CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3 Phân tích kết quả nghiên cứu
Hình 4. 5: Thống kê trải nghiệm của người dùng
Đối với câu hỏi khảo sát của nhóm “ Bạn đã từng trải nghiệm các hình thức TTDPT
trong lĩnh vực marketing thương mại điện tử chưa?”, ghi nhận được kết quả: 93%
người dùng đã từng trải nghiệm các hình thức TTDPT trong lĩnh vực marketing thương mại điện tử. Qua đó có thể thấy được vai trò quan trọng của TTDPT trong thu hút khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng online. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và internet đã tạo điều kiện cho người dùng tiếp cận nhiều hơn với các hình thức TTDPT. Những đối tượng khảo sát “Chưa từng” trải nghiệm các hình thức TTDPT sẽ được yêu cầu dừng thực hiện khảo sát nhằm đảm bảo tính chính xác của kết quả kháo sát.
Hình 4. 6: Thống kê câu hỏi “Bạn từng trải nghiệm hình thức TTDPT nào dưới
đây?”
Biểu đồ cho thấy mạng xã hội (74,6%) là hình thức TTDPT phổ biến nhất, tiếp theo là Live Streaming (49,5%), Influencer Marketing (55,1%), Email (41,2%), Website (46,5%) và Podcasting (18,2%). Điều này cho thấy mạng xã hội, Live Streaming, Influencer Marketing là những hình thức được nhiều người dùng lựa chọn. Các doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư vào các hình thức TTDPT này để tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, doanh nghiệp cần lựa chọn hình thức TTDPT phù hợp với sản phẩm/dịch vụ, đối tượng khách hàng và mục tiêu marketing của mình, ngoài ra cần sáng tạo và thu hút để tạo ấn tượng với khách hàng hơn. Sự đo lường và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch TTDPT là cần thiết để tối ưu hóa chi phí và đạt được hiệu quả cao hơn.
Hình 4. 7: Thống kê câu hỏi “ Lĩnh vực nào sau đây thu hút bạn ở thời điểm hiện tại?”
Dựa trên bảng khảo sát, Nghệ thuật là lĩnh vực thu hút nhiều người nhất với 228 lượt chọn (61%). Nấu ăn cũng thu hút sự quan tâm với 188 lượt chọn (50,3%). Thời sự và chính trị nhận được sự quan tâm tương đối với 120 lượt chọn (32,1%). Idols, KOLS, KOCS cũng thu hút sự chú ý với 161 lượt chọn (43%). Games và Thể thao là lĩnh vực ít hấp dẫn hơn với 124 lượt chọn (33,2%) và 130 lượt chọn (34,8%). Các lĩnh vực khác chỉ nhận được 22 lượt chọn (5,9%).
Bảng 4. 7: Thống kê câu hỏi về mức độ tiếp nhận và sự quan tâm của người dùng
Câu hỏi Mean
(Trung bình)
Std. Deviation ( Độ lệch chuẩn)
Bạn có thường tiếp nhận quảng cáo trên các hình thức TTDPT kể trên về bạn quan tâm không?
2.0083 0.73390
Mức độ quan tâm của bạn đến
những quảng cáo bạn thường thấy 2.5096 0.91143
Với giá trị trung bình là 2.0083, có thể thấy rằng người dùng có xu hướng tiếp nhận quảng cáo trên các hình thức TTDPT ở mức độ trung bình. Tuy nhiên, độ lệch chuẩn là 0.73390 cho thấy có sự phân tán dữ liệu, tức là một số người dùng thường xuyên tiếp nhận quảng cáo, trong khi một số khác lại ít tiếp nhận hoặc không tiếp nhận quảng cáo.
Mặc dù giá trị trung bình là 2.5096 cho thấy người dùng có mức độ quan tâm đến quảng cáo ở mức độ khá cao, nhưng độ lệch chuẩn là 0.91143 lại chỉ ra rằng có sự phân tán dữ liệu đáng kể về mức độ quan tâm giữa các người dùng. Một số người dùng thể hiện sự quan tâm rõ rệt đến quảng cáo, trong khi một số khác lại không mấy mặn mà hoặc chỉ quan tâm ở mức độ hạn chế. Sự phân tán này có thể được lý giải bởi nhiều yếu tố, chẳng hạn như sở thích cá nhân, nhu cầu, thói quen tiếp nhận thông tin, và mức độ liên quan của quảng cáo đến bản thân người dùng.
