Thế giới loài vật trong văn học viết cho thiếu nhi

Một phần của tài liệu Ài Tiểu Luận Văn Học Thiếu Nhi.pdf (Trang 21 - 31)

B. Thiên nhiên và thế giới loài vật trong văn học viết thiếu nhi

3. Thế giới loài vật trong văn học viết cho thiếu nhi

Thơ viết cho thiếu nhi phải phong phú, đa dạng, thể hiện trước hết

ở tính chất rộng rãi và nhiều màu sắc của đề tài. Bởi thơ viết về tuổi thơ trước hết phải luôn phản ánh sinh hoạt của các em. Cảm xúc thơ nảy sinh gắn liền với thế giới tự nhiên, thế giới loài vật và con người xung quanh trẻ. Trong thế giới loài vật, đàn gà được miêu tả, nói đến với nhiều dáng

vẻ khác nhau. Hoàng Thanh Hà như đang nâng niu, vuốt ve chú gà con xinh xắn đáng yêu: “Như cục tơ nhỏ/ Lăn tròn, lăn tròn” Đàn gà ( . Tác phẩm mới). Trong thơ Phạm Hổ, đàn gà hồn nhiên, sống động, đáng yêu… có khi lại còn “cựa quậy”, còn “nhao nhao” cả lên ngay trong giấc ngủ, khác gì bầy trẻ hiếu động:

Mẹ gà hỏi con Ngủ chưa đấy hả?

Cả đàn nhao nhao Ngủ rồi đấy ạ!

(Ngủ rồi – Phạm Hổ)

Bài thơ là cuộc đối thoại giữa gà mẹ và đàn gà con. Nghe gà mẹ hỏi, cả bọn nhao nhao trả lời: “Ngủ cả rồi đấy ạ!”. Ngủ rồi thế mà vẫn nghe được mẹ hỏi, vẫn trả lời được… Đàn gà con ngây thơ nghĩ rằng, trả lời “Ngủ cả rồi đấy ạ!” là sự khẳng định về sự thật, và gà mẹ sẽ tin vào

sự thật đó… Nhưng chúng không biết rằng chính sự khẳng định chắc nịch

đó đã phủ định lại thực tế chưa ngủ của chúng. Có thể nói, đây là kiểu tư duy chỉ có ở trẻ nhỏ. Kiểu tư duy này sẽ biến mọi thứ không logic sẽ trở thành hoàn toàn lôgic trong thế giới trẻ thơ và làm nên nét đáng yêu của trẻ nhỏ cũng như sức hấp dẫn của văn học thiếu nhi.

Trong cuộc đười sáng tạo nghệ thuật, Phạm Hổ đã dành những tình cảm rất dáng trân trọng qua những sáng tác cho lứa tuổi thiếu nhi. Trong Những bài thơ nho nhỏ, tác giả đã nói rõ niềm tậm sự và khát vọng của cả đời mình:

Suốt đời tôi chỉ mơ, Được làm cho các em, Những bài thơ nho nhỏ, Như những hòn bi xanh, đỏ, các em chơi.

Như những quả quýt, quả cam các em tay bóc vỏ, miệng cười. Như những chú gà con chạy lon ton bên mẹ…

Với một tình yêu thương thật nồng hậu, với một sự thấu hiểu vô cùng sâu sắc về đời sống tâm lý, tình cảm của thế giới trẻ thơ, những sáng tác của Phạm Hổ đã dẫn dắt các em đi vào một thế giới vô cùng huyền diệu, một xứ sở thần tiên, vạn vật chung quanh trẻ em đều là bạn bè thân thiết.

