Một là, tạo sự chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên
Đây là giải pháp cơ bản, có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay. Bởi vì, cả lý luận và thực tiễn đều chỉ ra, mọi hoạt động của con người phải được bắt đầu từ nhận thức, nhận thức đúng mới có cơ sở
để hành động đúng. Chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ rõ: nhận thức hướng dẫn hành động, nhận thức đúng thì hành động đúng; ngược lại, nhận thức không đúng sẽ vấp phải những sai lầm, khuyết điểm, sẽ thất bại trong hoạt động thực tiễn. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng dạy: “Tư tưởng đúng thì hành động mới khỏi sai lạc và mới làm tròn nhiệm vụ cách mạng được”.
Công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên là hoạt động có mục đích, chủ động, tự giác của mọi tổ chức, mọi lực lượng, của bản thân mỗi cán bộ, đảng viên, tất yếu phải dựa trên cơ sở nhận thức đúng đắn và khoa học. Thực tiễn hoạt động giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên những năm qua cho thấy, bên cạnh những ưu điểm, vẫn còn một số cấp uỷ Đảng, không ít cán bộ, đảng viên nhận thức chưa đầy đủ về đạo đức cách mạng và việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên. Vì vậy, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng trong giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên là vấn đề cần thiết hiện nay.
Để thực hiện tốt giải pháp này, đòi hỏi các tổ chức, các lực lượng giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên cần phải quán triệt sâu sắc tiêu chuẩn cán bộ, tiêu chuẩn đảng viên, tình hình, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới, có nhận thức đúng vị trí, vai trò của đạo đức cách mạng và sự cần thiết giáo dục, rèn luyện đạo đức cách
mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay. Đồng thời, có nhận thức đúng thực trạng của đạo đức cách mạng và kết quả giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay.
Hai là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, cán bộ chủ trì đối với giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên; đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền những chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới.
Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chuẩn mực đạo đức cách mạng trong nền đạo đức cách mạng Việt Nam bao gồm có: Trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; yêu thương con người; tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung.
Theo tinh thần Quy định số 144-QĐ/TW ngày 09/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới gồm có: Yêu nước, tôn trọng nhân dân, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc; Bản lĩnh, đổi mới, sáng tạo, hội nhập; Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; Đoàn kết, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm; Gương mẫu, khiêm tốn, tu dưỡng rèn luyện, học tập suốt đời.
Quy định 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị là những quan niệm toàn diện hơn về bản lĩnh của cán bộ, đảng viên trong thời kỳ mới, đặc biệt là tinh thần
“Dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thách thức, hành động vì lợi ích chung” và nhấn mạnh tới tiêu chí “danh dự, lòng tự trọng”. Đặt trong bối cảnh hiện nay, Đảng coi dám đổi mới, sáng tạo và dám đương đầu với khó khăn, thách thức, hành động vì lợi ích chung, vì nước, vì dân là rất đúng đắn.
Đồng thời Quy định 144-QĐ/TW đề cập tới các tiêu chí trung thực, tự trọng, danh dự, phẩm giá: “Trong sạch, không tham ô, tham nhũng, tiêu cực,
không gây phiền hà, sách nhiễu. Trung thực, thẳng thắn, khách quan, công tâm, tích cực đấu tranh tự phê bình và phê bình, không giấu khuyết điểm,
không nói sai sự thật; thấy đúng phải bảo vệ, thấy sai phải đấu tranh. Nêu cao lòng tự trọng, danh dự, không cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, giữ gìn phẩm giá của người cán bộ, đảng viên, không để tác động lôi kéo, cám dỗ tiêu cực. Không để gia đình, người thân và người khác lợi dụng chức vụ, vị trí công tác để trục lợi; bảo vệ uy tín, danh dự của bản thân và tổ chức đảng.”
Bên canh đó cũng quy định về lòng tự trọng, phẩm giá của cán bộ, đảng viên được nêu cao là nhằm để “bảo vệ uy tín, danh dự của bản thân và tổ chức Đảng.” Còn một biểu hiện cụ thể của việc bảo vệ danh dự của cá nhân người lãnh đạo và tập thể là “thực hiện văn hóa từ chức khi không đủ khả năng, uy tín.” Các cán bộ dù ở địa phương hay Trung ương, ở cấp thấp hay cấp cao, đều phải có ý thức tự nguyện rời khỏi vị trí khi không còn đủ khả năng, uy tín, tạo thành “văn hóa từ chức.” Đây là hành động cần thiết của những người
có lòng tự trọng và cũng là giải pháp khả dĩ trong bối cảnh cụ thể để bảo toàn danh dự cho bản thân và tổ chức mà họ đang lãnh đạo.
