Đánh giá, dự báo các tác động

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án: Nam châm từ tính SGI (Trang 72 - 88)

4.1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong

4.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động

4.2.1.1 Tác động có liên quan đến chất thải

a. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước

a1. Nước thải sinh hoạt

- Khối lượng nước thải phát sinh: 51,2 m3/ng.đ (Ước tính bằng 100% nước cấp theo Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về Thoát nước và

xử lý nước thải)

- Thành phần nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất gây ô nhiễm như các chất cặn

bã, các chất lơ lửng (TSS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật gây bệnh.

Bảng 4. 15. Tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm đặc trưng trong nước thải sinh hoạt

tại nhà máy

Ghi chú:

- [1]: TCXDVN 7957:2008 - Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam về Thoát nước –

Mạng lưới và Công trình bên ngoài - Tiêu chuẩn thiết kế.

- [2]: Tổng thải lượng = Hệ số phát thải * Số người (CBCNV: 800 người).

- [3]: Nồng độ chất ô nhiễm chưa xử lý = Tổng thải lượng/Lượng nước thải.

Nhận xét:

Từ bảng số liệu cho thấy nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt cao hơn

so với giới hạn tiếp nhận của HTXLNT tập trung KCN Bắc Chu Lai. Do đó, Chủ đầu

tư phải có biện pháp thu gom, xử lý nguồn nước thải này trước khi thải ra môi trường bên ngoài.

* Đối tượng, phạm vi, thời gian, mức độ tác động:

- Phạm vi tác động: Tại khu vực nhà máy và khu vực lân cận

- Đối tượng tác động: Môi trường đất, không khí, hệ thống thoát nước của KCN Bắc Chu Lai và nguồn tiếp nhận.

TT Chỉ tiêu ô

nhiễm

Hệ số phát thải (g/người.ngày) [1]

Tổng thải lượng (kg/ngày) [2]

Nồng độ chất

ô nhiễm (mg/l) [3]

Giới hạn tiếp nhận của nhà máy XLNT KCN Bắc Chu Lai

1 SS 60 – 65 48 - 52 938 – 1.016 250

2 BOD5 (20oC) 65 52 1.016 300

3 COD 72 - 102,6 57,6-82,08 1.125-1.603 400

4 TDS 500 400 7.813 Không quy định

5 Sunfua 30 24 469 0,2

6 Tổng N 6 -12 4,8-9,6 93,8-187,5 45

7 Amoni 8 6,4 125 30

8 Tổng P 0,6 – 4,5 0,48-3,6 9,4-70,3 8

9 Dầu mỡ ĐTV 100 80 1.563 Không quy định

10 Chất hoạt

động bề mặt 2 - 2,5 1,6 – 2 31,3- 39,1 Không quy dịnh

11 Tổng

coliforms 106 - 109 8.105- 8.108 1,6.107 – 1,6.1010 Không quy định

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án: Nam châm từ tính SGI

Chủ đầu tư: Công ty TNHH SGI Vina Trang 67

- Thời gian tác động: Trong suốt quá trình hoạt động dự án.

- Mức độ tác động: Lớn.

* Đánh giá tác động:

- Nước thải sinh hoạt có tính chất ô nhiễm cao, chứa nhiều các hợp chất hữu cơ, cặn bã dễ phân hủy sinh học, các chất dinh dưỡng (N, P) và dầu mỡ, vi sinh vật gây bệnh. Trong phạm vi nhà máy, nếu không tiến hành thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt

sẽ gây phát sinh mùi hôi thối do quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước thải, thu hút côn trùng và các loài sinh vật gây bệnh khác gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống và sức khỏe của CNV làm việc tại nhà máy, gây hiện tượng phú dưỡng nguồn nước, ảnh hưởng đến chất lượng nước, sức sống của các sinh vật ở nước.

a2. Nước thải sản xuất:

- Nước thải sản xuất phát sinh từ công đoạn mài, đánh bóng; công đoạn mạ hợp chất niken (Ni-Cu-Ni); công đoạn mạ kẽm; công đoạn Photphat hóa; công đoạn sơn phủ epoxy hoặc Al- Zn; từ HTXL khí thải.

