các ban Đảng, nhằm giúp tổ chức đảng tháo gỡ những khó khăn, hoạt động có hiệu quả, với phương châm “Hướng về sơ sở” nhằm mục tiêu nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng ngang tầm với nhiệm vụ CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ cấp trên trực tiếp của cơ sở là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng hiện nay, đặc biệt là đối với những tổ chức cơ sở đảng yếu kém..Huyện ủy Nghi Lộc đã chủ động nắm bắt tình hình cơ sở để xây dựng kế hoạch, tìm ra các biện pháp chỉ đạo cụ thể đối với từng cơ sở, từng lĩnh vực, từng nhiệm vụ, hướng vào mục tiêu xây dựng các tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh. Đối với các tổ chức cơ sở đảng yếu hoặc chuyển biến chậm,, phân tích rõ nguyên nhân và đề ra các biện pháp giải quyết hiệu quả

Ba là, Đảng bộ huyện Nghi Lộc đã phát huy tinh thần đòan kết, ý chí quyết tâm thực thắng lợi nhiệm vụ phát triển tổ chức cơ sở đảng

Đội ngũ cán bộ, đảng viên ở Nghi Lộc đã phát huy đƣợc tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương, góp phần đưa quê hương Nghi Lộc phát triển nhanh, trở thành huyện dẫn đầu trong toàn tỉnh. Sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ Đảng, trước hết

là trong cấp ủy, trong đội ngũ cán bộ chủ chốt. Coi đó là điều kiện tiên quyết,

là yếu tố hàng đầu cho sự ổn định và phát triển của tổ chức đảng. Cơ sở cho

sự đoàn kết thống nhất trong Đảng là nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc cơ bản của Đảng. Đòi hỏi cao nhất của tổ chức cơ sở đảng là sự gắn bó chặt chẽ của các thành viên để tạo thành một khối thống nhất về ý chí và hành động, đồng tâm, đồng hướng, đồng ngôn, đồng hành tất cả vì Đảng vì Dân.

Phần lớn đội ngũ đảng viên huyện Nghi Lộc đã thể hiện đƣợc vai trò tiên phong, gương mẫu trong thực hiện các phong trào thi đua. Tuyệt đại đa số cán

bộ, đảng viên đã coi nhiệm vụ chung vì dân, vì dân là nhiệm vụ của mỗi người, dẹp bỏ lợi ích cá nhân tạo thành một khối thống nhất, đoàn kết thực hiện mục tiêu chung. Vì vậy, Đảng bộ huyện Nghi Lộc đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc lãnh đạo công tác quần chúng, tăng cường mối quan

hệ giữa Đảng với nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, quyết tâm phát triển tổ chức cơ sở đảng.

Đảng bộ Nghi Lộc đã phát huy đƣợc vai trò của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực nhƣ tham ô, tham nhũng, cửa quyền, hách dịch, thiếu ý thức phục vụ nhân dân, vi phạm quyền làm chủ

và lợi ích của nhân dân.

Quần chúng nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua phát triển kinh tế – xã hội. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã đoàn kết, tập hợp rộng rãi quần chúng nhân dân tham gia thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Đảng bộ huyện Nghi Lộc đã rất chú trọng, quan tâm lãnh đạo các tổ chức quần chúng. Các tổ chức cơ sở đảng đã phân công đảng viên phụ trách quần chúng tham gia giải quyết các công việc cụ thể, đáp ứng yêu cầu thiết

thực của quần chúng nhân dân; thực hiện xóa đói giảm ngh o, làm đường giao thông, quan tâm giúp đỡ các gia đình chính sách.Các tổ chức cở sở đảng tích cực củng cố các tổ chức đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động nhằm tập hợp quần chúng tham gia vào các đoàn thể, các tổ chức xã hội. Đồng thời với việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế chính trị còn góp phần củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng TSVM, nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.

