1. Nguồn gốc:
Các nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng, cồng chiêng có từ thời cổ đại, bắt nguồn từ nền văn minh Đông Sơn có cách đây ít nhất 3.500-4.000 năm, với hai nhạc cụ điển hình là trống đồng và cồng chiêng.
Cồng chiêng Tây Nguyên có nguồn gốc từ truyền thống văn hóa và lịch sử rất lâu đời. Về cội nguồn, cồng chiêng là sự phát triển và biến thể của đàn
đá, tuy chất liệu, kỹ thuật chế tác và cách sử dụng có khác nhau. trước khi có văn hóa đồng, người xưa đã tìm đến loại khí cụ đá: cồng đá, chiêng đá... tre, rồi tới thời đại đồ đồng, mới có chiêng đồng...
Từ thuở sơ khai, cồng chiêng được đánh lên để mừng lúa mới, xuống đồng; biểu hiện của tín ngưỡng - là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên... âm thanh khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc trầm hùng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và với tiếng lòng người, sống mãi cùng với đất trời và con người Tây Nguyên.
Giáo sư người Philippinse J. Maxêda nhận xét: "Dãy Trường Sơn có thể xem như chính là cái nôi sản sinh và truyền bá toàn khu vực Đông Nam Á nền văn hóa âm nhạc độc đáo của cồng chiêng"
Ngoài ra, khi nói về nguồn gốc xuất xứ, các học giả còn cho rằng: "Tây nguyên và vùng lân cận là nơi làm ra và sử dụng đàn đá, nơi sử dụng nhạc
cụ cồng chiêng chứ không phải là nơi làm ra cồng chiêng, mà cồng chiêng Tây nguyên đều do người Việt, người Lào và người Khmer chế tác, vì ở Tây nguyên chưa trải qua đúc kim khí, người Tây nguyên mua cồng chiêng của người Việt, Lào và Khmer sau đó về thỉnh âm lại theo truyền thống của mình".
Xét về không gian văn hóa và lịch sử văn hóa tộc người thì Tây nguyên là một vùng văn hóa rất đặc trưng của Việt Nam, bởi Việt Nam là một quốc gia được xem như là Đông Nam Á thu nhỏ, vì những đặc trưng về điều kiện tự nhiên (rừng, núi, đồng bằng, biển, sông), khí hậu và văn hóa tộc người (nhiều văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo). Một số tộc người Tây nguyên (nhóm Nam Đảo) trong quá trình "thiên cư" lên vùng đất Tây nguyên, có thể họ đã mang theo nhạc cụ cồng chiêng. Vì vậy, sản phẩm nhạc cụ cồng chiêng ở Tây nguyên không hoàn toàn là của người Việt, Lào và Khmer.
2. Đặc điểm:
-Cồng chiêng Tây Nguyên có nguồn gốc từ truyền thống văn hóa và lịch sử rất lâu đời. Về cội nguồn, có nhà nghiên cứu cho rằng, cồng chiêng là "hậu duệ" của đàn đá. trước khi có văn hóa đồng, người xưa đã tìm đến loại khí cụ đá: cồng đá, chiêng đá... tre, rồi tới thời đại đồ đồng, mới có chiêng đồng...
-Chiêng bằng cấu tạo gồm hai bộ phận: mặt chiêng và thành chiêng. Mặt chiêng
là một mặt phẳng có hình vòng tròn, quyết định âm thanh như: độ cao, sự tròn tiếng, đầy tiếng và độ vang; thành chiêng nối liền với mặt chiêng thành một bản rộng bao quanh mặt chiêng và không khum vào trong.