Lưu lượng nước thải phát sinh được được tổng hợp tại bảng sau:

Bảng 4. 16. Lượng nước thải sản xuất phát sinh

STT Mục đích sử dụng Lưu lượng

xả thải (m3/ngày)

Cơ sở tính toán

1 Nước thải phát sinh từ công đoạn mài,

đánh bóng 41,8

Chi tiết tính toán nước thải phát sinh được đính kèm tại phụ lục báo cáo

2 Nước thải phát sinh từ công đoạn mạ hợp

chất niken (Ni-Cu-Ni) 64,06

3 Nước rửa phát sinh từ công đoạn mạ Zn 17,1

4 Nước thải phát sinh từ công đoạn

photphat hóa 37,14

5 Nước thải phát sinh từ công đoạn sơn phủ

epoxy hoặc Al-Zn 0,33

6 Nước thải từ HTXL khí thải 4.5

Tổng cộng 165

* Thành phần và tính chất của từng loại nước thải được đánh giá cụ thể như sau:

- Nước thải từ quá trình mài, đánh bóng: Lượng nước thải này có đặc trưng với

hàm lượng cặn và chất rắn lơ lửng cao do cặn kim loại tích tụ và một phần bột mài bị tách ra khỏi vật liệu mài do quá trình ma sát và dầu mỡ khoáng bám dính bề mặt cuốn theo nước thải.

- Nước thải từ công đoạn sơn phủ epoxy/Al-Zn: Nước thải từ hoạt động này chủ

yếu chứa hàm lượng cặn và chất rắn lơ lửng do bụi sơn và một số dung môi hữu cơ tan trong nước với đặc trưng TSS và COD cao.

- Nước thải từ dây chuyền xi mạ và photphat hóa: Được chia làm các thành phần cụ thể như sau:

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án: Nam châm từ tính SGI

Chủ đầu tư: Công ty TNHH SGI Vina Trang 68

+ Dung dịch thải đậm đặc từ các bể nhúng, bể ngâm tẩy dầu mỡ, tẩy rỉ, hoạt hóa

bề mặt (Axit làm sạch dầu mỡ, tẩy rỉ, hoạt hóa bề mặt)

++ Nước thải dầu lão hóa từ quá trình tẩy dầu: Quá trình tẩy dầu sử dụng nước pha dung dịch tẩy dầu axit photphoric (H3PO4), tẩy gỉ sử dụng nước pha dung dịch HNO3là các chất điện giải gốc kiềm. Nước thải từ quá trình này thường chứa dầu mỡ, dung môi hữu cơ và cặn kim loại có độ kiềm cao.

++ Nước thải axít lão hóa từ quá trình hoạt hóa bề mặt: Quá trình hoạt hóa bề

mặt sử dụng axit H2SO4 nên nước thải từ quá trình này mang tính axít và chứa hàm lượng kim loại khá cao.

+ Nước rửa có hàm lượng chất bẩn trung bình

++ Từ quá trình rửa sau photphat hóa: với thành phần phức tạp của các chelate kim loại nặng. Chelate là phức chất vòng càng (càng cua) giữa các hợp chất hữu cơ dẫn xuất từ aminoaxit, polycacboxylic axit với các ion kim loại có khả năng tan hoàn toàn trong nước.

++ Nước thải niken, đồng, kẽm: Thải ra từ quá trình rửa sau mạ niken, kẽm, đồng. Đặc trưng chung của nước thải ngành mạ là chứa hàng lượng cao các muối vô

cơ và kim loại nặng như đồng, kẽm, niken, sắt… Trong nước thải xi mạ thường có sự thay đổi pH rất rộng từ axit (pH = 2-3) đến kiềm (pH = 10-11). Các chất hữu cơ thường có rất ít trong nước thải xi mạ, phần đóng góp chính là các chất tạo bóng, chất hoạt động bề mặt nên các chỉ số BOD, COD của nước thải mạ điện thường rất nhỏ. Đối tượng cần xử lý chính trong nước thải là các muối kim loại nặng như đồng, kẽm, sắt, photpho.

+ Nước rửa loãng (nước thải tổng hợp)

++ Nước rửa sau tẩy dầu, nước rửa sau tẩy gỉ, nước rửa sau xi mạ: Là nước thải

ra từ các bể rửa sau quá trình tẩy dầu, tẩy gỉ, bể mạ. Đây là nguồn nước thải có lưu lượng lớn nhất khi dự án đi vào vận hành. Thành phần chính có trong nước thải này là các axit, dầu mỡ bám dính và TSS.

++ Nước thải từ các hệ thống xử lý khí: Dự án có lắp đặt 7 hệ thống xử lý khí thải để xử lý hơi hóa chất từ quá trình xi mạ sử dụng nguyên tắc rửa nước. Thành phần nước thải từ quá trình này chủ yếu chứa axit, xút và chất lơ lửng.