4.3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng các hình thức TTDPT 1. Hình thức Livestreaming
Bảng 4. 8: Thống kê mô tả hình thức LiveStreaming
Biến mã hóa
Tên biến Mean
(Trung bình)
Std. Deviation (Độ lệch chuẩn)
LS1 Nội dung truyền thông marketing trên Livestream
rất cuốn hút, đa dạng
3.4986 0.98153
LS2 Livestreaming giúp tôi tiếp cận nhiều thông tin về
sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp
3.5399 0.95791
LS3 Các chương trình khuyến mãi trên Livestream rất
hấp dẫn
3.6501 1.03605
LS4 Tôi thường xuyên tương tác và mua hàng trong các
phiên Livestream của thương hiệu
3.1791 1.18153
LS5 Chất lượng sản phẩm/dịch vụ bán qua Livestream
được đảm bảo
3.3003 1.04097
LS6 Livestream đem lại cho tôi trải nghiệm mua sắm tốt
hơn
3.3609 1.00238
LS7 Tôi tin rằng việc livestream rất có hiệu quả trong
việc quảng bá sản phẩm dịch vụ của thương hiệu
3.6474 1.00944
Với biến LS1 có mức độ đồng ý trung bình cao (3.4986). Điều này đưa ra kết quả rằng hầu hết người dùng đều đánh giá cao chất lượng nội dung Livestream của các thương hiệu. Tuy nhiên độ lệch chuẩn cao (0.98153) cho thấy có nhiều ý kiến trái chiều về mức độ thu hút của nội dung Livestream. Một số người dùng đánh giá cao chất lượng nội dung, trong khi số khác lại không hài lòng về nội dung họ tiếp cận trên
Livestream. Một số lý do có thể kể đến như livestream có nội dung lặp lại, nhàm chán;
livestream-er ít tương tác với người dùng hoặc sử dụng những phong cách livestream quá đại trà khiến người dùng không thấy thu hút.
Với biến LS2 “Livestreaming giúp tôi tiếp cận nhiều thông tin về sản phẩm, dịch vụ,
doanh nghiệp” có mức độ đồng ý trung bình cao (3.5399) cho thấy Livestream là
kênh hiệu quả để cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng.
Độ lệch chuẩn ở mức cao (0.95791) cho thấy tiềm năng to lớn của Livestream trong việc cung cấp thông tin sản phẩm. Tuy nhiên, cần có sự đầu tư vào chất lượng nội dung để đảm bảo tính chính xác và chuyên nghiệp, từ đó gia tăng niềm tin cho người xem.
Kết quả của biến LS3 có mức độ đồng ý trung bình cao (3.6501) cho thấy người dùng quan tâm và ưa chuộng các chương trình khuyến mãi được giới thiệu trên Livestream.
Mức độ chênh lệch cao (1.03605) hé lộ sự khác biệt trong cảm nhận về sức hút của chương trình khuyến mãi. Lý do cho sự chênh lệch cao này là do tình trạng tăng giá ảo của 1 số thương hiệu, khiến người mua hàng không còn nhiều thích thú với các
chương trình khuyến mãi trên livestream. Doanh nghiệp cần phân tích kỹ lưỡng hành vi khách hàng và sáng tạo các chương trình phù hợp để tối ưu hóa hiệu quả thu hút.
Với biến LS4 có mức độ đồng ý trung bình ở mức trung bình (3.1791) cho thấy sự tương tác của người dùng trong livestream còn kém hiệu quả, cũng như tỉ lệ chuyển đổi đơn hàng còn thấp. Mức độ chênh lệch cao nhất (1.18153) là lời nhắc nhở về tầm quan trọng của tương tác trong Livestream. Khuyến khích thảo luận, giải đáp thắc mắc và tạo dựng kết nối cảm xúc sẽ là chìa khóa để thúc đẩy chuyển đổi mua hàng.
Với biến LS5 cho thấy mức độ đồng ý trung bình (3.3003) cho thấy người dùng còn nhiều nghi ngờ vào chất lượng sản phẩm được bán trên Livestream. Độ lệch chuẩn cao (1.04097) cho thấy còn nhiều vấn đề trong niềm tin vào sản phẩm bán qua Livestream.