Những con vật quen thuộc như chó, mèo, gà, thỏ, dê, bê… hiện lên

vô cùng gần gũi thân thườn qua trí tưởng tượng ngây thơ của lứa tuổi thần tiên, nhà thơ gọi đó là những người bạn nhỏ. Sự hiện diện của chúng luôn thành vần thành điệu trong thơ Phạm Hổ. Với các em, tiếng kêu của các con vật đối đều là những thông điệp cần giải đáp:

Gâu! Gâu! Gâu! Chó hỏi Ịt! Ụt! Ịt! Lợn đòi Meo! Meo! Meo! Mèo trách Be! Be! Be! Dê cười…

(Kêu)

Lứa tuổi thần tiên hay có những nhầm lẫn, những thắc mắc, hay có những câu hỏi ngây ngô những thật hồn nhiên, Gà trống đẻ trứng cũng là một phát hiện thú vị của nhà thơ:

Gà con mách mẹ:

- Ô ày mẹ ơi Con vừa thấy bố

Đẻ được trứng rồi!

Gà mẹ vội đi Xem sai hay đúng

Có đời thuở nào

Bố gà đẻ trứng?

Đến chỗ gà trống

Gà mẹ phù cười:

Cạnh chân gà bố Đang nằm rỉa đuôi Bóng bàn một quả

Ai đã ném rơi!

Bà thơ Ngựa con cũng là những thắc mắc dễ thương:

Ngựa cha đi móng sắt Bật lửa đá dưới chân Ngựa con thấy kêu ầm:

“Bố ơi chân bố cháy”

Trong thế giới của loài vật, thỏ là con vật nhanh nhẹn, tinh nghịch

và hiếu động nhưng cũng rất đa nghi. Bài thơ Thỏ dùng máy nói là một tưởng tượng thú vị của thế giới trẻ thơ:

Thỏ đây! Ai nói đấy Mèo à? Mèo thế nào?

Mình không trông thấy cậu Nhỡ đứa khác thì sao?

Chú thỏ rất đa nghi, nghe điện thoại, dùng máy nói mà chú đòi nhìn thấy được người ở bên kia đầu dây. Với chú, người nói ở đầu dây bên kia nhất định phải xuất hiện chú mới tin đó là bạn mình.

Trong thế giới vô cùng đa dạng và phong phú của những người bạn, Phạm Hổ đã đi sâu vào khia thác và miêu tả rất độc đáo và thú vị về tình bạn này. Bài thơ Chú bò tìm bạn là một phát hiện vô xùng tinh tế của nhà thơ về chủ đề này cảm hứng của bài thơ được khơi gợi từ những hình ảnh có thực. Đó là hình ảnh của những chú bò sau một ngày no nê, dừng lại ở những bến ông để uống nước. Trong không gian của những buổi chiều muộn, tiếng “ậm…ò” vang lên như tiếng gọi đàn. Trong sự tưởng tượng của nhà thơ, có lẽ, chú bò đã bắt gặp hình ảnh của chính mình trên bến nước. Chú cứ ngỡ đó là người bạn:

Mặt trời rục bụi tre Buổi chiều về nghe mát

Bò ra sông uống nước Thấy bóng mình ngỡ ai,

Bì chào: kìa anh bạn Lại gặp anh ở đây

Trên những cánh đồng quê, hình ảnh những chú sáo đậu trên lưng trâu là hình ảnh vừa quen thuộc vừa nên thơ. Qua lăng kính thơ của Phạm

Hổ, hình ảnh trên cũng là biểu hiện gắn bó thân thiết giữa hai người bạn:

Thách anh trâu đấy Đánh được sáo đen!

Anh quật đuôi lên Sáo xà xuống dất Anh quay sừng húc, Sáo lại lên lưng Sáo mổ tứ tung,

Là anh thua nhé (Sáo đậu lưng trâu)

Anh Trâu hiền lành và chú Sáo tinh nghịch mãi mãi là đôi bạn gắn

bó, bởi lẽ, trò chơi của chúng chẳng bao giờ kết thúc.

Một số bài thơ của Phạm Hổ được tổ chức theo kết cấu của một tác phẩm tự sự. Nhân vật hiện lên có nguồn gốc xuất thân, diện mạo, tính cách, các chuỗi sự kiện hiện được sắp xếp theo trật tự tuyến tính. Nhờ vậy, thế giới loài vật hiện lên càng trở nên rõ ràng và sinh động hơn.