+ Tham khảo kết quả quan trắc thành phần nước thải đầu vào tại nhà máy Seong Lim thuộc Công ty đóng tại Hàn Quốc có loại hình và công đoạn sản xuất tương tự như sau:

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án: Nam châm từ tính SGI

Chủ đầu tư: Công ty TNHH SGI Vina Trang 69

Bảng 4. 17. Nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sản xuất

STT Thông số Đơn vị Kết quả

Giới hạn tiếp nhận của HTXLNT tập trung KCN Bắc

Chu Lai

01 pH - 5 6-9

02 COD mg/l 283,88 400

03 SS mg/l 355,94 250

04 Cu mg/l 0,50 2

05 Fe mg/l 0,37 3

06 Zn mg/l 0,18 3

07 Niken mg/l 0,32 0,2

08 Tổng nitơ mg/l 16,66 45

09 Tổng photpho mg/l 12,57 8

Nhận xét: Từ bảng kết quả cho thấy nồng độ tính chất nước thải trong quá trình

sản xuất bị nhiễm kim loại nặng. Có một số chỉ tiêu như pH, TSS, Niken, Tổng photpho vượt quy chuẩn đầu vào KCN Bắc Chu Lai nếu lượng nước thải này không được xử lý triệt để, sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thống XLNT KCN Bắc Chu Lai.

* Đối tượng, phạm vi, thời gian, mức độ tác động:

- Phạm vi tác động: Tại khu vực nhà máy và khu vực lân cận

- Đối tượng tác động: Môi trường đất, không khí, hệ thống thoát nước của KCN

và nguồn tiếp nhận.

- Thời gian tác động: Trong suốt quá trình hoạt động dự án.

- Mức độ tác động: Lớn.

* Đánh giá tác động:

- Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người: Các ion kim loại nặng như Cu, Ni,… có thể gây bệnh viêm loét dạ dày, viêm đường hô hấp, bệnh chàm (eczema), ung thư…

- Ảnh hưởng đến hệ sinh thái: Các thành phần kim loại nặng ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sinh trưởng phát triển của con người, động và thực vật. Với nồng độ đủ lớn sinh vật có thể bị chết hoặc bị thoái hóa, với nồng độ nhỏ có thể gây ngộ độc mãn tính hoặc tích tụ sinh học.

- Ảnh hưởng trực tiếp đối với cá và thức ăn, đầu độc các sinh vật làm cho các nguồn phù du để nuôi cá, gây bệnh cho cá và biến đổi các tính chất hóa lý của nước. Ảnh hưởng tới hệ thống cống thoát nước, nước ngầm, nước mặt. Nước thải công nghiệp có tính axit, ăn mòn các đường ống dẫn bằng kim loại, bêtông. Mặt khác, do các quá trình xà phòng hóa tạo thành váng ngăn của quá trình thoát nước và thâm nhập của oxi không khí vào nước thải, cản trở quá trình tự làm sạch. Các ion kim loại nặng khi thâm nhập vào bùn trong các mương thoát nước còn ức chế hoạt động của các vi sinh vật kị khí làm mất khả năng hoạt động hóa của bùn.

- Nếu không có biện pháp thu gom, xử lý sẽ chảy tràn ra hệ thống thu gom nước mưa KCN và làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguồn tiếp nhận và môi trường đất.

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án: Nam châm từ tính SGI

Chủ đầu tư: Công ty TNHH SGI Vina Trang 70

- Hệ thống xử lý nước thải của KCN là nơi đấu nối nước thải của dự án, tuy nhiên nếu nồng độ các chất ô nhiễm quá dự án quá cao, sẽ gây quá tải cho HTXL chung.

- Mặt khác với hàm lượng kim loại nặng cao nên sẽ gây tác dụng ăn mòn lớn tới đường ống dẫn nước.

a3. Nước mưa chảy tràn

Trong quá trình hoạt động, khi có các trận mưa sẽ xuất hiện lượng nước mưa chảy tràn. Lượng nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào chế độ mưa của khu vực. Theo số liệu khí tượng thuỷ văn, thời gian số trận mưa lớn thường tập trung vào một vài tháng

từ tháng 9 – 12, trong thời gian này lượng nước mưa trung bình trong tháng khá cao. Lượng nước tính toán thoát nước mưa của tuyến cống (l/s) được xác định theo TCVN 7957:2008 - Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài - Tiêu chuẩn thiết

kế, có công thức như sau:

Q = q.c.F (l/s) (1) Trong đó c: Hệ số dòng chảy (lấy đối chu kỳ mưa lặp lại là P = 2 năm).

