Biện phấp nâng cao chất lượng càphê xuất khẩu

Một phần của tài liệu ’’Thực trạng và giải pháp xuất khẩu cà phê của Việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế’’ (Trang 34 - 42)

3. 2.3.1. Chất lượng hiện tại.

Hiện nay, cà phê Việt Nam đã xuất khẩu sang gần 40 nước và vùng lãnh thổ. Thị trường xuất khẩu chính của cà phê Việt Nam là các nước: Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Italia, Anh, Pháp, Nhật Bản, Bỉ, Trung Quốc, Hà Lan, Ba Lan… trong đó Đức và Mỹ luân phiên là 2 thị trường tiêu thụ cà phê nhiều nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam còn thấp và bị phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường quốc tế.

Nguyên nhân chính của tình trạng này là do chất lượng sản phẩm thấp hơn các nước khác và do các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam còn đứng ngoài sàn giao dịch quốc tế.

Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân khiến cà phê Việt Nam có chất lượng thấp là do công nghệ sơ chế của Việt Nam còn yếu và

chưa đồng bộ. Bên cạnh đó nông dân có thói quen thu hoạch cà phê lẫn lộn cả trái chín lẫn xanh. Vì thế, ngay cả khi công nghệ sơ chế tốt thì cà phê hạt xuất khẩu của Việt Nam vẫn kém hơn các nước khác.

Vì vậy, các chuyên gia cho rằng, ngoài việc nâng cao chất lượng cà phê hạt xuất khẩu để có mức giá xuất khẩu tốt hơn, Việt Nam cần gia tăng giá trị xuất khẩu của cà phê thông qua chế biến, thúc đẩy tiêu thụ trong nước, giảm sự phụ thuộc của ngành cà phê vào các nhà sản xuất kinh doanh nước ngoài. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, ngành chế biến cà phê của Việt Nam mới chỉ phát triển ở một mức độ nhất định nên chưa phát huy được hết lợi thế của mình.

Một điểm hạn chế nữa là trong suốt hơn 10 năm qua doanh nghiệp Việt Nam vẫn định giá cà phê bằng việc dựa vào thông tin bán lại của hãng tin Reuters, trừ đi chi phí, quy ra tiền Việt theo tỷ giá hối đoái rồi đưa ra mức giá mua bán tại địa phương. Trong khi từ cả trăm năm nay, doanh nghiệp cà phê thế giới chỉ giao dịch qua thị trường kỳ hạn lớn như LIFFE (Luân Đôn), NYMEX (Niu Yooc). Một số doanh nghiệp cà phê Việt Nam hiện nay vẫn còn e ngại về cách thức giao dịch trên thị trường này. Việc tham gia sàn giao dịch thế giới sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh với thị trường nước ngoài. Trên thực tế, nhờ vào sự phán đoán thị trường và dùng hợp đồng kỳ hạn như một công cụ phần nào đã hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp.

Một thuận lợi là Luật Thương mại có hiệu lực vào đầu năm 2006 cũng đã cho phép các doanh nghiệp được mua bán hàng hoá qua sàn giao dịch nước ngoài và doanh nghiệp được phép chọn ngân hàng uy tín để bảo lãnh.

3. 2.3.2 Các biện pháp.

Nhằm thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu cà phê trong thời gian tới, phương hướng chính không phải là tăng diện tích, quy mô, doanh số mà cần tập trung đầu tư thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ, cải tiến chất lượng sản phẩm, tổ chức tốt và khép kín thu mua, chế biến, nâng cao sức cạnh tranh cũng như ổn định thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam.Măt khác chúng ta cũng cần có những thay đổi dần

dần theo lộ trình tăng chất lượng cà phê phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Một số giải pháp cụ thể:

a. Hoàn thiện việc tổ chức khâu trồng và chế biến cà phê cung cấp cho xuất khẩu.

Giải pháp đầu tiên là phải thay đổi cơ cấu chủng loại cà phê, nhanh chóng quy hoạch và phát triển loại cà phê ARABICA. Đây là một vấn đề bức xúc đặt ra đối với các nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam, đảm bảo nguyên tắc hoạt động trong nền kinh tế thị trường là “bán những thứ mà thị trường cần chứ không chỉ bán những thứ mà mình có’’ . Bên cạnh việc thay đổi chủng loại thì việc đầu tư khoa học kỹ thuật, chăm bón cũng là một vấn đề cần thiết. Hiện nay người nông dân phải tự lo toàn bộ các khâu phân bón, thuốc trừ sâu... nên đã gây ra những khó khăn nhất định trong quá trình sản xuất. Do đó nhà nước cần tổ chức mạng lưới cung ứng yếu tố đầu vào cho sản xuất như doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã thương mại - dịch vụ, tư nhân đảm bảo cung ứng đủ và an toàn cho sản xuất, tạo sự yên tâm cho sản xuất và cung ứng hàng xuất khẩu. Nhà nước cần quan tâm nhiều hơn đến công nghệ sau thu hoạch, bằng nhiều biện pháp khác nhau

- Khuyến khích người nông dân sử dụng máy móc trong khâu thu hoạch nhằm đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và giảm tỷ lệ hao hụt.

