Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, tính hợp lý của việc sử dụng đất

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2030, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM ĐẦU CỦA QUY HOẠCH HUYỆN MỸ XUYÊN, TỈNH SÓC TRĂNG (Trang 53 - 56)

II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT

2.3. Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, tính hợp lý của việc sử dụng đất

2.3.1. Đ n gi iệu qu kinh tế, xã hội, môi trường của việc sử dụng đất 2.3.1.1. Hiệu quả kinh tế, xã hội

Quá trình phát triển nhanh kinh tế - xã hội của huyện theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong những năm qua đã kéo theo việc thay đổi rất lớn trong bố trí sử dụng các loại đất.

- Sản xuất nông nghiệp từng bước áp dụng khoa học kỹ thuật trong việc bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên và đất đai trên địa bàn huyện nên hiệu quả sử dụng đất tăng lên đáng kể, năng suất các loại cây trồng vật nuôi và giá trị sản phẩm đều tăng, đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ cho nhân dân, môi trường sinh thái cũng ngày càng được cải thiện.

- Các loại đất phi nông nghiệp tăng đáng kể đã góp phần làm cho diện mạo khu đô thị, khu dân cƣ ngày càng khang trang hơn, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các công trình phúc lợi công cộng ngày càng hoàn thiện…

- Đất ở nông thôn, đất ở đô thị và hệ thống cơ sở hạ tầng: giao thông, văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục... đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của người dân. Nhƣng trong thời gian tới cùng với sự gia tăng dân số (tự nhiên, cơ học), việc bố trí quỹ đất phục vụ xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội, phát triển công nghiệp, dịch vụ, chỉnh trang và xây dựng mới các khu dân cƣ đô thị, nông thôn,...

nh m tạo điều kiện cho nền kinh tế huyện phát triển theo hướng công nghiệp hóa,

hiện đại hóa, đô thị đƣợc chỉnh trang đáp ứng mục tiêu phát triển của huyện, cần phải tiếp tục đƣợc mở rộng, nâng cấp, cải tạo các công trình này.

2.3.1.2. Hiệu quả môi trường

- Huyện Mỹ Xuyên những năm gần đây quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhanh diễn ra nhanh chóng đã dẫn đến việc khai thác sử dụng đất cho các mục đích dân sinh, kinh tế với cường độ ngày càng cao. Điều này đã tác động không nhỏ tới môi trường tự nhiên của huyện dẫn đến đất đai có xu hướng bị suy thoái, nguồn nước bị ô nhiễm… Ngoài ra, do tập quán canh tác truyền thống, chƣa có biện pháp bảo vệ đất hiệu quả nhiều khu vực còn bị úng lụt vào mùa mưa. Đây là nguyên nhân chính làm ảnh hưởng bất lợi đến tài nguyên đất trên địa bàn huyện.

- Trong quá trình sử dụng đất gây ô nhiễm môi trường cục bộ do việc sử dụng các chất hoá học không có sự kiểm soát trong nông nghiệp đã và đang là nguyên nhân làm giảm số lƣợng của nhiều loại vi sinh vật có ích và làm ô nhiễm môi trường đất. Ngoài ra, ô nhiễm môi trường do các hoạt động giao thông, tiểu thủ công nghiệp, tập quán sinh hoạt của người dân, các chất thải, nước thải, rác thải trong các khu dân cƣ đô thị, các cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh... chƣa đƣợc thu gom xử lý triệt để cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường sống cũng như tác động xấu đến môi trường đất.

2.3.2. Tính hợp lý của việc sử dụng đất

2.3.2.1. Cơ cấu sử dụng đất

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2020, tổng diện tích đất tự nhiên trên địa bàn huyện là 37.314,08 ha, trong đó:

- Đất nông nghiệp có diện tích 32.525,25 ha, chiếm 87,17 % tổng diện tích đất tự nhiên.

- Đất phi nông nghiệp có diện tích 4.788,83 ha, chiếm 12,83 % tổng diện tích đất tự nhiên.

Qua số liệu hiện trạng cho thấy cơ cấu đất đai trên địa bàn huyện đƣợc bố trí tương đối hợp lý, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh

tế - xã hội, phù hợp với quá trình phát triển.