-Cồng chiêng M’nông gồm có 2 bộ: bộ chiêng 6 chiếc và bộ cồng 3 chiếc có kích thước khác nhau. Mỗi chiếc mang một chức năng riêng trong khi hòa điệu và
có những tên gọi khác nhau tùy theo từng nhóm địa phương. Tên gọi bộ chiêng 6 chiếc theo thứ tự: Chiêng lớn nhất được gọi là chiêng mẹ (mei, me hay măi);
chiêng lớn thứ hai gọi là rênul (nhóm M’nông Nong gọi là nêgrơm); chiếc thứ ba gọi thống nhất là n'dơt hay n'dất; chiếc thứ tư gọi là tru (M’nông Preh, M’nông Nong và M’nông Prâng), gọi là dua (M’nông Chil, M’nông Rlăm); chiếc thứ năm gọi là trơ (M’nông Preh, M’nông Nong, M’nông Prâng) và gọi là thơ (M’nông Chil
và M’nông Rlăm); chiêng nhỏ nhất gọi là chiêng con (kon). Bộ cồng 3 chiếc: Chiếc lớn nhất gọi là cồng mẹ; chiếc thứ hai làm chuẩn trong khi hòa nhạc và được gọi là tru (M’nông Prâng), du gong (M’nông Rlăm và M’nông Chil); chiếc nhỏ nhất là cồng con (kuôn gong hay kon gong). Ngoài ra, người M’nông còn có một chiếc chiêng lớn gọi là Char, giống như chiêng Char của người Êđê nhưng hiếm khi họ sử dụng chiếc chiêng này.
-Cồng và chiêng là loại nhạc cụ chủ yếu để dùng trong nghi lễ. Người M’nông thường sử dụng bộ chiêng 6 chiếc. Các nghi lễ dùng vật hiến sinh là heo hay gà, người M’nông tấu nhạc bằng bộ chiêng 6 chiếc. Trong các cuộc rượu ngày thường, đôi khi bộ chiêng 6 chiếc cũng được đem ra hòa điệu. Trường hợp trong buôn có khách từ xa tới, chủ nhà đãi khách rượu cần và khi đấy thường phải sử dụng bộ chiêng 6 chiếc như một nghi thức đón mừng để tỏ lòng hiếu khách của toàn buôn. Đây cũng là dịp để bà con trong buôn đến vui chung. Ngoài tang lễ, hôn lễ và những dịp vui, những nghi lễ khác thường được tổ chức tấu cồng chiêng như: lễ kết bạn, cúng hồn lúa, cúng cơm mới sau ngày thu hoạch, lễ chúc sức khỏe người chủ nhà trong dịp dựng nhà mới đối với hầu hết các nhóm M’nông; lễ lên nhà mới của người M’nông Chil; lễ hoàn công một ngôi nhà, cúng rường cột của người M’nông Rlăm... Ứng với mỗi hoàn cảnh ấy là một bài chiêng khác nhau. Ngay trong một lễ hội, các bài chiêng cũng được đánh theo tiết tấu, nhịp điệu khác nhau, tùy theo không khí chung của lễ hội.
-Theo quan niệm của người M’nông, âm thanh của hai loại nhạc cụ cồng chiêng trong lễ hội vang lên sẽ kết nối với các thần linh, có thể gọi thần tốt đến và nhờ sự trợ giúp của họ đuổi các ma xấu. Vì thế, tính tâm linh ở các lễ hội trong đời sống văn hóa tinh thần qua tiếng chiêng luôn được đồng bào gìn giữ và phát huy.
-Vũ điệu cồng chiêng không chỉ như giai điệu của thần, mang đến cho ai nấy tham gia lễ hội nét mặt phấn khích, vui tươi mà tiếng cồng chiêng trong trẻo như đưa khúc ca cầu mùa, bình an và hạnh phúc của người đồng bào nơi đây vang vọng
cả núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ.
-Giá trị cồng chiêng không chỉ thể hiện ở kỹ thuật diễn tấu mà nó còn có ý nghĩa tâm linh. Cồng chiêng đại diện cho văn hóa Tây Nguyên. Được sử dụng trong nhiều nghi lễ, tín ngưỡng quan trọng. Khi âm thanh của cồng chiêng vang lên,
đồng bào quan niệm có thể giúp con người thông tin trực tiếp đến các đấng thần linh.