- Phát triển các hình thức sơ chế, bảo quản tại chỗ nhằm khắc phục tình trạng phải vận chuyển xa, khó bảo quản ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sau này.

- Nâng cấp các nhà máy chế biến hiện có, đổi mới trang thiết bị đồng bộ để tạo ra các sản phẩm chế biến phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới.

- Nhà nước cần có sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp làm nhiệm vụ thu mua cà phê xuất khẩu về vốn, cơ sở hạ tầng (đường xá, kho tàng bến bãi, phương tiện bảo quản và vận chuyển hàng hoá), giúp cho họ có đủ điều kiện tổ chức mạng lưới thu mua rộng rãi, mua hết hàng cho người sản xuất, không để tình trạng tư thương lũng đoạn thị trường, ép giá người sản xuất.

- Nhà nước cần phải xác định rõ vai trò của tư thương trong điều kiện hiện nay. Tư thương là lực lượng đông đảo, luôn năng động nhạy bén nhưng

cũng có hạn chế về vấn đề tư hữu. Do đó cần phải sử dụng tư thương như các đại lý cho doanh nghiệp nhà nước sẽ tận dụng được thế mạnh của họ đồng thời hạn chế sự lũng đoạn cũng như ép giá của tư thương.

b. Giải pháp thuộc về trợ cấp cho xuất khẩu.

Đây là giải pháp được nhiều quốc gia sử dụng, nhất là đối với sản phẩm nông nghiệp. Trợ cấp xuất khẩu là những ưu đãi chính mà Nhà nước dành cho người xuất khẩu khi họ bán được hàng hoá ra thị trường nước ngoài.

- Các giải pháp hỗ trợ đầu vào cho sản xuất cà phê:

Nhà nước hỗ trợ một phần vốn thông qua tín dụng để các hộ nông dân có điều kiện thuận lợi mở rộng diện tích và thâm canh. Các khoản tín dụng cần thiết được thực hiện thông qua hệ thống tín dụng nhà nước, các tổ chức kinh tế hợp tác và tổ chức tự nguyện của nông dân, trong đó tín dụng nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Nhờ đó họ có điều kiện mở rộng sản xuất, đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất, sản lượng hàng hoá phục vụ cho xuất khẩu. Trong khi thực hiện giải pháp này cần lưu ý vấn đề giám sát để đảm bảo trợ cấp đúng đối tượng và vấn đề thời gian để đảm bảo chu kỳ sản xuất (tránh bán non sản phẩm gây thiệt hại cho người nông dân). Nhà nước hỗ trợ phân bón, thuốc trừ sâu để tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân tăng năng suất cây trồng và giảm thiểu sự tàn phá của dịch bệnh. Đây cũng là một giải pháp cần thiết đối với việc sản xuất để tránh tình trạng người nông dân mất tiền mà không được hàng thật. Nhà nước quan tâm đến vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống thủy lợi, giao thông nông thôn, điện cho sản xuất trong đó vấn đề nước tưới cho cây cà phê là vấn đề cấp bách hiện nay. Giải pháp này tạo sự chủ động cho người nông dân, từ đó kích thích sản xuất phát triển, tăng khối lượng cà phê cho xuất khẩu. Tăng cường các biện pháp khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật mới cho người nông dân để họ nhanh chóng tiếp cận với

thị trường trong nước và ngoài nước.

Cung cấp hệ thống tin đầy đủ, kịp thời, chính xác để người sản xuất nắm được thông tin, yên tâm đầu tư sản xuất, tránh được những thua thiệt không đáng có.

Nhà nước trực tiếp đầu tư vốn để nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới các kho tàng, phương tiện bảo quản cà phê, phương tiện vận chuyển để giảm bớt hao hụt sản phẩm khi thu hoạch, đảm bảo an toàn cho cà phê xuất khẩu. Thông qua hệ thống ngân hàng, nhà nước cung cấp đủ vốn tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu khi vụ thu hoạch đến với lãi suất ưu đãi để đảm bảo thu mua hết sản phẩm cho nông dân, tránh hiện tượng nông dân bị ép giá gây ra thua thiệt.

Xuất phát từ tính thời vụ của sản xuất cà phê, nhà nước cần thực hiện biện pháp ổn định giá cả đầu ra thông qua việc qui định giá sàn thu mùa cà phê tránh thua thiệt cho người nông dân khi giá thị trường hạ dưới chi phí sản xuất.

Nhà nước cần thông qua quỹ Bảo hiểm xuất khẩu cà phê để hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu cà phê theo hình thức bán chịu, trả chậm, đền bù một phần giá trị hàng hoá xuất khẩu cho doanh nghiệp khi gặp rủi ro và sử dụng vào các trường hợp khác.

d. Những bước trong lộ trình nhằm áp dụng tiêu chuẩn mới

Cục Trồng trọt đưa ra lộ trình áp dụng TCVN 4193:2005, gồm 3 bước: - Bước 1 (từ nay đến tháng 12/2008), tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích và có thưởng các doanh nghiệp xuất khẩu nhân cà phê tự nguyện áp dụng toàn bộ hoặc một số chỉ tiêu chất lượng cà phê nhân theo tiêu chuẩn này ngay từ niên vụ 2007-2008; hoàn thành việc rà soát, điều chỉnh bổ sung tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn ngành đã có để xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trồng trọt, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển cà phê nhân xuất khẩu; đồng thời hoàn chỉnh việc xây dựng và phê duyệt đề án nâng cao sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam đến năm 2010 và định hướng 2020.

