Mấy nét khái lược về điện Trường Bà

Một phần của tài liệu Vấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi (Trang 102 - 105)

Điện Trường Bà tọa lạc ở phía Tây làng Xuân Khương, trên bờ Nam sông Trà Bồng, cách không xa địa giới với các sách của người Thượng thuộc nguồn Thanh Bồng xưa. Phía sau ngôi điện là bến thuyền, nơi thương nhân miền xuôi lên mua hàng neo đậu thuyền bè; phía trước là bãi đất trống rộng rãi, có thời kỳ mở trường giao dịch.(1) Xưa kia, làng Xuân Khương có khá nhiều cơ sở thờ tự: đình làng (nay chỉ còn lại di chỉ Gò Đình ở thôn Trung); đền thờ Thần Nông (nằm cách điện Trường Bà 300 mét về hướng đông bắc); ba ngôi miếu thờ cô hồn ở ba thôn: thôn Đông, thôn Tây và thôn Trung; hai ngôi chùa Bổn Tự (của người Hoa) và Phật học (của người Việt) có từ trước thời Pháp thuộc, từng tọa lạc trên nền đất nay là nơi trú đóng của huyện đội; chùa Kim Long ở thôn Đông và lăng Bạch Hổ ở Gò Xôi, và điện Trường Bà. Hai cuộc chiến tranh kéo dài trọn 30 năm đã tàn phá nặng nề hầu hết các cơ sở đó, chỉ còn điện Trường Bà và lăng Bạch Hổ được trùng tu, duy trì hương khói, trở thành biểu tượng văn hóa tâm linh, có một vị trí đặc biệt trong đời sống của người dân.

Hiện nay, trong điện Trường Bà không có bất cứ tấm bia nào ghi lại thần tích cũng như công đức của người dân trong quá trình xây dựng; vì thế, không thể xác định chính xác thời gian khởi tạo. Tuy nhiên, căn cứ vào Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia III, có thể dự đoán rằng ngôi điện đã có lịch sử hơn 200 năm. Theo tờ trình được người dân làng Xuân Khương viết vào tháng 2 năm 1972 gửi các cấp chính quyền Sài Gòn, xin cấp tứ sắc cho vị Nữ thần đang được thờ phụng tại điện Trường Bà, ban đầu Nữ thần có duệ hiệu là “Ngọc Phi Thánh nữ

nương

(1) Ban đầu, trường giao dịch đặt gần Sở Tuần ty, trên khu đồi cao giáp ranh giữa làng Xuân Khương với đất của người Cor, nay thuộc xã Trà Thủy. Địa điểm này thuận tiện cho việc quản lý của Sở Tuần ty nhưng diện tích nhỏ hẹp, lại bất tiện cho thương nhân vì xa bến thuyền. Vì thế, sau này trường giao dịch được chuyển về bãi đất bằng phía trước điện Trường Bà.

nương”. Thời Cảnh Thịnh (cầm quyền 1792-1802), vị Nữ thần được nhà vua suy

tôn là “Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi Tôn thần”. Đến thời Gia Long (cầm quyền 1802-1820), vị Nữ thần được nhà vua phong duệ hiệu là “Hàm hoằng Quảng đại

chí đức phổ bác hiển hóa Trang huy dục bảo trung hưng Thượng đẳng thần”[88].

Cả 2 bản sắc phong đều bị thất lạc trong kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược, nhưng nội dung vẫn được người dân nhớ chính xác, và các duệ hiệu của

Nữ thần được ghi lại trong chúc văn nên rất khó hoài nghi về độ tin cậy. Đáng chú

ý, cây da lá lệch có bộ rễ trùm lên toàn bộ cổng (cũ) của điện Trường Bà đã được nhà nước xếp hạng “cây di sản” với hơn 100 năm tuổi. Do đó, điện thờ không không thể có số tuổi ít hơn.

Phụng thờ Nữ thần là hiện tượng văn hóa tâm linh của người Việt phổ biến trên cả nước, với nhiều hình thức và tên gọi khác nhau. Ở miền Bắc có tục thờ Mẫu Liễu, thờ Tam phủ, Tứ phủ. Ở miền Nam có tục thờ Bà Chúa Xứ. Riêng rẻo đất Trung bộ, tục thờ Nữ thần có sự pha trộn rất rõ giữa tín ngưỡng dân gian của người Việt và người Chăm. Tại các tỉnh thuộc Bắc Trung bộ, tín ngưỡng thờ Mẫu có nhiều nét tương cận với đồng bằng Bắc bộ. Nhưng tại Trung và Nam Trung bộ, sự kế thừa, Việt hóa Nữ thần của người Chăm là hiện tượng phổ biến. Như chúng ta đã biết, thánh mẫu Thiên Y A Na nguyên là nữ thần Poh Inư Nagar, tức Bà Mẹ Xứ Sở của người Chăm. Để trở thành nữ thần của người Việt, Poh Inư Nagar đã trải qua quá trình hợp thức hóa: được người Việt tiếp nhận, Việt hóa danh xưng, sáng tạo nên huyền tích, phụng thờ ở nhiều nơi và được các vương triều phong sắc thượng đẳng thần.