3. Giá trị:
*Giá trị văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Không gian văn hóa truyền thống cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng. Chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên. Như Êđê,
Ba na, Xơ đăng, Gia rai, M’nông, Cơ ho… Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của các tộc người Tây Nguyên. Là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ. Bên cạnh đó, cồng chiêng còn được người Tây Nguyên xem như sợi dây kết nối giữa con người và thần linh, để mỗi lần cúng tế đều phải có âm thanh cồng chiêng vang vọng, báo cáo với các vị thần về những thành quả đạt được của người dân.
Giá trị cồng chiêng không chỉ thể hiện ở kỹ thuật diễn tấu mà nó còn có ý nghĩa tâm linh. Cồng chiêng đại diện cho văn hóa Tây Nguyên. Được sử dụng trong nhiều nghi lễ, tín ngưỡng quan trọng. Khi âm thanh của cồng chiêng vang lên, đồng bào quan niệm có thể giúp con người thông tin trực tiếp đến các đấng thần linh. Là chiếc cầu nối giữa các thành viên trong cộng đồng.Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, con người đã nghe tiếng chiêng chào đón. Khi lớn lên dựng vợ, gả chồng tiếng chiêng lại rộn ràng trong ngày vui hạnh phúc. Và khi vĩnh biệt cõi đời về với tổ tiên thì cũng có tiếng cồng chiêng tiễn đưa. Cồng chiêng của đồng bào Tây Nguyên không được sử dụng bừa bãi. Mà chỉ được sử dụng trong các nghi lễ, lễ hội của gia đình, buôn làng, trong những dịp tiếp khách quý.
Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc cồng, chiêng đều ẩn chứa một vị thần. Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực của
vị thần càng cao. Cồng chiêng còn là tài sản quý giá, biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có. Đã có thời một chiếc chiêng giá trị bằng hai con voi hoặc 20 con trâu. Vào những ngày hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian lãng mạn và huyền ảo. Cồng chiêng do vậy góp phần tạo nên những sử thi, những áng thơ ca đậm chất văn hóa Tây Nguyên vừa lãng mạn, vừa hùng tráng.
Cồng chiêng mang lại sự thiêng liêng vào cuộc sống, điều này khiến con người cảm thấy được sống trong một không gian thanh cao, tâm linh, huyền
ảo. Tiếng cồng chiêng Tây Nguyên hòa nhịp âm vang gợi cho người nghe như thấy được cả không gian săn bắn. Không gian làm nương rẫy, không gian lễ hội… của cả vùng Tây Nguyên. Không chỉ có vậy, cồng chiêng còn đem đến đời sống của các tộc người Tây Nguyên sự lãng mạn. Đó chính là nguồn gốc của những áng sử thi, thơ ca đi vào lòng người…. Đời người dài theo tiếng chiêng. Chiêng đem cái thiêng vào cuộc sống, khiến con người cảm thấy được sống trong một tâm trạng an toàn, một không gian huyền ảo. Không chỉ có thế, tiếng cồng, tiếng chiêng còn đem đến cho đời sống của người Tây Nguyên cánh bay của sự lãng mạn, đó cũng là nguồn gốc của những áng thơ ca, sử thi bay bướm.
Cồng chiêng vì thế, không chỉ đại diện cho văn hóa Tây Nguyên, mà còn là một sứ giả của nền văn hóa Việt Nam, xứng đáng là một kiệt tác văn hóa. Có thể khẳng định văn hóa và âm nhạc cồng chiêng thể hiện tài năng sáng tạo văn hóa. Nghệ thuật ở đỉnh cao của các tộc người ở Tây Nguyên. Và vì thế,
nó xứng đáng được UNESSCO vinh danh là kiệt tác văn hóa phi vật thể và
truyền khẩu của nhân loại.