Ở đây, thơ vừa có chất vui, chất ngộ và cả chất truyện, ngôn ngữ đối đáp. Cái nhìn thiếu nhi, nét hồn nhiên bất ngờ đã đem đến thành công cho nhiều bài thơ.

Nhân vật trung tâm của truyện thiếu nhi là con vật. Từ con vật nhỏ

bé, thân thuộc như kiến, mèo, chuột, gà đến những con vật to lớn như cọp, gấu, sư tử. Lật mở mỗi trang sách, các em sẽ bắt gặp ngay những hình ảnh ngộ nghĩnh được khắc họa tinh tế, sinh động : “ Ngày hôm sau,

con Thắm dắt theo con Pig lên đảo. Pig là tên con cún của nhà con Thắm. Con Pig màu vàng, tai vểnh lên. Nó có vẻ nhút nhát. Từ khi đặt chân qua cổng nhà thằng Tin, nó rụt rè đánh hơi khắp nơi bằng cái mũi màu hồng. Chắc tại cái mũi có màu đặc biệt này mà con Thắm đặt tên cho nó là Pig”. Tác giả đã miêu tả rất cụ thể về con chó của Thắm. Nó

đáng yêu nhưng rất nhút nhát, giống như tính cách của một đứa trẻ nào

đó. Trong trí tưởng tượng phong phú của trẻ em, con vật vốn xa lạ với các em là sư tử. Dù chỉ có trong rừng xanh sâu thẳm nhưng lại thật gần gũi vì đó là cách nhìn, cách nghĩ của trẻ em.

Bằng cách nhân hóa các con vật, tác giả đã để cho chúng hoàn toàn chủ động trong các hành động, các tình huống. Đôi lúc, ta bật cười

vì bản tính của các con vật được bộc lộ một cách hóm hỉnh, hài hước thông qua lăng kính thông minh, dí dỏm của tác giả. Lứa tuổi thiếu nhi là lứa tuổi chủ yếu tư duy bằng hình tượng, lứa tuổi thường bị hấp dẫn bởi những đường nét, hình khối, màu sắc. Vì vậy, việc minh họa cho tác phẩm thiếu nhi sẽ làm tăng sức mạnh của nghệ thuật ngôn từ, giúp thiếu nhi đến với với câu chữ và lĩnh hội tác phẩm dễ dàng hơn cũng như tác phẩm sẽ để lại ấn tượng sâu đậm hơn trong các em. Văn học thiếu nhi thường giàu yếu tố tưởng tượng. Đặc trưng này cũng xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi thiếu nhi.

Một tác phẩm viết về con người hay đồ vật chỉ được coi là văn học thiếu nhi khi tác giả biết hóa những con vật hay đồ vật ấy thành trẻ em. Chỉ những tác phẩm mà các em thấy mình trong đó mới là văn học thiếu nhi. Cách viết và cái hồn trong từng lời văn, từng câu thơ mới là nhịp cầu thực sự để các em bước vào tác phẩm, bước vào thế giới của chính mình. Phải viết ra bằng ngôn ngữ của các em thì các em mới dễ hiểu, dễ thuộc

và ghi nhớ lâu.

Các nhân vật, loài vật trong truyện là những nhân vật chức năng đại diện cho một kiểu người trong xã hội. Bằng ngòi bút tài hoa và bằng tình yêu thương các em thiếu nhi sâu sắc, đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục trẻ em. Truyện viết cho thiếu nhi của các tác giả luôn tràn đầy tư tưởng nhân văn và ý nghĩa giáo dục. Mỗi câu chuyện không chỉ giúp chúng ta nhận biết được một khía cạnh khác nhau của cuộc sống mà còn ẩn chứa một bài học hay một thông điệp ý nghĩa: đoàn kết, yêu thương nhau thì không lo kẻ xấu hãm hại.