Doanh nghiệp cần tăng cường kiểm soát chất lượng, cung cấp thông tin sản phẩm minh bạch và xây dựng uy tín thương hiệu để an tâm cho khách hàng.
Biến LS6 cho thấy mức độ đồng ý ở mức trung bình (3.3609) cho thấy nhìn chung các livestreamer cần nỗ lực hơ để mang đến trải nghiệm mua sắm tích cực cho người dùng. Mức độ chênh lệch cao (1.00238) thể hiện sự đa dạng trong cảm nhận về trải nghiệm mua sắm, do ảnh hưởng của 1 số yếu tố như chất lượng nội dung, chương trình khuyến mãi, thái độ của livestreamers. Việc cải thiện giao diện, tối ưu hóa quy trình thanh toán và đảm bảo hậu mãi chu đáo sẽ góp phần nâng cao trải nghiệm người dùng.
Với biến LS7 cho thấy mức độ đồng ý trung bình cao (3.6474) cho thấy người dùng đánh giá cao hiệu quả quảng bá thương hiệu thông qua Livestream. Mức độ chênh lệch thấp (1.00944) là tín hiệu tích cực cho thấy tiềm năng quảng bá thương hiệu thông qua Livestream. Doanh nghiệp cần tiếp tục khai thác thế mạnh của Livestream để tiếp cận khách hàng tiềm năng và xây dựng hình ảnh thương hiệu hiệu quả.
2. Hình thức Influencer marketing
Bảng 4. 9: Thống kê mô tả hình thức Influencer marketing
Biến mã hóa
Tên biến Mean
(Trung bình)
Std. Deviation (Độ lệch chuẩn)
IM1 Nội dung truyền thông marketing của các
influencers giúp tôi hiểu thêm về sản phẩm, thương hiệu được để cập
3.5510 0.95739
IM2 Tôi hoàn toàn tin tưởng vào thông tin về sản phẩm,
thương hiệu được quảng cáo bởi influencers
3.1267 1.00299
IM3 Tôi thường nhận được nhiều ưu đãi giảm giá trong
chương trình hợp tác của influencers với các thương hiệu
3.5317 1.05953
IM4 Tôi thường mua hàng chỉ vì yêu thích, hâm mộ
influencers
3.0193 1.22233
IM5 Tôi tích cực tương tác với nội dung marketing từ các
influencers
3.1212 1.14026
IM6 Tôi thường thấy nội dung marketing từ những
influencers không thuộc lĩnh vực tôi yêu thích
3.2865 1.06450
Với biến IM1 ghi nhận giá trị trung bình cao nhất (3.5510) và độ lệch chuẩn <1, người dùng hầu hết đều tán thành quan điểm rằng các influencer thường cung cấp thông tin về sản phẩm, thương hiệu một cách chi tiết, tường tận cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, độ lệch chuẩn ~1 cho thấy còn sự chênh lệch giữa các yếu tố như chất lượng nội dung, độ uy tín của influencer, và đối tượng mục tiêu.
Biến IM2 cho thấy mức độ đồng ý thấp nhất (3.1267) và độ lệch chuẩn ở mức trung bình (1.00299), cho thấy người dùng còn nhiều nghi ngờ về tính xác thực và còn 1 số định kiến rằng vì mục đích thương mại mà thông tin quảng cáo qua influencers không còn độ chính xác, tin tưởng. Doanh nghiệp cần tăng cường niềm tin của người dùng bằng cách hợp tác với influencers uy tín, công khai thông tin về mối quan hệ hợp tác, và cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác.
Tiếp đến biến IM3 cho thấy giá trị trung bình cao (3.5317). Điều này phản ánh hầu hết độc giả tán thành ý kiện nhận được nhiều ưu đãi giảm giá từ influencers. Ưu đãi giảm giá cũng là một yếu tố thu hút người dùng tham gia vào các chương trình marketing hợp tác với influencers. Tuy nhiên với độ lệch chuẩn 1.05953 ở mức cao, cho thấy mức độ tiếp cận ưu đãi giảm giá qua influencer marketing còn nhiều sự khác biệt giữa các người dùng. Do vậy, hình thức quảng bá sản phẩm nhờ Influencers Marketing cần nhiều cân nhắc để cân bằng hơn giữa các khách hàng.