Có thể thấy, nội dung của Quy định 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị đã khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng là luôn coi trọng đạo đức của cán
bộ, đảng viên, “đức là gốc” trong công tác cán bộ; thể hiện nhận thức và thái độ của Đảng trước tình trạng suy thoái về tư tưởng, đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ cấp cao trong thời gian gần đây. Quy định 144-QĐ/TW không chỉ chứa đựng những giá trị, chuẩn mực về đạo đức được Đảng đề cao, mà đó cũng chính là lời nhắc nhở với mỗi cán bộ, đảng viên về ý thức giữ gìn phẩm chất đạo đức. Bên cạnh những phẩm chất truyền thống thì Đảng còn yêu cầu thêm về tinh thần dấn thân và phụng sự, ý thức và hành động chịu trách nhiệm, không thụ động hay núp bóng tập thể, luôn tìm tòi, sáng tạo, đổi mới để có thể đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì các cấp cần phải có nhận thức đúng, xác định rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm và sự cần thiết phải giáo dục, rèn
luyện đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên phù hợp với yêu cầu, nhiệm
vụ trong điều kiện mới. Từ đó, đưa việc giáo dục, rèn luyện, thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên vào nghị quyết lãnh đạo thường kỳ hoặc trong các buổi sinh hoạt, giáo dục chuyên đề của cấp ủy, tổ chức đảng sát với đặc điểm, nhiệm vụ của mỗi tổ chức, cơ quan, đơn vị.
Đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt, học tập trong cấp ủy, tổ chức đảng. Gắn việc học tập, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên với đẩy mạnh tự phê bình và phê bình về kết quả thực hiện chuẩn mực đạo đức trong thực tiễn theo chức trách, nhiệm vụ. Qua đó, kịp thời sửa chữa, khắc phục hạn chế, khuyết điểm, ngăn ngừa những biểu hiện vi phạm kỷ luật, “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” trong nội bộ. Quan tâm, chăm lo phát hiện nhân tố mới, xây dựng, tuyên truyền, nhân rộng mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả và kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ chủ trì trong chấp hành kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
kỷ luật của Quân đội. Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên. Cán bộ chủ trì các cấp thực hiện nghiêm túc phương châm “trên trước, dưới sau”, “trong trước, ngoài sau”, cam kết tu dưỡng, rèn luyện theo chuẩn mực đạo đức cách mạng, trước hết là thực hiện nghiêm quy định của Đảng, Nhà nước, Quân đội, đơn vị, nhất
là quy định về nêu gương của cán bộ, đảng viên, về những điều đảng viên không được làm, về văn hóa công vụ trong Quân đội,...
Ba là, xác định đúng nội dung, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức, phương pháp, phương thức giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên
Đây là giải pháp quan trọng, là yêu cầu khách quan, khâu quan trọng, trực tiếp quyết định đến chất lượng, hiệu quả giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên hiện nay.
Thực hiện giải pháp này, trước hết phải xác định đúng nội dung giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên hiện nay. Nội dung giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng gồm: Giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí minh, đường lối, quan điểm của Đảng, tình hình nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới; những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, của Đảng và tấm gương đạo đức trong sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; những hành vi đạo đức, lối sống tốt đẹp, hành vi ứng xử trong các mối quan
hệ hàng ngày. Đồng thời phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp các phương pháp, phương thức, hình thức giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, bảo đảm sát đối tượng, phát huy được hiệu quả thiết thực, gắn với nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
Bốn là, tiếp tục thực hiện tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên
Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hiện nay đang có giá trị to lớn trong xã hội, đặc biệt trong công tác xây dựng Ðảng và khôi phục niềm tin của nhân dân, là yêu cầu, trách nhiệm, nhưng đồng thời cũng là tình cảm, nguyện vọng tha thiết của mỗi cán
bộ, đảng viên, người dân Việt Nam yêu nước. Ðể có tiếp tục thực hiện tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các tổ chức đảng và mỗi cá nhân cán bộ, đảng viên cần phải tự giác học tập và tu dưỡng, rèn luyện đạo đức theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đây phải được xác định là biện pháp quan trọng hàng đầu, là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, trở thành nền nếp.
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, góp phần hình thành nền tảng đạo đức mới, hạn chế những tác động tiêu cực của đời sống xã hội hiện nay cũng như góp phần xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh về chính trị tư tưởng, xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh, ngăn chặn đầy
lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa trong nội bộ”, đẩy mạnh đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, xây dựng con người “vừa hồng, vừa chuyên” đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới.