Hệ số dòng chảy c phụ thuộc vào loại mặt phủ và chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán P, xác định theo bảng sau:

Bảng 4. 18. Xác định hệ số dòng chảy c.

Tính chất bề mặt thoát nước Chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán P (năm)

2 5 10 25 50

Mặt đường atphan

Mái nhà, mặt phủ bêtông

Mặt cỏ, vườn công viên (cỏ<50%)

Độ dốc nhỏ 1-2%

Độ dốc trung bình 2-7%

Độ dốc lớn

0,73 0,75

0,32 0,37 0,40

0,77 0,80

0,34 0,40 0,43

0,81 0,81

0,37 0,43 0,45

0,86 0,88

0,40 0,46 0,49

0,90 0,92

0,44 0,49 0,52 F: Diện tích lưu vực mà tuyến cống phục vụ (F = 170.000 m2 = 17 ha).

q: cường độ mưa tính toán (l/s.ha).

Dạng công thức cường độ mưa:

q = A (1 +ClgP) (t +b)n (2)

Trong đó q: Cường độ mưa (l/s.ha)

P: Chu kỳ lặp lại của mưa (P = 2 năm)

A, C, b, n: Hằng số khí hậu phụ thuộc vào điều kiện mưa, được tham khảo các số liệu tại khu vực Đà Nẵng như sau: A = 2.170; C =0,75; b = 10; n = 0,65

t: Thời gian dòng chảy mưa (phút): t = t0 + t1 + t2 (3)

t0: thời gian nước mưa chảy trên bề mặt đến rãnh đường, chọn t0 = 7 phút (theo TCVN 7957:2008 về thoát nước - Mạng lưới và công tình bên ngoài – Tiêu chuẩn thiết kế).

t1 là thời gian nước chảy theo đường rãnh đường đến giếng thu.

t1 =0,021 ×L1

V1

Trong đó: L1 là chiều dài rãnh đường (m);

V1 là tốc độ chảy ở cuối rãnh đường (m/s).

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án: Nam châm từ tính SGI

Chủ đầu tư: Công ty TNHH SGI Vina Trang 71

 t1 = 0,021×294

1,15= 5 (phút)

t2 là thời gian nước chảy trong cống đến tiết diện tính toán.

t2 = 0,017

Trong đó: L2 là chiều dài mỗi đoạn cống tính toán (m);

V2 là tốc độ chảy mỗi đoạn cống tương đương (m/s).

 t2 = 0,017 (637

0,9 +416

1 +534

1 + 342

1,15)= 33 (phút) Thay số vào (3) ta tính được t = 7 + 5 + 33 = 45 (phút)

Từ đó, thay số vào (2) ta tính được cường độ mưa là: q = 254,55 (l/s.ha)

Vậy lưu lượng mưa tính toán tại khu vực dự án là:

Bảng 4. 19. Bảng lưu lượng mưa tính toán tại khu vực dự án

TT Loại đất, tính chất bề mặt thoát nước Diện tích

(ha)

Hệ số dòng chảy

Cường

độ mưa (l/ha/s)

Lưu lượng (l/s)

1 Đất ở (mái nhà, mặt phủ bê tông) 8,4931 0,75 254,55 1.621,44

2 Đất cây xanh (mặt cỏ độ dốc nhỏ 1-2%) 6,0200 0,32 254,55 490,37

3 Đất giao thông - HTKT (mặt đường atphan) 2,4869 0,73 254,55 462,12

Tổng cộng 2.573,93

=> Toàn bộ lượng nước mưa của Nhà máy sẽ được thu gom và đấu nối vào hệ

thống thoát nước mưa của KCN Bắc Chu Lai.

* Đối tượng, quy mô, thời gian, phạm vi tác động:

- Phạm vi tác động: Tại khu vực nhà máy và khu vực xung quanh.

- Đối tượng tác động: Môi trường đất, hệ thống thoát nước mưa của KCN Bắc Chu Lai và nguồn tiếp nhận.

- Thời gian tác động: Trong suốt quá trình hoạt động dự án.

- Mức độ tác động: Trung bình.

* Đánh giá tác động:

- Nước mưa chảy tràn trên toàn khu vực dự án bao gồm nước mưa từ mái nhà, đường giao thông, bãi cỏ. Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng khu vực cuốn theo đất, cát, chất rắn lơ lửng là tác nhân gây ô nhiễm môi trường cần được xử lý.

