Phạm vi cao trình từ 768-4105m) (theo Rango1995)

Một phần của tài liệu Mô hình hoá mưa - dòng chảy ( Phần cơ sở - Nxb ĐH Quốc Gia Hà Nội ) - Chương 3 potx (Trang 29 - 30)

Hình B.3.3.3. Đường cong suy giảm của diện tích phủ tuyết cho lượng nước tương đương khối tuyết khác nhau trong vùng cao trình đơn (phạm vi cao trình 2926-3353m ) của lưu vực Rio Grande (Rango 1995)

Trong nhiều trường hợp, yêu cầu bước thời gian ngắn hơn một ngày cho dự báo dòng chảy. Rango và Martinec (1995) đưa ra một kiểm tra về sự cải tiến phương pháp độ - ngày để sử dụng trong SRM có thêm vào thành phần bức xạ như sau:

  m n F R T T F M      max0 (3.22)

trong đó: M là lượng nước tan chảy tương đương trong một giờ, F* là một hệ số độ - ngày mới. Rn là lượng bức xạ và m là lượng nhiệt tiềm năng cho tan chảy. Sự cải tiến này cho thấy rõ ràng hơn nhu cầu về số liệu. Đặc biệt các bức xạ không thể đo đạc trực tiếp và có thể cần thiết ước lượng cả albedo và bức xạ sóng dài. Sự khác nhau trong chế độ bức xạ cho độ dốc khác nhau có thể được cung cấp trong cải tiến này. Tuy nhiên tính toán thay đổi chế độ bức xạ trong mùa tuyết tan thấy rằng hệ số F* có sự thay đổi nhỏ hơn F trong mùa đó.

Kustas và nnk (1994) đã mở rộng hơn cho mô hình tan chảy cân bằng năng lượng đầy đủ được sử dụng trong SRM. Rango và Martinec (1995) cho rằng mô hình độ - ngày sẽ tiếp tục được sử dụng không nhiều bởi vì sự đơn giản của nó, và bởi vì yêu cầu số liệu mới nhất của nó. Họ cho rằng kết quả trung bình hoá cho tất cả các khoảng trong một vài ngày hoặc diễn toán qua một mô hình dòng chảy cho một lưu vực lớn, có thể so sánh về độ chính xác với các mô hình khối năng lượng phức tạp sẵn có.

Các giả thiết của phương pháp độ - ngày có khuynh hướng thay đổi với các công cụ nhưng những điều quan trọng có thể được tổng kết như sau:

 A1. Dự báo tuyết tan từ khối tuyết trưởng thành là một hàm tuyến tính của sự khác nhau giữa nhiệt độ trung bình ngày địa phương và nhiệt độ ngưỡng.

 A2. Nhân tố độ ngày có khuynh hướng tăng theo diễn biến mùa tan chảy.

 A3. Sự thay đổi diện tích bao phủ tuyết có thể đưa vào trong tính toán bằng cách sử dụng đường cong thiếu hụt địa phương hoặc viễn thám.

Một phần của tài liệu Mô hình hoá mưa - dòng chảy ( Phần cơ sở - Nxb ĐH Quốc Gia Hà Nội ) - Chương 3 potx (Trang 29 - 30)