Cố thủ tướng Phạm Văn Đông lúc sinh thời đã từng nói rằng: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”. Nhà giáo mang trong mình trọng trách nặng nề, đòi hỏi phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, là người tiên phong đi đầu trong mọi lĩnh vực, từ công tác chính trị đến lối sống đạo đức, tác phong chuẩn mực của người giáo viên. Để đạt được những điều này, tôi - người giáo viên tương lai phải có trong mình những phẩm chất của giáo viên tiểu học cần có sau đây:
- Có đạo đức nghề nghiệp: Đây là phẩm chất cơ bản đầu tiên, không chỉ riêng nghề giáo mà phẩm chất này cần thiết ở mọi nghề. Giáo viên cần có thái độ trung hòa, bình tĩnh, nhẹ nhàng, là tấm gương cho các em noi theo. Cách xử sự với học sinh sẽ là được các em ghi nhớ và noi theo. Do đó, giáo viên không được đối xử thiên vị, phải luôn cư xử công bằng, đặt mục tiêu giáo dục lên hàng đầu, không chạy the thành tích,...
- Là người “yêu nghề, mến trẻ”: Đây là điều kiện không thể thiếu trong công tác giáo dục. Lòng yêu trẻ vừa là cơ sở, vừa là nguồn gốc cho lòng yêu nghề, tạo động lực to lớn để hấn đấu suốt đời vì lý tưởng nghệ thuật. Khi có tình yêu mãnh liệt với nghề và làm việc một cách dấn thân thì mới có thể tạo dựng mối quan hệ mật thiết giữa thầy-trò. Bởi lẽ, mục tiêu của ngành không chỉ dạy kiến thức cho học inh mà còn xây dựng nhân cách cho họ.
- Là người có trách nhiệm: Đây là điều vô cùng cần thiết trong giáo dục.Khi có tinh trách nhiệm sẽ có những phương pháp để giáo dục và giảng dạy học sinh,
18
theo sát, nắm bắt, tình rạng học lực, tính cách, tâm sinh lý của từng hoc sinh.
Từ đó lựa chọn những phương pháp dạy học phù hợp cho học sinh. Người có trách nhiệm cao sẽ luôn chủ động trong việc tự trau dồi và nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn của mình.
Như vây, việc giữ gìn phẩm chất, lôi sống đạo đức của giáo viên mang tầm quan trọng đặc biệt đối với nghề giáo, đó là những tiêu chỉ, là cơ sở để bồi dưỡng phát triển năng lực của giáo viên.
2.3 Những năng lực cần có của người giáo viên tiểu học
Dựa vào phẩm chất làm nền tảng cho sự phát triển năng lực. Sau đây, tôi xin trình bày một số năng lực cần thiết của một người giáo viên:
- Trang bị kiến thức chuyên môn vững vàng: Nghề giáo cần trang bị cho mình kiến thức chuyên môn và sự am hiểu sâu rộng các vấn đề liên quan. Bởi giáo viên không chỉ dạy cho hoc sinh về những kiến thức chuyên mn mà còn có nhiệm vụ giảng dạy về đạo đức, kỹ năng cần thiết cho cuộc sống.
- Phải có các kỹ năng cần thiết:
+ Kỹ năng giảng dạy, kỹ năng sư phạm: giọng nói to, rõ ràng và có cách diễn đạt dễ hiểu, sự tự tin và có khả năng truyền cảm hứng cho học sinh. + Phương pháp truyền đạt dễ hiểu: dù là người giàu kinh nghiệm, giỏi về chuyên môn nhưng khả năng truyền đạt kém thì học sinh vẫn sẽ tiếp thu bài rất chậm. Cho nên, để giảng dạy hiệu quả thì cần thay đổi cách tiếp cận với học sinh, thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học để các em dễ dàng nắm bắt được nội dung bài học.
- Luôn có tinh thần tự học hỏi: Luôn có tnh thần ham học hỏi để cập nhật kịp thời những thông tin, những kiến thức đổi mới, nâng cao trình độ của bản thân. Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là công nghệ thông tin ngày càng phát triển và có ảnh hưởng mạnh mẽ tới ngành giáo dục. Nếu không trau dồi, bổ sung, học hỏi những kỹ năng, kiến thức mới trong việc ứng dụng công nghệ thông tin thì sẽ bị tụt hậu và không thể dạy tốt cho học sinh được.