- Lượng nước mưa chảy tràn qua bề mặt dự án tương đối lớn, nếu hệ thống thoát nước mưa tính toán không đủ để thoát thì có khả năng làm cho khu vực dự án bị ngập cục bộ. Chính vì vậy cần phải tính toán chi tiết khi thiết kế hệ thống thoát nước mưa cho dự án.

b. Tác động đến môi trường không khí

b1. Bụi, khí thải phát sinh từ các phương tiện giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của CBCNV và phương tiện vận chuyển nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu

ra

- Khi dự án đi vào hoạt động ổn định sẽ có một số phương tiện vận tải thường xuyên ra vào khu vực nhà xưởng, trong đó chủ yếu là xe tải, xe gắn máy và xe ô tô... Các phương tiện này sử dụng nhiên liệu xăng và dầu diesel, khi hoạt động sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải chứa các chất gây ô nhiễm không khí như bụi, SO2,

2 2

L V

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án: Nam châm từ tính SGI

Chủ đầu tư: Công ty TNHH SGI Vina Trang 72

CO, NO2,… Đây là nguồn phân tán và gián đoạn nên khó xác định được nồng độ phát thải từ nguồn này.

- Từ công suất sản xuất nhà máy khi hoạt động hết công suất, uớc tính số lượng phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm là 2 chuyến/ngày và trung bình 1 tuần sẽ có 1 phương tiện vận chuyển sản phẩm. Vì vậy, tổng số lượt xe vận chuyển ra vào khu vực nhà máy là 6 lượt/ngày (Tính cả lượt xe chạy không tải). Số lượng phương tiện di chuyển của cán bộ công nhân viên nhà máy ước tính khoảng 680 phương tiện/ngày (Tính toán phương tiện di chuyển ước tính 85% trong tổng số cán bộ

công nhân viên làm việc dự án là 800 người), trong đó ô tô khoảng 10 phương tiện còn

lại là xe máy là 670 phương tiện. Vì vậy, tổng số lượt xe máy ra vào nhà mày mỗi ngày là: 670 xe * 2 lượt xe/ngày = 1340 lượt xe/ngày và số xe ô tô ra vào nhà máy trung bình mỗi ngày là: 10 xe * 2 lượt xe/ngày = 20 lượt xe/ngày.

- Theo khảo sát thực tế các nhà máy khác đã hoạt động trong phạm vi thuộc khu công nghiệp nhận thấy bụi đất, khí thải phát tán vào trong môi trường không khí không nhiều do các tuyến đường đã được thảm nhựa hoặc bê tông hoá nên lượng bụi đất cuốn lên từ mặt đường rất ít, đây là nguồn phân tán và gián đoạn nên mức độ tác động không lớn. Song song với đó các thiết bị phương tiện nhà sản xuất đều có thiết hệ thống giảm khí thải động cơ trước khi xả ra môi trường. Do đó tác động gây ra không đáng kể, tuy nhiên việc tập trung cùng lúc kết hợp với hệ thống chung cả khu công nghiệp gây nên hiện tượng ô nhiễm cộng hưởng đến môi trường chung khu vực do đó với phạm vi thuộc nhà máy chủ đầu tư sẽ tuyên truyền, áp dụng các biện pháp giảm thiểu.

* Đối tượng, phạm vi, thời gian, mức độ tác động:

- Phạm vi tác động: Khu vực nhà máy và dọc tuyến đường giao thông kết nối dự

án.

- Đối tượng tác động: Cán bộ công nhân viên làm việc tại nhà máy; Người dân, các nhà máy nằm dọc tuyến đường giao thông kết nối dự án.

- Thời gian tác động: Trong suốt quá trình hoạt động dự án.

- Mức độ tác động: Nhỏ.

b2. Bụi phát sinh từ quá trình sản xuất:

- Bụi phát sinh chủ yếu từ các công đoạn sản xuất như cắt, chà nhám.

- Công đoạn cắt, chà nhám sử dụng thiết bị hiện đại cho độ chính xác cao và hoàn toàn tự động nhờ máy tính CAM, được thực hiện trong khu vực kín. Quá trình mài tại dự án sử dụng phương pháp mài rung với hạt mài và nước do đó quá trình này hầu như không phát sinh bụi. Song với đó bụi kim loại có tỷ trọng cao vì thế không thể phát tán đi xa được, khả năng ô nhiễm thấp, các sản phẩm của dự án đa phần là kích thước nhỏ nên lượng bụi kim loại phát sinh là không đáng kể.

b3. Hơi argon, hidro, nitơ các kim loại nhẹ từ công đoạn đúc giải, phân hủy hidro, thiêu kết, khuếch tán.

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án: Nam châm từ tính SGI (Trang 72 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)