Con người sống với lý lẽ nhưng sống chẳng ra gì

Một phần của tài liệu Thế Giới Nghệ Thuật Truyện Ngắn Cái Ghen Đàn Ông-.Pdf (Trang 27 - 32)

CHƯƠNG 2 CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN

2.3. Con người trong thế giới giả dối

2.3.2. Con người sống với lý lẽ nhưng sống chẳng ra gì

nhưng họ không tuân theo những câu nói, nguyên tắc mà họ dat ra,

họ tự phản bội chính bản thân mình.

Nói đến kiểu người này, Vũ Trọng Phụng đã xây dựng nên một anh giáo Hiển, anh là người sống với những lý lẽ nhưng chính anh sống chẳng ra gì. Anh là một người có học thức và rất yêu thương vợ. Anh đưa ra những lý lẽ rằng là anh chẳng quan tâm đến cái gọi là “trinh tiết tỉnh thần” và cũng chính anh cho rằng không người vợ nào còn trinh tiết ấy cho đến khi lấy chồng. Anh bảo rằng việc đã “yêu” một người nào đó trước hôn nhân “chẳng can hệ” gì đến hôn nhân đang

êm đẹp của họ cả. Cũng chính anh đã nói “Có người đàn bà nào mãi cho đến lúc lấy chồng mà cũng còn nguyên cái trinh tiết tinh thần bao giờ” [1; tr.71]. Tuy nhiên, tình yêu thương của anh lại trở thành một ngọn lửa cháy đỏ như địa ngục đối với vợ anh. Tình yêu của anh bao gồm cả sự ích kỷ và giả dối. Anh mong muốn vợ mình “thật thà”, nhưng khi vợ “thật thà” thì lại trách móc và chỉ trích vợ rằng đã không giữ được “trinh tiết tinh thân” cho anh dù lúc đầu chính anh

đã bảo rằng điều đó chằng can hệ gì. Thế là chính anh than rằng hạnh phúc của anh chẳng còn trọn vẹn. Điều này cho thấy mâu thuẫn trong lòng anh giáo Hiển, giữa những mong đợi và hành động thực tế.

Anh ghen với “trinh tiết tỉnh thần” của vợ, một loại ghen tức rất

“vô nghĩa lý”, ai đời lại đi ghen tị với những suy nghĩ mơ mộng của thời thiếu nữ. Thế nhưng cái ghen này ám ảnh anh, chỉ vì điều ấy mà anh cho rằng vợ không chung thuỷ với mình. Sự ghen tị và hoài nghi này chỉ làm tăng thêm sự tiêu cực trong tâm trạng của anh Hiển. Cái ghen “vô nghĩa lý” này không chỉ ảnh hưởng đến anh Hiển mà còn khiến cô vợ cảm thấy tội lỗi và suy sụp. Sự ám ảnh này đã dần giết chết cô từng ngày. Anh ta bị mắc kẹt trong một mê cung mâu thuẫn giữa sự yêu thương và sự hoài nghi, không thể thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực. Anh giáo Hiển đã không tuân thủ lời hứa, anh không thực sự tin vào hạnh phúc trong tình yêu, nó khiến anh sống trong mặc cảm, những bi quan. Biến anh trở thành con người sống không

ra gi.

Trong khi đó, nhân vật Lê Văn Thư ban đầu đặt một quy tắc rõ ràng là sự thật thà trong mối quan hệ con người. Tuy nhiên, khi anh nghe câu chuyện về sự mâu thuẫn của anh Hiển, anh ta lại phủ nhận

và không tuân thủ quy tắc đó. Điều này cho thấy rằng con người có

thể tự mâu thuẫn và không tuân thủ những giá trị và quy tắc mà chính họ đặt ra.

So sánh với nhân vật Doãn trong truyện ngắn Lấy vợ xấu của Vũ Trọng Phụng, ta thấy một tình huống tương tự về sự mâu thuẫn trong con người. Doãn là chàng trai viên chức đẹp trai, chải chuốt và biết bao cô gái theo đuổi anh.Thế nhưng anh lại lấy người vợ có vẻ đẹp của “một người đàn ông không đẹp trai”- "nhần duyên” của anh trên chuyến tàu từ Lào Cai về Hà Nội. Bạn bè của Doãn cho rằng anh sẽ lấy cô nàng xinh đẹp, dịu dàng để hợp với vẻ thanh lịch của anh, nhưng cuộc đời lại đầy những nghịch lý. Thực tế nhiều khi trái với mong muốn chủ quan, con người ta đặt ra cho mình những mục tiêu nhưng cuối cùng lại tự mình phản bội lại nó. Người ta thường tự cho mình những lý lẽ và quy tắc, nhưng lại không tuân thủ chúng và thậm chí phản bội lời nói của mình. Chủ đề câu chuyện dường như thể hiện quan niệm “vợ chồng là duyên số”, một quan niệm dân gian mang tư tưởng định mệnh và thực ra đó cũng là nghịch lý trong muôn vàn nghịch lý ở đời.

Cả hai câu chuyện này cùng nhấn mạnh một sự mâu thuẫn cơ bản trong tâm lý con người. Dù có những quy tắc, lý lẽ riêng, nhưng họ thường không tuân thủ chúng và đối xử mâu thuẫn với nhau. Điều này cho thấy sự phức tạp của con người và khả năng tự phản bội lời nói của mình. Với truyện ngắn Cái ghen đàn ông, đó là kiểu con người thích lý lẽ lúc nào cũng triết lý nhưng chính con người ấy lại là một kể không ra gì.