Với biến IM4 cho thấy giá trị trung bình thấp (3.0193). Điều này cho thấy mức độ ảnh hưởng của influencers đối với hành vi mua sắm của người dùng còn hạn chế. Doanh nghiệp cần kết hợp influencer marketing với các chiến lược marketing khác để tối ưu hóa hiệu quả. Độ lệch chuẩn ở mức cao nhất 1.22233, cho thấy mức độ ảnh hưởng của influencers đối với hành vi mua sắm của người dùng còn rất khác biệt.
Biến IM5 có giá trị trung bình 3.1212 phản ánh tương tác chưa thực sự tích cực trong các nội dung của influencer. Mức độ tương tác là yếu tố quan trọng để đo lường hiệu quả của influencer marketing. Doanh nghiệp cần khuyến khích influencers tạo ra nội dung thu hút và khuyến khích người dùng tương tác. Độ lệch chuẩn ở mức cao là 1.14026, cho thấy còn nhiều mâu thuẫn trong ý kiến của độc giả, tương tác với nội dung influencer marketing còn khá khác biệt giữa các người dùng. Doanh nghiệp cần khuyến khích influencers sáng tạo nội dung thu hút và khuyến khích tương tác để tăng hiệu quả chiến dịch.
Với biến quan sát IM6 cho thấy giá trị trung bình 3.2865 không quá cao cho thấy nhiều người tiêu dùng còn thấy nội dung từ những lĩnh vực họ không quan tâm, yêu thích. Điều này gây thể sự nhàm chán và giảm hiệu quả của các chiến dịch marketing.
Doanh nghiệp cần xem xét kĩ về đối tượng khách hàng mục tiêu để lựa chọn influencer cũng như lựa chọn tệp khách hàng tiếp cận qua quảng cáo hiệu quả.
3. Hình thức mạng xã hội
Bảng 4. 10: Thống kê mô tả hình thức Mạng xã hội
Biến mã hóa
Tên biến Mean
(Trung bình)
Std. Deviation (Độ lệch chuẩn)
MXH1 Giao điện của các trang mạng xã hội dễ sử dụng 3.8177 0.97896
MXH2 Mạng xã hội là nơi bảo mật về quyền riêng tư cá
nhân rất tốt
3.0468 1.08251
MXH3 Nội dung truyền thông marketing trên mạng xã hội
rất sáng tạo, thuyết phục
3.7008 0.97992
MXH4 Nội dung marketing trên mạng xã hội có thể thuyết
phục tôi mua hàng
3.5773 0.98230
MXH5 Chức năng tìm kiếm và lọc nội dung trên mạng xã
hội rất linh hoạt giúp tôi dễ dàng tìm kiếm thông tin sản phẩm/ thương hiệu mong muốn
3.6768 1.00302
MXH6 Nội dung marketing trên mạng xã hội còn tiềm ẩn
nhiều thông tin giả mạo, lừa đảo
3.8089 1.01354
Với biến MXH1 cho thấy giá trị trung bình khá cao (3.8177) cùng độ lệch chuẩn <1 (0.97896) thể hiện hầu hết mọi người đều đồng tình với ý kiến giao diện của các trang mạng xã hội rất dễ sử dụng. Điều ấy hợp lý trong bối cảnh hiện nay khi mà công nghệ ngày càng phát triển và có nhu cầu giải trí cao hơn.
Biến MXH2 cho thấy giá trị trung bình thấp (3.0468) thể hiện sự đánh giá của độc giả về mức độ bảo mật của trang mạng xã hội về quyền riêng tư khá thấp với điểm số trung bình không cao. Độ lệch chuẩn lớn (1.08251) cho thấy sự không nhất quán trong đánh giá từ các người dùng, có thể có sự chênh lệch lớn giữa tính bảo mật và quyền riêng tư giữa các trang mạng xã hội khác nhau. Song nhìn chung tính bảo mật còn là một vấn đề cần được đặc biệt chú tâm.
Kết quả giá trị trung bình của biến MXH3 là 3.7008 và độ lệch chuẩn <1 đã đánh giá người dùng có đa phần đồng ý với quan điểm về sự sáng tạo và tính thuyết phục của nội dung marketing trên mạng xã hội đem lại. Doanh nghiệp nên tiếp tục phát triển sự đa dạng, sáng tạo để giúp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với với khách hàng hơn nữa.
Với biến MXH4 có giá trị trung bình 3.5773 và độ lệch chuẩn là <1 cho thấy phần phần lớn người tiêu dùng tin tưởng vào cá nội dung marketing trên mạng xã hội và sẵn sàng chi tiền mua sản phẩm/ dịch vụ được quảng cáo.