Võ Quảng là một trong những nhà văn có công rất lớn trong việc đặt nền móng cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam.

Có cả một vườn bách thú trong thơ Võ Quảng. Đó là thế giới đông đúc của loài chim: chim chào mào, chim khuyên, vàng anh,… Những con vật nuôi hiền lành như heo, gà, trâu, bò, vịt,… Có cả những con vật khác như cóc, nhái, chuột,…

Thế giới loài vật trong thơ Võ Quảng luôn song hành, bồi đắp cho nhau trong cái nhìn trong vắt của trẻ thơ, bài thơ Anh đom đóm là một ví dụ:

Mặt trời gác núi Bóng tối lan dần, Anh đóm chuyên cần, Lên đèn đi gác.

Theo làn gió mát, Anh đi rất êm.

Đi suốt một đêm, lo cho người ngủ.

Bài thơ đã thể hiện một khả năng quan sát, miêu tả vô cùng tinh tế của Võ Quảng. Ông thổi vào thế giới tự nhiên chung quanh trẻ em một nguồn sống mới. Ở đó có sự giao thoa đồng điệu tuyệt vời giữa hoa lá, có cây và muông thú. Đây là bài thơ được Pierre Gamara, một nhà nghiên cứu văn học có uy tín của Pháp dịch sang tiếng Pháp.

Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh anh Đom đóm trở thành người lính gác chuyên cần. Đêm nào anh cũng lên đèn đi bảo vệ giấc ngủ cho mọi người, đem lại cuộc sống bình an, hạnh phúc cho mọi người. Cảnh vật ban đêm thật êm đềm, đêm buông rèm cho đàn chim non nằm ngủ yên trong tổ, có tiếng chú chim Khuyên năm mơ ú ớ, văng vẵng xa xa là tiếng chị Cò bợ ru con:

Bờ tre rèm rũ Yên giấc cò con Một đàn chim non Trong cây nổi ngáy

Ao không động đậy Lau lách ngủ yên Một chú chim Khuyên Nằm ơ ú ớ.

Tiếng chị cò bợ

- “Ru hỡi! Ru hời!

Hỡi bé tôi ơi, Ngủ cho ngon giấc!”

Thơ Võ Quảng đã đem đến cho các em thiếu nhi cả một vườn bách thú. Gần gũi nhất là những mèo, chó, gà, lợn,… xa hơn là thế giới

của những loài chim như chào mào, chim khuyên, cò, vạc,… Những loài thú ở rừng như voi, cáo, thỏ nai cũng xuất hiện đông đúc không kém. Tất

cả hội tụ với nhau, đông vui, náo nhiệt. Bài thơ Bờ tre làng là một bản hợp tấu vô cùng sinh động:

Buổi sớm lúc sương tan

Bờ tre làng lấp lánh

Đổ lại đàn cò trắng Tre như nở bựng hoa Sáo dậu nổi hát ca Tre rung rinh trời sáng Lời họa mi loáng thoáng Tre phe phẩy đung đưa

Cu cườm hát giữa trưa Tre hòa lời kĩu kịt

Ngôn ngữ thơ Võ Quảng rất trong sáng, giản dị, dí dỏm, dễ hiểu

và giàu giá trị biểu cảm. Lời thơ, ý thơ có sức gọi tả cao. Thế giới, thiên nhiên, cuộc sống chung quanh hiện lên hết sức sống động, nó vừa gần gủi, thân thuộc mà cũng vừa ngộ nghĩnh, hấp dẫn dức tưởng tượng của thế giới trẻ thơ.

Trần Đăng Khoa là một điển hình tiêu biểu cho bộ phận thơ do chính trẻ em sáng tác. Với cái nhìn hồn nhiên trong trẻo, với những cảm nhận trong sáng về cuộc sống, thơ Trần Đăng Khoa đã nói lên tâm trạng chung của cả một thế hệ trẻ thơ trong giai đoạn lịch sử đặc biệt.