Thánh mẫu Thiên Y A Na không chỉ được phụng thờ ở đồng bằng, mà còn được phụng thờ ở một số vùng núi hay cửa nguồn ở các tỉnh miền Trung. Theo nghiên cứu của Nguyễn Quang Ngọc, mặc dù hiện này An Khê Trường được cho là thờ Vua Quang Trung nhưng trên thực tế là thờ Thiên Y A Na. Hiện nay, bản sắc phong vẫn được lưu giữ tại Trường. Cũng theo Nguyễn Quang Ngọc, tại An Khê Trường cũng có trường giao dịch ở phía trước, lễ hội mùa thu hàng năm ở đây cũng thu hút sự tham gia của người Thượng và các thương nhân. Trong vùng An Khê,

ngoài An Khê Trường là điểm thờ chính, nữ thần Thiên Y A Na còn được thờ cúng tại các miếu xóm. Ở nhiều miếu xóm, nữ thần Thiên Y A Na đều được nhiều triều vua phong sắc. Những bản sắc này hiện đang được lưu giữ tại Phòng Văn hóa - Thông tin thị xã An Khê. Hàng năm, người dân trong vùng bao giờ cũng tổ chức lễ hội rất lớn ở An Khê Trường, với sự tham gia của tất cả các xóm, sau đó mỗi xóm mới tổ chức cúng nữ thần Thiên Y A Na tại miếu của xóm mình[99].

Tại tỉnh Quảng Ngãi, Thiên Y A Na cũng là vị Nữ thần được thờ cúng tương đối phổ biến. Theo thói quen, người dân Quảng Ngãi gọi tất cả các vị Nữ thần là

“Bà”. Cho đến nay vẫn còn hàng chục dinh miếu thờ Thiên Y A Na có kiến trúc độc đáo như dinh thờ Bà ở huyện đảo Lý Sơn, Dinh Bà ở xã Bình Hiệp (huyện Bình Sơn), Miếu Bà ở xã Tịnh Hà (huyện Sơn Tịnh) hay Miếu Bà ở phường Phổ Thạnh (thị xã Đức Phổ). Việc thờ Nữ thần Thiên Y A Na ở điện Trường Bà, huyện Trà Bồng, cũng nằm trong dòng chảy văn hóa chung đó, và người dân làng Xuân Khương cũng chỉ gọi Nữ thần của mình là “Bà” hoặc “Mẹ”.

Trong ký ức của người dân làng Xuân Khương, Bà là vị Thần có năng lực đánh giặc bảo vệ dân chúng, giáo hóa người Thượng, và dạy cho dân biết các làm

ăn buôn bán. Các truyền tích “nữ thần cưỡi Bạch Hổ trừng trị thảo khấu”, “nữ thần dạy dân buôn bán” lưu truyền trong dân gian cho thấy hình tượng Nữ thần gắn liền với mấy đặc điểm: (i) những năm đầu người Việt lên lập nghiệp, khu vực cửa nguồn còn hoang vu, nhiều thú dữ và chưa có sự ổn định về xã hội; (ii) vùng đất này từ lâu

đã có việc giao thương đa tộc người, nhưng cũng có những xung đột nhất định; và (iii) đã có sự ảnh hưởng ở mức độ nào đó của người Việt lên các cộng đồng người Thượng, thông qua việc “giáo hóa”. Hình ảnh “Bà” được xây dựng như một biểu tượng của sức mạnh siêu nhiên, có năng lực vô biên, thỏa mãn được ước vọng của người dân về một cuộc sống ổn định bình hòa.

Bên cạnh nữ thần được thờ ở gian chính điện, hiện nay điện Trường Bà còn phối thờ thêm các nhân thần. Ba nhân vật anh hùng trong lịch sử Trung Hoa và cũng là ba nhân thần người Hoa được dân làng tôn sùng, ngưỡng mộ, phụng thờ là Quan Thánh, Quan Bình, Chu Thương. Ở phía đối diện, điện Trường Bà còn thờ

các nhân thần người Việt là Bùi Tá Hán, Mai Đình Dõng, các vị Tiền hiền và Hậu hiền. Theo người dân làng Xuân Khương, Bùi Tá Hán, Mai Đình Dõng(1). Ngoài ra, điện Trường Bà còn phối thờ Ngọc Hoàng, thần Bạch Hổ, thần tài, các đời ông Cả

và thần Tiêu Diện – vị thần cai quản các âm binh, cô hồn lang thang vất vưởng bên ngoài.

Một phần của tài liệu Vấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(206 trang)
w