PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN ĐỘ LÚN NỀN GIA CỐ BẰNG CỌC VẬT LIỆU RỜ
3.5.2 Yếu tố ảnh hưởng sự phân bố ứng suất lên cọc vật liệu rời và lên đất nền
đất nền
Ảnh hưởng do Mô đul biến dạng cọc vật liệu rời và Mô đul đất nền:
Độ cứng nền gia cố cũng ảnh hưởng đến sự phân bố ứng suất lên nền. Do đó, thông qua sự thay đổi mô đul của đất nền và mô đul vật liệu cọc vật liệu rời bằng phương pháp phần tử hữu hạn để xác định giá trị tập trung ứng suất lên cọc vật liệu rời qua sự thay đổi mô đul vật liệu và tỷ số Ecol /Esoil.
Quá trình phân tích hệ số tập trung ứng suất bằng phương pháp phần tử hữu hạn cùng sự thay đổi tỷ số mô đul tác giả lập quan hệ giữa sự thay đổi hệ số tập trung ứng suất và tỷ số Ecol /Esoil.
Hình 3.17 : Dự kiến kết quả thu được khi phân tích bằng phương pháp phần tử hữu hạn về sự thay đổi hệ số tập trung ứng suất khi thay đổi giá trị mô đul cọc và
Ảnh hưởng do chiều dài, đường kính cọc và mô đul đất nền:
Sự thay đổi tỷ số L/D (chiều dài/đường kính cọc) và mô đul của đất nền xung quanh cọc cũng ảnh hưởng đến sự tập trung ứng suất lên cọc. Dùng phương pháp phần tử hữu hạn để đánh giá sự thay đổi hệ số tập trung ứng suất khi có sự thay đổi chiều dài cọc và mô đul đất nền xung quanh cọc.
Thay đổi chiều dài cọc vật liệu rời cho các trường hợp 3m, 5m, 7m, 9m,11m. Từ đó xác định sự thay đổi hệ số tập trung ứng suất lên cọc.
Hình 3.18: Dự kiến sự thay đổi hệ số tập trung ứng suất theo tỷ số L/D và mô đul đất nền bằng phương pháp phần tử hữu hạn
Nhận xét: Đánh giá sự thay đổi hệ số tập trung ứng suất lên cọc vật liệu rời thông qua sự thay đổi mô đul biến dạng của vật liệu làm cọc, mô đul đất nền, sự thay đổi chiều dài cọc bằng phương pháp phần tử hữu hạn. Từ đó phân tích tính hợp lý từ việc tính toán theo các phương pháp khác nhau.