Trước hết, thơ Trần Đăng Khoa vẫn là những cảm xúc hồn nhiên, trong trẻo của lứa tuổi trẻ thơ với những trò chơi đuổi bướm, thả diều rồi

cả đánh trận, chọc ếch… bài thơ Con bướm vàng được xem là sáng tác đầu tiên của Khoa mà mọi người biết đến. Chú bé cứ mãi đuổi theo chú bướm để làm thơ:

Con bướm vàng Con bướm vàng Bay nhẹ nhàng Trên bờ cỏ

Em thích quá

Em đuổi theo Con bướm vàng

Nó vỗ cánh Vút lên cao

Em nhìn theo Con bướm vàng Con bướm vàng…

(Con bướm vàng)

Tiếp theo đó là những buổi cùng các bạn đi đánh giậm, các em được đắm mình trong không khí trong lành của những cánh đồng tươi mát, càng thích thú hơn khi bắt được nhiều cua, cá:

Sáng nay bọn em đánh giậm

Ở ai ven làng Bên ruộng lúa xanh non Những chị lúa phất phơ bím tóc Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học

Đàn cò áo trắng Khiêng nắng Qua sông

Cô gió chăn mây trên đồng Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi

Có vẻ vui tươi Nhìn chúng em nhăn nhó cười Chúng em rất vui

Vì đánh được nhiều cá…

(Em kể chuyện này)

Dế mèn phiêu lưu ký là một tác phẩm đồng thoại tiêu biểu nhất của

nhà văn Tô Hoài. Truyện bao gồm 10 chương, xâu chuỗi qua 10 chương truyện kể về cuộc phiêu lưu đầy sóng gió, kì thú của Dế Mèn. Mở đầu tác phẩm trong dòng họ một nhà Dế sống yên bình trên đầm nước, có một chú Dế Mèn không an phận. Mèn muốn thoát khỏi cuộc sống an nhàn, ý nghĩ phiêu lưu cũng bắt đầu từ đấy. Mèn muốn biết về cái thế giới bên ngoài đầm nước. Khác với người anh gia trưởng, cổ hủ, Mèn được miêu

tả là một thanh niên cường tráng, yêu đời, yêu lao động và sống tự lập. Nhưng Mèn cũng là một gã thanh niên hiếu thắng, hây gây gỗ, đôi lúc ngông cuồng đến mức tàn nhẫn. Mèn bắt nạt mấy chị Cào Cào, mấy anh Gọng Vó yếu đuối, khinh bỉ Dế Choắt. Mèn đã gây ra biết bao tai họa cho đồng loại. Cho đến khi gặp được bác Xiến Tóc, Mèn mới tỉnh ngộ, Mèn

tự vấn lương tâm. Mèn đã nhận ra mọi lỗi lầm của mình. Mèn thấy rằng mình cần phải thay đổi cách sống. Từ đó những phẩm chất mới của mèn được hình thành.

Thoát khỏi cuộc phiêu lưu bất đắc dĩ của thế giới loài người, hành động nghĩa hiệp đầu tiên của Mèn là bảo vệ cô Nhà Trò yếu đuối trước lũ nhện ăn thịt. Từ đó, Mèn luôn tâm niệm lời mẹ dặn là rèn luyện để cho lòng chín chắn, làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn. Cùng với Dế Trũi, Mèn đã thực hiện cuộc phiêu lưu thứ hai là thâm nhập vào thế giới loài vật để tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống. Mèn đã đi qua rất nhiều nơi. Đó là Vương quốc Đầm lầy của Đại vương Ếch Cốm khoác lác và thầy đồ Cóc dốt mà hay sinh chữ. Đó là làng Hoa Cỏ May, đất đai của loài côn trùng

có cánh, có tinh thần thượng võ… và nhất là cuộc gặp gỡ với chàng Châu

Chấu Voi nghĩa hiệp, giàu lòng thương người, sẵn sàng nhường nơi ở của mình cho kẻ yếu. Chính cuộc gặp gỡ này đưa đến những thay đổi rất lớn trong lí tưởng sống của Mèn. Trong những chặn đường phiêu lưu, Mèn đã trải qua những cảnh ngộ hết sức hiểm nguy. Nhưng Mèn đã dũng cảm vượt qua và chiến thắng.