2.3.2.2. Mức độ thích hợp của từng loại đất so với yêu cầu phát triển kinh tế

- xã hội

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong những năm qua đã kéo theo việc thay đổi lớn trong việc bố trí sử dụng các loại đất. Diện tích đất nông nghiệp (đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp) tuy phải chuyển một phần để xây dựng phát triển hệ thống đô thị, các khu dân cƣ và xây dựng kết cấu hạ tầng…,

nhƣng năng suất các loại cây trồng, vật nuôi và giá trị sản phẩm trên 1 ha canh tác đều tăng. Các loại đất phi nông nghiệp tăng đáng kể đã góp phần làm cho diện mạo các khu đô thị ngày càng khang trang hơn, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các công trình phúc lợi công cộng ngày càng đƣợc hoàn thiện… Đất đai trên địa bàn huyện ngày càng đƣợc quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân.

- Đất sản xuất nông nghiệp đã được giao ổn định đến người dân cùng với các chính sách đẩy mạnh sản xuất hàng hoá đã làm cho nông dân năng động hơn, bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng, vật nuôi; khôi phục và phát triển nhiều vườn cây ăn quả, phát triển cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Mặc dù, đất sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm trong những năm qua, nhưng hiệu quả sử dụng đất đã tăng đáng kể.

- Quỹ đất dành cho chỉnh trang và xây dựng mới các khu dân cƣ đô thị

và nông thôn vẫn tiếp tục mở rộng. Việc bố trí đất ở trong các khu dân cƣ, trung tâm xã đồng bộ với đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng nhƣ giao thông, điện, nước, các công trình dịch vụ và vui chơi giải trí,... đã làm cho diện mạo các khu dân cƣ ngày càng khang trang, hiện đại hơn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người dân.

- Quỹ đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tăng góp phần đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá ở địa phương.

- Quỹ đất dành cho phát triển hệ thống giao thông, thuỷ lợi,... cũng tăng đáng

kể. Nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, đường trong các khu dân cư mới,... được nâng cấp

mở rộng, phong trào làm đường giao thông nông thôn phát triển góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển giao lưu giữa các phường, xã trong và ngoài huyện.

- Quỹ đất dành cho các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá, thể dục - thể thao

và các công trình phúc lợi khác cũng đƣợc mở rộng đáng kể góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo, chất lƣợng khám chữa bệnh và đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.

2.3.2.3. Tình hình đầu tư về vốn, vật tư, khoa học kỹ thuật trong sử dụng đất tại cấp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Hiện nay, trên địa bàn huyện đã thực hiện nhiều chính sách, giải pháp tương đối toàn diện liên quan đến vấn đề đầu tƣ vốn, vật tƣ, khoa học kỹ thuật trong sử dụng đất. Mọi đối tƣợng sử dụng đất và chủ sử dụng đất đều có cơ hội nhận đƣợc

sự đầu tƣ và có thể đầu tƣ đất đai theo năng lực của mình. Các hình thức khuyến khích cụ thể nhƣ sau:

- Đầu tư vốn b ng tiền, cho vay trực tiếp đến người sử dụng đất theo các chương trình dự án và thông qua hệ thống các ngân hàng, quỹ tín dụng.

- Đầu tư ứng trước các loại vật tư nông nghiệp, con giống, cung cấp các dịch

vụ khoa học kỹ thuật tới từng địa phương, từng hộ gia đình cá nhân.

- Phối hợp tốt với các cơ quan hữu quan, cân đối kinh phí sự nghiệp tài nguyên môi trường hàng năm để tham mưu cho UBND huyện, thông qua HĐND phân bổ cho các phòng, ban và các đơn vị hành chính các xã, thị trấn đảm bảo kịp thời và hiệu quả.

- Hoạt động đầu tƣ của khu vực tƣ nhân đƣợc đẩy nhanh, phù hợp với chính sách kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ vào lĩnh vực phát triển công nghiệp và đô thị của huyện.

- Hoạt động đầu tư từ ngân sách địa phương không ngừng được tăng cường, tuy nhiên do điều kiện ngân sách hạn chế, kinh phí tập trung cho công tác giải phóng mặt b ng xây dựng các trục giao thông chính và chỉnh trang các khu hiện hữu còn ít so với nhu cầu. Trong tình hình hiện nay, với điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, cộng với yêu cầu hiện đại hóa và chủ trương tập trung xây dựng các đô thị làm động lực thúc đẩy kinh tế xã hội, hoạt động đầu tƣ cơ sở hạ tầng sẽ

có bước phát triển mạnh.

- Chuyển giao khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, đƣa giống mới có năng suất, chất lƣợng cao vào sản xuất đi đôi với tiến bộ kỹ thuật canh tác đƣợc xác định là khâu đột phá, thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2030, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM ĐẦU CỦA QUY HOẠCH HUYỆN MỸ XUYÊN, TỈNH SÓC TRĂNG (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)