4. Bảo vệ và bảo tồn phát huy giá trị:
-Ngay sau khi Không gian Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào ngày 25/11/2005, tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều chủ trương, giải pháp để bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng. Cụ thể, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 10/NQ-HĐND ngày 13/7/2007 và Nghị quyết số 63/2012/NQ-HĐND ngày 6/7/2012 về "Bảo tồn, phát huy di sản không gian văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2007-2015". Trên cơ sở kết quả đạt được của hai nghị quyết này, ngày 30-8-2016, HĐND tỉnh Đắk Lắk tiếp tục ban hành Nghị quyết số
05/2016/NQ-HĐND về "Bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk" giai đoạn 2016-2020 với nhiều nội dung, giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm thực hiện cam kết trong hồ sơ đệ trình UNESCO... Thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh, từ năm 2007 đến năm 2020, tỉnh đã cấp ngân sách mua và cấp 154 bộ chiêng cho những đội chiêng tiêu biểu ở các buôn trong tỉnh, trong đó giai đoạn 2016-
2020 cấp được 26 bộ chiêng, 358 bộ trang phục truyền thống cho các đội chiêng, đội văn nghệ ở các buôn. Sở VHTTDL và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh
đã tổ chức được 124 lớp truyền dạy đánh chiêng cho hàng trăm thanh thiếu niên,
học sinh là con em đồng bào DTTS các buôn làng và các trường học trong tỉnh; phục dựng được 136 nghi lễ, lễ hội truyền thống gắn với cồng chiêng; tổ chức biểu diễn định kŽ một tháng hai chương trình văn hóa cồng chiêng phục vụ nhân dân và
du khách tại trung tâm văn hóa tỉnh… với tổng kinh phí hơn 12,7 tỷ đồng. Với sự
hỗ trợ thiết thực đó, văn hóa cồng chiêng đang "sống lại" trong đời sống, sinh hoạt của đồng bào các dân tộc ở Đắk Lắk. Theo kết quả kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vào tháng 9/2020 cho thấy, toàn tỉnh hiện có 2.098
bộ chiêng, 5.116 nghệ nhân biết đánh chiêng, 311 nghệ nhân biết chỉnh chiêng, 1.366 nghệ nhân biết chơi các nhạc cụ truyền thống… Những nghệ nhân này là lực lượng nòng cốt giữ gìn, bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng ở các buôn làng Đắk Lắk.
-Tuy nhiên, Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Đắk Lắk, Thái Hồng Hà cũng cho biết, văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói chung, ở Đắk Lắk nói riêng đã và đang đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức do quá trình chuyển biến về kinh tế, xã hội, tín ngưỡng… làm thay đổi mạnh mẽ cuộc sống của đồng bào các dân tộc. Bên cạnh
đó, do ảnh hưởng của lối sống hiện đại, tác động tiêu cực bởi mặt trái của kinh tế thị trường; quá trình đô thị hóa nhanh và sự ảnh hưởng của tôn giáo; đồng thời những người biết văn hóa cồng chiêng ngày càng ít dần, lớp trẻ không mặn mà với văn hóa cồng chiêng, rừng bị tàn phá, không gian canh tác nương rẫy bị thu hẹp, bến nước bị khô hạn, nhà dài truyền thống đang bị thay thế bằng nhà bê-tông… khiến cho văn hóa cồng chiêng đang bị mai một dần. Ở nhiều địa phương, buôn làng cồng chiêng không còn ý nghĩa linh thiêng, cuộc sống của một bộ phận đồng bào còn gặp khó khăn dẫn đến đem cồng chiêng đi bán, trao đổi, phục vụ cho các mục đích khác… Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng trên địa bàn, tại kŽ họp thứ 11, HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa 9 vào đầu tháng 12/2020 vừa qua đã thông qua nghị quyết kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 05/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025. Với chủ trương này, Đắk Lắk không ngừng nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng gắn với phát triển du lịch cộng đồng nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với Đắk Lắk cũng như đại ngàn Tây Nguyên. Và chỉ khi du lịch cộng đồng phát triển thì văn hóa cồng chiêng mới được bảo tồn bền vững cho hôm nay và mai sau.