CHUƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANG MÁY
1.4. Phân loại thang máy
Thang máy hiện nay đã được thiết kế và chế tạo rất đa dạng với nhiều kiểu, nhiều loại khác nhau để phù hợp với mục đích sử dụng của từng công trình. Thang máy có thể phân loại thành rất nhiều loại tuỳ thuộc vào các tính chất, chức năng như: phân loại theo hệ dẫn động cabin, theo vị trí đặt bộ kéo tời, theo hệ thống vận hành, theo công dụng… Dưới đây là một số phân loại:
1.4.1. Theo công dụng (TCVN 5744 - 1993)
Thang máy được chia làm 5 loại:
- Thang máy chuyên chở người:
Loại này chuyên vận chuyển hành khách trong các khách sạn, công sở, nhà nghỉ, các khu chung cư, trưường học, tháp truyền hình... Gia tốc cho phép được quy định theo cảm giác của hành khách. Gia tốc tối ưu là: a < 2m/s2.
- Thang máy thiết kế chủ yếu để chuyên chở người nhưng có tính đến hàng hóa mang kèm theo người:
Loại này thường được dùng cho các siêu thị, khu triển lãm…
- Thang máy chuyên chở bệnh nhân:
Loại này chuyên dùng cho các bệnh viện, các khu điều dưỡng. Đặc điểm của nó là kích thước thông thủy cabin phải đủ lớn để chứa băng ca (cáng) hoặc giường của bệnh nhân, cùng với các bác sĩ, nhân viên và các dụng cụ cấp cứu đi kèm. Phải đảm bảo rất an toàn, sự tối ưu về độ êm khi dịch chuyển, thời gian dịch chuyển, tính ưu tiên đúng theo các yêu cầu của bệnh viện.
- Thang máy thiết kế chuyên chở hàng hóa nhưng thường có người đi kèm
theo:
Loại này thường dùng cho các nhà máy, công xưởng, kho… đáp ứng được các điều được các điều kiện làm việc nặng nề trong công nghiệp như tác động của môi trường làm việc: độ ẩm, nhiệt độ, thời gian làm việc, sự ăn mòn….
- Thang máy chuyên chở hàng không có người đi kèm:
Loại này dùng để chở vật liệu, thức ăn trong các khách sạn, nhà ăn tập thể… Đặc điểm của thang máy này chỉ có điều khiển ngoài cabin (trước các cửa tầng).
1.4.2. Phân loại theo vị trí đặt bộ tời kéo
- Đối với thang máy điện: Thang máy có bộ tời kéo đặt dưới giếng thang.
- Đối với thang máy dẫn động: Cabin lên xuống bằng bánh răng thanh răng thì
bộ tời dẫn động đặt ngay trên nóc cabin.
- Đối với thang máy thuỷ lực: Buồng đặt tại tầng trệt.
1.4.3. Phân loại theo thông số cơ bản
Theo tốc độ di chuyển của cabin
- Thang máy tốc độ thấp: 𝑣 < 1 𝑚/𝑠.
- Thang máy tốc độ trung bình: 𝑣 = 1 ÷ 2,5 𝑚/𝑠. Thường dùng cho các nhà có số tầng từ 6 ÷ 12 tầng.
- Thang máy tốc độ cao: 𝑣 = 2,5 ÷ 4 𝑚/𝑠. Thường dùng cho các nhà có số tầng lớn hơn 16 tầng.
- Thang máy tốc độ rất cao (siêu tốc): 𝑣 = 5𝑚/𝑠. Thường dùng trong các toà tháp cao tầng.
Theo khối lượng vận chuyển của cabin
- Thang máy loại nhỏ: 𝑄 < 500 𝑘𝑔.
- Thang máy loại trung bình: 𝑄 = 500 ÷ 1000 𝑘𝑔
- Thang máy loại lớn: 𝑄 = 1000 ÷ 1600 𝑘𝑔
- Thang máy loại rất lớn 𝑄 > 1600 𝑘𝑔
1.4.4. Phân loại theo hệ thống vận hành.
Theo mức dò tự động
- Loại nửa tự động
- Loại tự động.
Theo tổ hợp điều khiển
- Điều khiển đơn.
- Điều khiển kép.
- Điều khiển theo nhóm.
Theo vị trí điều khiển
- Điều khiển trong cabin.
- Điều khiển ngoài cabin.
- Điều khiển cả trong và ngoài cabin.
1.4.5. Phân loại theo hệ thống dẫn động cabin
Thang máy dẫn động điện
Loại này dẫn động cabin lên xuống nhờ động cơ điện truyền qua hộp giảm tốc tới puly ma sát hoặc tang cuốn cáp. Chính nhờ cabin được treo bằng cáp mà hành trình lên xuống của nó không bị hạn chế. Ngoài ra, còn có loại thang máy dẫn động
cơ cabin lên xuống nhờ bánh răng thanh răng (chuyên để chở người phục vụ xây dựng các công trình cao tầng).
Thang máy thủy lực (bằng xylanh - pittông)
Đặc điểm của loại này là cabin được đẩy từ dưới lên nhờ xylanh - pittông thủy lực nên hành trình bị hạn chế. Hiện nay thang máy thủy lực với hành trình tối đa khoảng 18m. Vì vậy không thể trang bị cho các công trình cao tầng, mặc dù kết cấu đơn giản, tiết diện giếng thang nhỏ hơn khi có cùng tải trọng so với dẫn động cáp, chuyển động êm, an toàn, giảm được chiều cao tổng thể của công trình khi có cùng
số tầng phục vụ vì buồng máy đặt ở tầng trệt.