Điều kiện về kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN: “Khai thác và chế biến đá làm vật liệu xây dựng thông thường tại thôn Túy Sơn, xã Hoài Sơn, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định ” (Trang 56 - 59)

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

2.1.3. Điều kiện về kinh tế - xã hội

Diện tích khu vực thăm dò thuộc thôn Túy Sơn, xã Hoài Sơn, thị xã Hoài Nhơn;

cách thành phố Quy Nhơn khoảng 95km về phía Tây Bắc. Dân cư sinh sống bằng nghề chính là làm nông, trồng rừng, đánh bắt thủy hải sản và số ít buôn bán nhỏ. Nhìn

chung, kinh tế dần phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm.

Thôn Túy Sơn, xã Hoài Nhơn, một trong những xã ven biển có lợi thế về du lịch biển với nhiều điểm du lịch hấp dẫn như ghềnh Lộ Diêu, Bãi Con, di tích lịch sử tàu không số Lộ Diêu… phát triển du lịch được coi cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong năm 2019, xã đăng ký xây dựng sản phẩm du lịch biển dựa trên những thế mạnh của địa phương. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương, nhân dân trong xã tích cực ủng hộ các dự án phát triển du lịch gắn bảo vệ môi trường.

Các hoạt động văn hóa xã hội, y tế, giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực; an

sinh xã hội được đảm bảo; Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững;

đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên, tạo niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền.

2./ Điều kiện văn hóa xã hội

Dự án có tổng diện tích 6,1ha, thuộc thôn Túy Sơn, xã Hoài Nhơn, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Trong khu vực thực hiện dự án là đồi núi, rừng trồng keo lai, bạch đàn và không có dân sinh sống. Cách dự án khoảng 180m về phía Bắc là khu dân cư sinh sống và khu dân cư nằm dọc trên các tuyến đường vận chuyển đá làm vật liệu xây dựng thông thường và đây là các đối tượng chịu tác động chính khi thực hiện dự án. Đồng thời dọc tuyến đường vận chuyển đá làm vật liệu xây dựng thông thường (số 6) có mật độ dân sinh sống và mật độ giao thông thưa thớt, do đó trong quá trình vận chuyển, chủ dự án sẽ có biện pháp khống chế các tác động đến mức thấp nhất.

Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội của người dân thôn Túy Sơn, xã Hoài sơn, thị xã Hoài Nhơn vẫn đang trong giai đoạn phát triển, đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện, an ninh quốc phòng được giữ vững, các chủ trương, chính sách của Nhà nước được triển khai kịp thời và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả.

3./ Điều kiện giao thông

Khu vực khảo sát có điều kiện giao thông rất thuận lợi. Để đến được khu vực thăm dò, từ trung tâm thị xã Hoài Nhơn đi theo Quốc lộ 1A về hướng bắc khoảng 83km đến chân cầu Bồng Sơn cũ, sau đó rẽ phải chạy theo đường Hoài Nhơn khoảng 11km tới đoạn giao với đường số 6. Từ đây rẽ phải chạy theo đường số khoảng 2km là đến diện tích khu mỏ. Đây là điều kiện thuận lợi cho công tác thăm dò, khai thác và vận chuyển sản phẩm sau này.

Dọc theo diện tích thăm dò về phía tây khoảng 30m là đường số 6, đây là con đường ven biển kéo dài từ Quy Nhơn đến Tam Quan.

Ngoài ra còn có hệ thống đường giao thông xung quanh như: phía bắc có đường

tỉnh lộ số 6 kéo dài từ quốc lộ 1A xuống giáp biển; hệ thống đường giao thông liên xã, liên phường đã được cải tạo, đầu tư nâng cấp theo quy hoạch, phần lớn đã được bê tông hóa đảm bảo lưu thông, trao đổi hàng hóa giữa các vùng.

Tùy theo vị trí của công trình thi công cũng như nơi tiêu thụ đất mà tuyến đường vận chuyển đá có những lộ trình khác nhau. Tuy nhiên tuyến đường chịu tác động nhiều nhất cụ thể là:

- Tuyến đường số 6 là đường vận chuyển chính, nền đường rộng 6m, mặt đường kết cấu bê tông nhựa, sức chịu tải 20 tấn (Căn cứ Thông tư 07/2010/TT-BGTVT ngày

11/02/2010 của Bộ giao thông vận tải quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường

bộ, lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ, xe bánh xích trên đường bộ, vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, giới hạn sếp hàng hoá trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ).

- Tuyến đường hiện trạng bằng đất kết nối giữa khu mỏ và đường SỐ 6 có chiều dài khoảng 150m. Công ty sẽ tiến hành cải tạo và nâng cấp đoạn đường đất khoảng 150m, chiều rộng 5m, với kết cấu đất đầm chặt chịu tải xe 15 tấn. Công ty sẽ sử dụng

tuyến đường này để vận chuyển đá và cam kết sửa chữa khắc phục nếu gây ra tình trạng hư hỏng.

- Với điều kiện đường giao thông vận chuyển đá đến khu vực dự án là SỐ 6 với tải trọng H30 nên thiết bị vận tải vào lấy đất là xe có tải trọng q = 15 tấn, để vận

chuyển, nếu xảy ra tình trạng hư hỏng thì Công ty cam kết sửa chữa và khắc phục.

Đánh giá thuận lợi, khó khăn với đặc điểm kinh tế - xã hội tại khu vực thực hiện dự án

+ Thuận lợi:

Điều kiện kinh tế xã hội khu vực thực hiện dự án phát triển ổn định, cơ sở hạ tầng phát triển, nguồn lao động dồi dào và trình độ dân trí cao là tiềm năng lợi thế

trong công tác tuyển lao động, phát huy hiệu quả dự án.

Công tác văn hóa – thông tin, an ninh, giáo dục, y tế từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động là nền tảng tạo môi trường xã hội lành mạnh, điều kiện chăm sóc sức

khỏe tốt cho cán bộ công nhân viên, + Khó khăn:

Việc tập trung nhiều cán bộ công nhân viên có thể gây mất trật tự, dịch bệnh lây

lan. Hoạt động vận chuyển có những tác động nhất định đến cơ sở hạ tầng địa phương Như vậy, dự án được thực hiện ở địa điểm khá thuận lợi và phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN: “Khai thác và chế biến đá làm vật liệu xây dựng thông thường tại thôn Túy Sơn, xã Hoài Sơn, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định ” (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)