Năm là, phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng trong giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên
Chất lượng giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên
là sản phẩm tổng hợp của quá trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng với sự tham gia của các tổ chức, các lực lượng có liên quan trực tiếp và gián tiếp. Mỗi tổ chức, mỗi lực lượng tuy có vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng mọi hoạt động đều có quan hệ chặt chẽ, đều tham gia vào quá trình giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên.
Phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng là một giải pháp quan trọng, mang lại kết quả toàn diện trong giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên hiện nay. Đây là trách nhiệm của các chủ thể và mọi lực lượng. Trong đó, trách nhiệm giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trước hết thuộc về cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp, chính quyền, cơ quan, đơn vị. Thông qua xác định đúng những chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong cơ quan, đơn
vị nghiêm túc, chặt chẽ, hiệu quả.
Sáu là, phát huy tính tích cực, chủ động của cán bộ, đảng viên trong tự giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng
Đây là giải pháp rất quan trọng, vì tự bồi dưỡng, tự rèn luyện phẩm chất đạo đức, cách mạng là hoạt động có ý thức của từng cá nhân hướng vào làm biến đổi chính bản thân mình, đó là quá trình tự định hướng, tự tổ chức, tự kiểm tra, tự điều chỉnh hành vi để hình thành những thói quen, hành vi đạo đức tốt đẹp, loại trừ những thói hư tật xấu, những hành vi phi đạo đức nhằm
xây dựng và phát triển phẩm chất đạo đức, cách mạng, đáp ứng yêu cầu theo chức trách, nhiệm vụ.
Tự giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng được hình thành và phát triển trên cơ sở kết quả của quá trình giáo dục, chịu sự tác động của môi trường, hoàn cảnh xã hội. Trong đó, hoạt động giáo dục giữ vai trò tiền đề của
tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức. Hoạt động giáo dục càng chu đáo, con người lĩnh hội được nhiều kiến thức và kinh nghiệm, có điều kiện phát triển trưởng thành về mặt xã hội thì nhu cầu và khả năng tự giáo dục, tự rèn luyện của họ càng lớn. Vì thế, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện là giai đoạn phát triển của quá trình giáo dục, thể hiện trình độ phát triển cao của ý thức con người.
Hiện nay, nhiệm vụ cách mạng có bước phát triển mới, cùng với sự tác động tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường và âm mưu thủ đoạn chống phá của kẻ thù đang đặt ra những yêu cầu cao hơn cả về phẩm chất và năng lực cho mỗi cán bộ, đảng viên. Vì vậy, cần phải phát huy tính tích cực tự rèn luyện đạo đức cách mạng của mỗi cán bộ, đảng viên là đòi hỏi khách quan, là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Để thực hiện tốt giải pháp này cần xây dựng động cơ, trách nhiệm tự giáo dục, tự rèn luyện đúng đắn; xác định nội dung, phương pháp tự bồi dưỡng,
tự rèn luyện phù hợp. Đồng thời phải tăng cường sự định hướng, quản lý, kiểm tra, giúp đỡ của cấp uỷ đảng và người chỉ huy các cấp đối với hoạt động tự bồi dưỡng, tự rèn luyện đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
KẾT LUẬN
Đất nước ta đang bước vào một giai đoạn cách mạng mới, dân tộc đang đứng trước những thời cơ, vận hội to lớn để phát triển. Để hiện thực hóa được
“khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”, mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên, liên tục rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng. Cán bộ, đảng viên là người đưa chính sách của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống, là người hướng dẫn nhân dân thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách đó. Cán bộ, đảng viên dù có tài giỏi bao nhiêu mà không có đạo đức cách mạng thì không thể lãnh đạo nhân dân, không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao phó.
Đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên không phải tự nhiên mà có, đó
là kết quả của quá trình giác ngộ, tu dưỡng, rèn luyện kết hợp với giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng thường xuyên của cấp ủy, tổ chức đảng mới đạt được. Giáo dục đạo đức cách mạng là quá trình đưa các giá trị, chuẩn mực đạo đức cách mạng thành những đòi hỏi bên trong của người cán bộ, đảng viên nhằm hình thành niềm tin, nhu cầu, động cơ, tình cảm và hành vi đạo đức cách mạng. Giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên hiện nay là vấn
đề có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.
Bước vào giai đoạn phát triển mới, đất nước ta tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, bốn nguy cơ mà Đảng đã chỉ ra vẫn đang hiện hữu,
có mặt còn gay gắt hơn; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” còn diễn biến phức tạp”. Trước yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên trở thành nhiệm vụ cấp bách, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và vai trò mỗi cán bộ, đảng viên, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên vừa hồng, vừa chuyên, đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ./.