2.3.3. Con người vừa là nạn nhân vừa là nguyên nhân của bất hạnh

Có những con người thích sự lãng mạn hoang đường, có những con người “tự mâu thuẫn”, và trong xã hội ấy có những con người vừa là nạn nhân của bi kịch cũng chính là nguyên nhân của bất hạnh.

Anh giáo Hiển là người trực tiếp gây ra bi kịch hôn nhân với quan niệm “chỉ có sự trinh tiết của tinh thần mới là đáng quý”[1; tr.73-74]. Chính anh gây nên sự đau khổ cho người vợ, chị ra đi vẫn còn ôm

“hận nghìn thu”. Anh bảo rằng tình cảm vợ chồng không liên quan đến “trinh tiết tỉnh thần”, nhưng chính anh đã phản bội lời hứa đó và khiến cuộc hôn nhân trở thành một bi kịch. Anh gây đau khổ cho người vợ, khiến chị phải ra đi với nỗi hận thù nặng nề “Giời ơi! Thì ra anh không yêu em, anh chưa quên hẳn chuyện xưa! Anh còn phải

nghi lau nhu thé co ma!’[1; tr.76]. Cho đến lúc chết chị vẫn nhìn chồng bằng cái nhìn ai oán, “sự thống khổ của một linh hồn phải ôm một mối hận để lên cái thế giới của những linh hồn. ”[1; tr.76]. Anh giáo Hiển là nguyên nhân gây nên bi kịch hôn nhân, và chính anh cũng là nạn nhân. Anh chỉ là người đàn ông tầm thường, anh thần thánh hoá “trinh tiết tinh thần”, anh có những chân lý sống khác người, một “thứ quái vật”, và sự khác biệt nào cũng đem đến cho người ta nỗi bất hạnh. “Một người đàn ông mà tầm thường như thế ư? Mà khi người ta đã ghen đến như thế thì liệu người ta còn có biết được cái hạnh phúc nữa không? ừ, ghen đến thế thì cuộc đời có thấy sướng gì nữa không?”[1; tr.76]. Anh không hiểu rằng tình cảm

và sự tin tưởng là những yếu tố quan trọng trong một mối quan hệ hôn nhân và đẩy cuộc hôn nhân vào bi kịch. Anh đã bỏ qua giá trị thực sự của một mối quan hệ mà đặt lòng yêu tuyệt đối của tinh thần lên hàng đầu. Quan niệm sai lầm này đã dẫn đến việc anh phản bội lời hứa và gieo rắc những hệ quả đau đớn cho người vợ. Anh đã

tự mình trở thành nguyên nhân của sự đau khổ và chính anh làm mất đi hạnh phúc của mình.

Không chỉ anh mà vợ anh giáo Hiển cũng đóng góp vào bất hạnh trong cuộc sống hôn nhân. Chị đã quá ảo tưởng vào hôn nhân toàn màu hồng, chị đã thật thà với chồng những điều mà người ta chẳng nên thật thà. Chị lựa chọn sống với một người coi trọng quá khứ hơn

là hiện tại, một người chồng vịn vào quá khứ để khao khát những điều không tưởng. Bởi sai lầm ấy làm cho hôn nhân chị đã bế tắc lại càng bế tắc hơn và cuối cùng kết thúc trong bi kịch. Chị đã không thể lấy lại được niềm tin của chồng và cuối cùng phải chết trong nỗi oan ức.

TIỂU KẾT

Cuộc sống với con người trong truyện ngắn Cái ghen đàn ông của

Vũ Trọng Phụng được tái hiện một cách phức tạp và đầy mâu thuẫn. Cuộc sống trong truyện đầy rẫy những quan điểm và lý lễ đa dạng về tình yêu. Các nhân vật tranh luận và đưa ra những lập luận phản biện nhau mà không ai chịu nhường ai. Mỗi người có quan điểm riêng

về tình yêu và cố gắng thuyết phục và bảo vệ quan điểm của mình. Tuy nhiên những quan điểm này thường bị vấn đề giả dối và ảo tưởng lãng mạn rởm che lấp. Một cuộc sống chỉ tồn tại sự giả dối và những ước mơ không thực.

Trong cuộc sống phức tạp, giả dối ấy, mọi người có những khát vọng và mong ước hạnh phúc trong hôn nhân, nhưng họ lại tự phá vỡ

nó. Con người trong truyện sống trong ảo tưởng lãng mạn rởm và không tuân thủ lý lẽ, và họ vừa là nạn nhân vừa là nguyên nhân của bất hạnh. Con người sống với lý lẽ nhưng lại không tuân thủ và phản bội những lời nói của mình, dẫn đến những hệ quả không mong muốn và bất hạnh trong cuộc sống.

Vũ Trọng Phụng đã thông qua truyện ngắn Cái ghen đàn ông thể hiện cuộc sống con người một cách chân thực và tinh tế tạo nên sự

đa chiều, đa dạng trong quan điểm về tình yêu mà còn khám phá sự phức tạp và mâu thuẫn trong cuộc sống.

CHƯƠNG 3 CÁC PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN THỂ GIỚI NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN CÁI GHEN ĐÀN ÔNG CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG

Một phần của tài liệu Thế Giới Nghệ Thuật Truyện Ngắn Cái Ghen Đàn Ông-.Pdf (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)