Chương 3: Ứ NG D ỤNG PHƯƠNG PHÁP VÀO BÀI TOÁN THỰ C T Ế
2.3 Mục tiêu phân tích
Từ bộ dữ liệu “Home Credit Default Risk Dataset” ta có thể phân tích, dự báo xem liệu khách hàng có gặp khó khăn trong việc thanh toán đúng hạn hay không, từ đó rút ra kết luận và hướng phát triển
Thống kê mô tả các dữ liệu
Sử dụng quay vòng các đường dây không đảm bảo
32
Biểu đồ 1 Sử dụng vòng quay các đường dây không đảm bảo
Biểu đồ cột cho thấy việc sử dụng đáo hạn vòng quay các đường dây không đảm bảo thường xuyên chiếm một phần lớn đối tượng khảo sát cụ thể là 2484 (54.3%) trên tổng số 4573 đối tượng khảo sát. Việc sử dụng đáo hạn không thường xuyên chiếm 1790 (39.2), còn lại đối tượng không sử dụng đáo hạn vòng quay chỉ chiếm một phần nhỏ là 299 (6.5%).
Độ tuổi
Biểu đồ 2 Độ tuổi khách hàng
Từ bộ dữ liệu “Home Credit Default Risk” thống kê thông tin của 4573 đối tượng thông qua quá trình khảo sát đã thực hiện, ta thấy nhóm đối tượng khách hàng được khảo sát trong độ tuổi từ 41 tuổi đến 50 tuổi chiếm 25% (1161 người). Còn ở nhóm tuổi trên 81 chỉ chiếm 3% (115 người) trên tổng số đối tượng khảo sát
33
− Số lần quá hạn trong quá khứ
Số thời gian quá hạn 30-59 Ngày
Theo bộ dữ liệu, số lần quá hạn 30 đến 59 ngày nhưng ít xảy ra trong 2 năm vừa qua được liệt kê như sau:
・3613 đối tượng không có số lần quá hạn 30 đến 59 ngày chiếm 79% trên tổng đối tượng
・598 đối tượng có 1 lần quá hạn chiếm 13,1% trên tổng đối tượng
・190 đối tượng có 2 lần quá hạn chiếm 4,2% trên tổng đối tượng
・88 đối tượng có 3 lần quá hạn chiếm 1,9% trên tổng đối tượng
・50 đối tượng có 4 lần quá hạn chiếm 1,1% trên tổng đối tượng
・17 đối tượng có 5 lần quá hạn chiếm 0,3%trên tổng đối tượng
・13 đối tượng có từ 6 đến 8 lần quá hạn chiếm 0,3% trên tổng đối tượng
・4 đối tượng có 98 lần quá hạn chiếm 0,1% trên tổng đối tượng
Số thời gian quá hạn 60-89 Ngày
Theo thống kê có 4545 đối tượng có số lần quá hạn 60 đến 89 ngày nhưng ít xảy ra trong 2 năm vừa qua từ 0 đến 3 lần (chiếm 99,4%) và 28 đối tượng còn lại có 4 đến 6 lần quá hạn (chiếm 0,6%)
Số lần trễ 90 ngày trở lên
Theo thống kê có 4554 đối tượng có số lần trễ hạn 90 ngày trở lên từ 0 đến 5 lần (chiếm 99,6%), 15 đối tượng có 6 đến 11 số lần (chiếm 0,3%) và có 4 đối tượng có 98 lần trễ hạn (chiếm 0,1%)
34
Tỉ lệ nợ
Biểu đồ 3 Tỉ lệ nợ
Quan sát biểu đồ cột ta thấy, tỉ lệ thu nhập dành cho việc trả nợ cao nhất ở nhóm người từ 31-40 tuổi và từ 51-60 tuổi là 0.4. Nhóm người từ 21-30 tuổi và từ 71-80 tuổi có tỉ lệ trả nợ trên thu nhập thấp nhất là 0.36. Vậy nên ta thấy được khoảng cách giữa 2 tỉ lệ thấp nhất và cao nhất không chênh lệch nhiều.
− Thu nhập trung bình và sốlượng mở thẻ tín dụng và các khoản vay
Biểu đồ 4 Thu nhập trung bình và số lần mở thẻ tín dụng
Thu nhập từ 0 đến 5000 có 2126 đối tượng (chiếm 46,5%) chủ yếu là những đối tượng có số lần quá hạn từ 30 đến 59 ngày từ 0 đến 4 lần
Thu nhập từ 5001 đến 10000 có 1775 đối tượng (chiếm 38,8%) chủ yếu là những đối tượng có số lần quá hạn từ 30 đến 59 ngày từ 0 đến 5 lần
35 Thu nhập từ 10001 đến 15000 có 490 đối tượng (chiếm 10,7%) chủ yếu là những đối tượng có số lần quá hạn từ 30 đến 59 ngày từ 0 đến 4 lần
Thu nhập từ 15001 đến 20000 có 113 đối tượng (chiếm 2,5%) chủ yếu là những đối tượng có số lần quá hạn từ 30 đến 59 ngày từ 0 đến 3 lần
Thu nhập từ 20001 đến 25000 có 34 đối tượng (chiếm 0,7%) chủ yếu là những đối tượng có số lần quá hạn từ 30 đến 59 ngày từ 0 đến 2 lần
Thu nhập từ 25001 trở lên có 35 đối tượng (chiếm 0,8%) chủ yếu là những đối tượng có số lần quá hạn từ 30 đến 59 ngày từ 0 đến 1 lần
Kết quả của thống kê mô tả, ta thấy được chủ yếu nhóm đối tượng khảo sát có thu nhập cao từ mức 6000 trở lên tập trung phần lớn ở độ tuổi từ 41 đến 70 tuổi, nhóm đối người từ 21-30 tuổi là những người có thu nhập thấp nhất với hơn 3000 và nhóm tuổi còn lại có mức thu nhập khá cao. Tuy nhiên, nhóm đối tượng có tỉ lệ sử dụng tín dụng cao nhất lại từ 21- 30 tuổi là 0.54 và nhóm sử dụng tín dụng thấp nhất từ 81 tuổi trở lên là 0.39.
− Sốlượng cho vay nợ bất động sản
Biểu đồ 5 Sốlượng vay bất động sản
Biểu đồ cho thấy tỉ lệ vay để đầu tư các hoạt động bất động sản vẫn ở mức cao chiếm 64% trong tổng số 4573 đối tượng khảo sát. Còn lại tỉ lệ vay không để đầu tư bất động sản chỉ chiếm 36%.
− Người bảo lãnh các khoản vay
36
Biểu đồ 6 Người bảo lãnh các khoản vay
Số lượng người không được bảo lãnh khi thực hiện vay tín dụng chiếm số lượng lớn là 2421 (53%) trên tổng số 4573 đối tượng nghiên cứu. Các đối tượng được bảo lãnh từ 1 người đến 3 người chiếm 2017 (44%). Còn lại các đối tượng được bảo lãnh nhiều hơn 3 người chiếm chưa đến 3% số đối tượng nghiên cứu