2-15 Đồng, đồng thau, đồng thanh

Một phần của tài liệu Giáo án thiết kế cơ khí - Chương 2 pot (Trang 33 - 34)

Đồng được sử dụng rộng rãi ở dạng gần nguyên chất trong các ứng dụng về điện, đường

ống bởi vì nó có độ dẫn điện cao và khả năng chống ăn mòn tốt. Nó hiếm khi được dùng trong các chi tiết máy vì độ bền tương đối thấp so với dạng hợp kim là đồng thau và đồng thanh. (xem tham khảo 3.)

Đồng thau là họ hợp kim đồng và kẽm, với hàm lượng kẽm trong phạm vi từ 5% đến

40%. Đồng thau thường được dùng trong các ứng dụng hàng hải do khả năng chống ăn mòn trong nước mặn. Nhiều hợp kim đồng thau cũng có tính cắt gọt tuyệt vời và sử dụng như những bộ phận nối, ghép và một số bộ phận khác trên máy tiện ren. Đồng thau vàng chứa khoảng 30% Zn hoặc nhiều hơn, và thường có một lượng đáng kể chì để cải thiện tính cắt gọt. Đồng thau đỏ chứa 5% đến 15% Zn. Một số hợp kim cũng chứa thiếc, chì, niken, hoặc nhôm.

Đồng thanh là họ hợp kim của đồng với một vài thành phần khác, trong đó thường là

thiếc. Thường dùng làm bánh răng, bạc lót, và một số ứng dụng khác cần độ bền tốt và khả năng chống mòn cao.

Hợp kim đồng thanh rèn có ở bốn dạng sau:

Đồng thanh phốtpho: hợp kim Cu-Sn-P

Đồng thanh phốtpho chì: hợp kim Cu-Sn-Pb-P

Đồng thanh nhôm(brông nhôm): hợp kim Cu-Al

Đồng thanh silic: hợp kim Cu-Si Hợp kim đồng thanh đúc có 4 loại chính:

Đồng thanh thiếc (brông thiếc): hợp kim Cu-Sn

Đồng thanh thiếc chì: hợp kim Cu-Sn-Pb

Đồng thanh thiếc niken: hợp kim Cu-Sn-Ni

Đồng thanh nhôm: hợp kim Cu-Al

Hợp kim đúc đồng thanh mangan thực tế là loại có độ bền cao của đồng thau vì nó chứa kẽm, là thành phần hợp kim đặc trưng của họ đồng thau. Đồng thanh mangan chứa đồng, kẽm, thiếc và mangan.

Trong UNS, hợp kim đồng kí hiệu bằng chữ cái C, theo sau là 5 số. Các số từ 10000 đến 79900 thể hiện hợp kim rèn; 80000 đến 99900 thể hiện hợp kim đúc. Xem phụ lục 12 để biết các tính chất điển hình.

Một phần của tài liệu Giáo án thiết kế cơ khí - Chương 2 pot (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w