3.1.2. Về hạn chế

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc vẫn còn không ít khó khăn, thách thức. Tình hình kinh tế- xã hội trên địa bàn huyện Nghi Lộc gặp không ít khó khăn. Nhìn chung sự phát triển kinh tế- xã hội không đều, hạ tầng kỹ thuật một số nơi còn khó khăn, trình dộ dân trí thấp. Tốc độ phát triển kinh tế- xã hội ở các xã vùng cao, xã núi cao, nhìn chung còn chậm. Đời sống của người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn. Đội ngũ cán bộ cốt cán ở vùng công giáo và một số vùng yếu và mỏng. Số xóm chƣa có chi bộ, chƣa có đảng viên vẫn còn nhiều. Các khâu yếu, mặt yếu của một số Đảng bộ, chi bộ

cơ sở chậm đƣợc khắc phục. Các tổ chức cơ sở Đảng, hệ thống chính trị ở cơ

sở còn nhiều hạn chế, bất cập. Mặc dù tỷ lệ tổ chức cơ sở Đảng TSVM ngày càng đƣợc nâng lên nhƣng nhìn chung chất lƣợng không đồng đều, chƣa vững chắc, thậm chí vẫn có một số chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở vùng công giáo chƣa phát huy đƣợc vai trò lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị.

Trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể ở cơ sở còn hạn chế. Việc cụ thể hóa các chương trình, kế hoạch để tổ chức triển khai thực hiện ở một số tổ chức cơ sở Đảng chƣa kịp thời và chƣa sát với tình hình thực tế của đơn vị.

Nguyên nhân của những hạn chế:

Điều kiện, tình hình mới đang đặt ra nhiều vấn đề cho công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, ban hành, các chủ trương, chính sách còn chậm đặc biệt là chính sách hỗ trợ cán bộ vùng đặc thù. Cơ chế chính sách về quản lý kinh tế - xã hội chƣa đồng

bộ, chính sách đối với nông nghiệp và nông thôn còn nhiều vấn đề chƣa đƣợc giải quyết.

Tình hình chính trị thế giới có những diễn biến nhanh chóng và phức tạp. Mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động trực tiếp đến nhận thức, tâm tư tình cảm và hành động của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.

Một số cấp uỷ cơ sở chƣa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng trong tình hình mới; chƣa đánh giá đúng tình hình thực tế cuả địa phương, đơn vị; thiếu những chủ trương, giải pháp cụ thể và quyết tâm trong tổ chức thực hiện; chƣa phát huy đƣợc trí tuệ của nhân dân trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền mặt trận và các đoàn thể nhân dân.

Phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ ở cơ sở nhìn chung còn nhiều hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu sự nghiệp đổi mới. Phần lớn cán bộ cơ

sở chƣa đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng chuyên sâu; kiến thức về công tác xây dựng Đảng, quản lý kinh tế còn yếu.

Mối quan hệ hoạt động giữa Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể nhân dân có lúc còn thiếu chặt chẽ. Một số cấp uỷ đảng, chính quyền cơ

sở chƣa đánh giá đúng vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể nhân dân, thiếu sự quan tâm, chỉ đạo và định hướng nội dung, phương thức hoạt động, nên chất lƣợng hoạt động còn thấp.

Quy chế làm việc chƣa chặt chẽ, thiếu sự thống nhất, phân công, phân nhiệm theo chế độ tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách chƣa rõ ràng, cụ thể, dẫn tới chồng chéo trong phân công, buông lỏng trong lãnh đạo, quản lý.

Công tác kiểm tra xử lý còn chậm, tính giáo dục chƣa cao. Lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm nhân rộng điển hình chƣa kịp thời, thiếu thường xuyên. Một bộ phận cán bộ, đảng viên sa sút về phẩm chất, đạo đức, phong cách lãnh đạo thiếu sâu sát, làm mất lòng tin của quần chúng nhân dân chƣa đƣợc phát hiện và xử lý kịp thời.

Tình hình tôn giáo trên địa bàn huyện có những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế- xã hội, trật tự an ninh trên địa bàn đồng thời ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện nghị quyết và đề án ở một

số tổ chức cơ sở Đảng. Đặc biệt hoạt động tôn giáo ở một số nơi vi phạm pháp luật nhƣ ở xứ Lập Thạch (xã Nghi Thạch), Bố Sơn (xã Nghi Vạn), Hội Viên (xã Nghi Văn), nghiêm trọng hơn là điểm nóng về tôn giáo tại giáo xứ

Mỹ Yên (xã Nghi Phương). Thực tế đó đặt ra cho Đảng bộ huyện Nghi Lộc nhiều khó khăn và thách thức, đòi hỏi trong thời gian tới cần có những bước

đi thích hợp và nhiều giải pháp xử lí đồng bộ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH Đảng bộ huyện Nghi Lộc ( tỉnh Nghệ An) thực hiện nhiệm vụ xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ năm 2000 đến năm 2013 (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)