- Bước 2 (từ tháng 1/2009 đến 3/2010), phổ biến quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cà phê nhân xuất khẩu tới các doanh nghiệp

người sản xuất, thu mua, chế biến cà phê; tiến hành xây dựng mô hình mẫu áp dụng quy chuẩn kỹ thuật này; tổ chức kiểm tra chất lượng đối với cà

phê trước khi thông quan bằng một số chỉ tiêu chất lượng quan trọng, dễ thực hiện như ẩm độ, các khuyết tật về tạp chất, hạt mốc.

- Bước 3 (từ tháng 4/2010 trở đi), tiếp tục áp dụng toàn diện các nội dung của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với cà phê nhân xuất khẩu và thực hiện kiểm tra toàn diện các chỉ tiêu chất lượng cà phê xuất khẩu theo TCVN 4193:2005 trước khi thông quan.

TCVN 4193:2005 (mới) hạng R3

-Màu sắc: màu đặc trưng từng loại cà phê nhân -Mùi: không có mùi vị lạ

-Độ ẩm: < + 12,5%

-Tạp chất, hạt đen, nâu, sâu, vỡ và hạt khuyết tật… bắt theo lỗi

* Xác định trị số lỗi cho phép: tối đa 250 lỗi trong 300 gam mẫu đối với cà phê vối và 150 lỗi trong 200 gam mẫu đối với cà phê chè.

-Tỷ lệ lẫn cà phê khác loại: (% khối lượng)

+Cà phê Arabica: được lẫn R: < = 5% + C: < = 1% +Cà phê Robusta: được lẫn C: < = 5% + A: < = 5% -Tỷ lệ trên sàng 4,75 ly/4 ly tối thiểu (%): 90/10

Sau khi nghiên cứu về tình hình xuất khẩu cà phê của Việt nam trong bối cảnh gia nhập kinh tế quốc tế.Thấy được những thuận lợi và khó khăn của cà phê việt nam đồng thời cũng nhìn nhận được những mặt yếu kém cần khắc phục để nâng cao năng lực cạnh tranh của xuất khẩu cà phê.Chúng ta cần có thời gian sự nỗ lưc cố gắng nắm bắt nhu cầu thị trường, đẩy mạnh việc cải tiến khoa học kỹ thuật nâng cao chất lượng cà phê đảm bảo tiêu chuẩn thế giới,tạo long tin với đối tác xuất khẩu. Khẳng định xuất khẩu cà phê trong thời kỳ hội nhập đóng vai trò quan trọng thúc đẩy nền kinh tế nước nhà.Khẳng định vị trí của cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình thương mại quốc tế _NXB trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân

2. Các bảng báo cáo tài chính của ngành xuất khẩu cà phê năm 2007 3. Các trang báo điện tử

http://vneconomy.vn/ http://www.baomoi.com/ http://www.mot.gov.vn

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...1

Chương I ...3

Những vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu cà phê trong bối cảnh hội nhập...3

1.1. Bản chất, vai trò của xuất khẩu hàng hoá. ...3

1.1.1.Khái niệm về xuất khẩu...3

1.1.2.Vai trò nhiệm vụ của xuất khẩu...3

1.1.3. Ý nghĩa của xuất khẩu. ...4

1.1.4. Nghĩa vụ của nhà xuất khẩu...4

1.2. Cây cà phê ở Việt nam và vai trò xuất khẩu cà phê đối với nền kinh tế quốc dân....5

1.2.1.Cây cà phê ở Việt nam...5

1.2.2.Vai trò của xuất khẩu cà phê đối với nền kinh tế quốc dân ...8

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê...9

Chương II ...12

Phân tích thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ...12

2.1. Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam những năm đầu hội nhập (2003-2008).12 2.2_ Ảnh hưởng của hội nhập kinh tế đối với xuất khẩu cà phê của Việt Nam...20

2.2.1_Một số thuận lợi và khó khăn trong xuất khẩu cà phê...20

2.3. Những kết luận đánh giá rút ra từ nghiên cứu thực trạng xuất khẩu cà phê...23

2.3.1.Ưu điểm...23

2.3.2.Nhược điểm...24

Chương III ...27

Phương hướng và giải pháp cho xuất khẩu cà phê trong thời gian tới...27

3.1.Mục tiêu phương hướng phát triển xuất khẩu cà phê trong thời gian tới...27

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê của Việt Nam...28

3.2.1. Nghiên cứu xâm nhập thị trường thế giới về xuất khẩu cà phê...28

3.2.2. Đối thủ cạnh tranh. ...31

3.2.3. Biện phấp nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu. ...34

KẾT LUẬN...39

Một phần của tài liệu ’’Thực trạng và giải pháp xuất khẩu cà phê của Việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế’’ (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w