Qua những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn, Tô Hoài đã gởi vào tác phẩm nhiều thông điệp. Câu chuyện của Dế Mèn cũng là câu chuyện của thế giới trẻ thơ. Đặc biệt là thế giới của những cậu bé hiếu động, ngỗ nghịch. Trẻ em chưa đủ vốn sống và sự trải nghiệm đê hiểu biết đầy đủvề cuộc sống, về con người. Đôi lúc chúng phạm phải những sai lầm đáng tiếc. Nếu có được những lời chỉ bảo ân cần của những người có kinh nghiệm, những con người có tình thương và lòng vị tha, chúng sẽ nhận ra những sai lầm và hướng đến thực hiện những việc làm tốt đẹp. Hơn thế nữa, phải chăng nhà văn muốn phát biểu rằng, tuổi trẻ phái có lí tưởng sống tốt đẹp, không được bằng lòng với cuộc sống tầm thường, chật hẹp

mà phải biết vươn ra khám phá cuộc sống rộng lớn hơn.

Câu chuyện về chú Dế mèn bao năm qua đã làm say lòng biết bao người Việt Nam. Dế mèn đã đến với các bạn nhỏ trong nước và thế giới. Cho đến nay, “Dế mèn phiêu lưu ký” vẫn là đỉnh cao trong số tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi. Song, nhà văn Tô Hoài không chỉ có truyện về

“chàng” Dế mèn. Trong văn Tô Hoài, truyện đồng thoại là mảng sáng tác đặc sắc, phong phú với “Võ sĩ Bọ Ngựa”, “O Chuột”, “Mèo già hóa cáo”,

“Mụ Ngan”, “Đôi Ri đá”, “Ghi chép một ngày của gà nhép”, “Cành cạch chơi trăng”, “Núi Gấu”, “Cá đi ăn thề”, “Chèo Bẻo đánh Quạ”... Ngoài Tô Hoài, còn có không ít nhà văn Việt Nam có nhiều truyện đồng thoại, như nhà văn Võ Quảng với “Ngày Tết của Trâu xe”, “Vượn hú”, “Anh Cút lủi”, “Sự tích những cái vằn”, “Mắt Giếc đỏ hoe”; Vũ Tú Nam với “Cuộc phiêu lưu của Văn Ngan tướng công”; Nguyễn Đình Thi với “Cái Tết của mèo con”; Nguyễn Kiên với “Chú Đất Nung”, “Ếch Xanh đi học”, “Có một chú chim sâu”...

Nhà văn Tô Hoài từng bày tỏ quan niệm: “Một tác phẩm hay cho

tuổi thơ cũng là một tác phẩm mà bạn đọc lứa tuổi nào cũng thưởng thức được”. Điều cốt lõi là tác phẩm cho thiếu nhi thì trước tiên phải được

thiếu nhi công nhận, “bởi đã gây được, khơi gợi được cái yêu thương, cái hờn giận, những kỷ niệm, những nhớ đời cho các bạn tuổi ấy. Các em và người lớn đều thu nhận được ở tác phẩm ấy những thông cảm cho mỗi lứa tuổi khác nhau, mà người lớn không cần phải giả làm trẻ em mới hiểu được”.

Tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài đã mang đến cho người đọc những trang kì thú về cuộc sống và những thuộc tính cơ bản của thế giới côn trùng, loài vật hiện lên trước mắt bạn đọc là một Dế Mèn cường tráng; một Dế Choắt gầy gò; một Dế anh hai ốm yếu và ngơ ngác; một gã bọ ngựa huênh hoang; một bác Xiến tóc oai nghiêm, độ lượng;

Một phần của tài liệu Ài Tiểu Luận Văn Học Thiếu Nhi.pdf (Trang 21 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)