- Duy trì môi trường học tập tích cực: Đây là vai trò thiết thực trong việc giúp học sinh yêu trường, lớp hơn. Vì vậy, đòi hỏi giáp viên phải có năng lực tạo được môi trường, không khí học tập thoải mái, thu hút được sự chú ý của học sinh, tránh việc nhồi nhét và bắt em học sinh một cách cứng nhắc. Tạo sự gắn kết giữa cô và trò, tinh thần đoàn kết giữa các học sinh bằng cách thường xuyên
tổ chức các hoạt động của lớp.
19
- Theo Quyết định số 575/QĐ-ĐT ngày 6/6/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng [4], người học tốt nghiệp chương trình đào tạo
ngành Giáo dục Tiểu học của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng có khả năng:
PLO1: Vận dụng kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật, khoa học giáo dục vào hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp thuộc phạm vi Giáo dục Tiểu học.
PI 1.1. Vận dụng kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật vào hoạt động giáo dục học sinh tiểu học.
PI 1.2. Vận dụng kiến thức chuyên sâu về lí luận và phương pháp dạy học bộ môn vào hoạt động dạy học các môn học ở tiểu học.
PLO2: Tổ chức hoạt động giáo dục và dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học.
PI 2.1. Lập kế hoạch giáo dục, dạy học các môn học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học.
PI 2.2. Thực hiện hoạt động giáo dục và dạy học các môn học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học.
PI 2.3. Tổ chức kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học.
PI 2.4. Phân tích và phát triển chương trình giáo dục cấp Tiểu học. PLO3: Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ trong dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh tiểu học.
PI 3.1. Vận dụng linh hoạt kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản đạt chuẩn theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT vào hoạt động giáo dục, dạy học và nghiên cứu khoa học ở tiểu học.
PI 3.2. Sử dụng ngoại ngữ hiệu quả đạt năng lực bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam trong giáo dục và dạy học tiểu học.
PLO4: Xây dựng môi trường giáo dục tích cực.
PI 4.1. Giải quyết các tình huống ứng xử sư phạm.
PI 4.2. Tư vấn tâm lý và học tập cho học sinh tiểu học.
PI 4.3. Quản trị lớp học và quản lý hành vi học sinh tiểu học.
PI 4.4. Xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng giáo dục trong hoạt động giáo dục và dạy học học sinh tiểu học.
PLO5: Thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trong giáo dục và dạy học tiểu học.
PI 5.1. Phát hiện và đề xuất được vấn đề nghiên cứu.
PI 5.2. Lập được đề cương nghiên cứu của đề tài.
20
PI 5.3. Đề xuất được các giải pháp sư phạm trong cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục và dạy học các môn học ở tiểu học.
PLO6: Quản trị quá trình giáo dục và dạy học các môn học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học.
PI 6.1. Lập kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch giáo dục từng khối lớp.
PI 6.2. Điều hành và giám sát các hoạt động theo kế hoạch đã được duyệt.
PLO7: Thể hiện được tư duy phản biện, sáng tạo và năng lực giải quyết vấn
đề phức tạp trong hoạt động chuyên môn nghề nghiệp và cuộc sống.
PI 7.1. Xem xét các vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau, đưa ra các lập luận logic và thuyết phục.
PI 7.2. Phát hiện các vấn đề mới, ý tưởng mới, cách làm mới có tính sáng tạo phù hợp với thực tiễn hoạt động nghề nghiệp.
PI 7.3. Giải quyết sáng tạo các vấn đề đa diện, đòi hỏi tính chất phối hợp cao, liên ngành, sự tổ chức thông tin đa dạng trong hoạt động giáo dục, dạy học và cuộc sống.
PLO8: Thực hiện được các hoạt động giao tiếp, hợp tác với đồng nghiệp và
xã hội.
PI 8.1. Thể hiện các hành vi giao tiếp, hợp tác văn minh, lịch sự.
PI 8.2. Sử dụng hiệu quả các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong giao tiếp, hợp tác với đồng nghiệp và xã hội.
PI 8.3. Điều hành nhóm làm việc một cách hiệu quả.
PLO9: Thực hiện hành vi ứng xử phù hợp với phẩm chất, đạo đức nhà giáo; tham gia phục vụ cộng đồng và hình thành ý tưởng khởi nghiệp.
PI 9.1. Thể hiện phẩm chất, đạo đức và tác phong chuẩn mực của nhà giáo.
PI 9.2. Tham gia các hoạt động truyền thông, tình nguyện, nhân đạo
để phục vụ cộng đồng.
PI 9.3. Đề xuất được ý tưởng khởi nghiệp.
21