Với biến MXH5 có giá trị trung bình khá cao 3.6768 và độ lệch chuẩn 1.00302 cho thấy đánh giá về chức năng tìm kiếm và lọc nội dung trên mạng xã hội khá tích cực với một giá trị trung bình cao. Tuy nhiên độ lệch chuẩn tương đối lớn cho thấy có thể có sự khác biệt trong cách mà người dùng sử dụng và đánh giá hiệu suất của chức năng tìm kiếm và lọc trên các nền tảng mạng xã hội
Biến MXH6 có giá trị trung bình 3.8089 và độ lệch chuẩn 1.01354 đã đánh giá về sự tiềm ẩn của thông tin giả mạo và lừa đảo trong nội dung marketing trên mạng xã hội là khá cao. Thực trạng này có thể phản ánh sự lo ngại của người dùng về sự tin cậy của nội dung trên mạng xã hội và sự phức tạp trong việc phân biệt thông tin chính xác và thông tin giả mạo khi đầy rẫy những tin tức giả, link giả trên nền tảng mạng xã hội cho những mục đích không chính đáng.
4. Email Marketing
Bảng 4. 11: Thống kê mô tả hình thức Email Marketing
Biến mã hóa
Tên biến Mean
(Trung bình)
Std. Deviation (Độ lệch chuẩn)
EM1 Tôi thường hay kiểm tra và đọc các thông tin của
Email Marketing vì nó giúp tôi tìm được sản phẩm phù hợp với bản thân
2.98962 1.18337
EM2 Tôi tin rằng Email cung cấp thông tin hữu ích, cập
nhật về sản phẩm, dịch vụ mà họ quan tâm, đồng thời có thể hưởng những ưu đãi hấp dẫn
3.1488 1.13941
EM3 Sử dụng Email Marketing đã giúp tăng cường sự
tương tác và tham gia của người dùng trên website
3.1873 1.15062
EM4 Tôi cảm thấy hài lòng với nội dung được cá nhân
hóa và nhắm mục tiêu chính xác mà Email Marketing đã đem lại
3.2452 1.11392
Với biến EM1 cho thấy giá trị trung bình thấp (2.98962) chỉ ra rằng người tiêu dùng thường ít kiểm tra và đọc thông tin từ email Marketing do bản thân chưa hình hình thành thói quen sử dụng email cũng như nội dung marketing qua email không giúp người dùng tìm thấy sản phẩm phù hợp. Tuy nhiên độ lệch chuẩn khá cao (1.18337) cho thấy ý kiến này còn có sự chênh lệch cao do quan điểm của mỗi cá nhân sử dụng email thuộc về từng nhóm tuổi là khác nhau.
Với biến EM2 có giá trị trung bình (3.1873) và độ lệch chuẩn (1.13941) chỉ ra rằng Người dùng không đánh giá cao khả năng cung cấp thông tin và ưu đãi của Email Marketing. Email Marketing chưa được xem là kênh cập nhật thông tin sản phẩm, dịch vụ mới một cách nhanh chóng và tiện lợi và các chương trình ưu đãi, khuyến mãi. Doanh nghiệp sử dụng email cần chú ý hơn về cách thức thông báo cũng như thông tin khuyến mãi muốn truyền tải để giúp người dùng về thu hút sự quan tâm của người dùng và khuyến khích họ mua hàng.
Biến EM3 cho thấy giá trị thấp nhất trung bình: 2.98962 và độ lệch chuẩn cao 1.18337. Từ đó thể hiện ý kiến của người dùng về tác động của Email Marketing lên sự tương tác website còn khá phân tán. Một số người dùng cho rằng Email Marketing giúp họ truy cập website thường xuyên hơn và tham gia nhiều hoạt động trên website mặt khác cũng có ý kiến cho rằng Email Marketing ít ảnh hưởng đến hành vi sử dụng website của họ.
Với biến EM4 cho thấy giá trị trung bình 3.2452 và độ lệch chuẩn ở mức khá cao 1.11392. Người dùng đánh giá cao tính cá nhân hóa và nhắm mục tiêu trong Email Marketing. Nội dung Email phù hợp với sở thích, nhu cầu của người nhận giúp tăng trải nghiệm tích cực và khuyến khích họ tương tác với thông tin.