Những thách thức trong bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai Lào Cai

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC CỦA QUY HOẠCH TỈNH LÀO CAI THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 (Trang 165 - 169)

PHẠM VI ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC VÀ ĐIỀU KIỆN

2.2.5. Những thách thức trong bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai Lào Cai

a. Hiện trạng bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Theo Báo cáo hiện trạng môi trường toàn tỉnh Lào Cai 5 năm 2016 - 2020, hiện trạng bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh về cơ bản đã đạt được các mục tiêu trong Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 25/4/2013 của Tỉnh ủy Lào Cai “Về đẩy mạnh công tác quản lý và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu để xây

dựng tỉnh Lào Cai phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020”. Cụ thể như sau:

* Bảo vệ môi trường đô thị:

Môi trường đô thị tỉnh Lào Cai trong thời gian qua ổn định, đầu tư đồng bộ hệ thống đường giao thông, thoát nước, cây xanh, cảnh quan đô thị góp phần tạo

nên diện mạo đô thị xanh - sạch - đẹp; các dự án tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường đã được di dời khỏi khu vực nội thị; các hồ cảnh quan trong khu đô thị thường xuyên nạo vét, cải tạo. Các yêu cầu về bảo vệ môi trường được quy định chặt chẽ, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về BVMT đô thị.

- Chất thải rắn: Tỷ lệ thu gom, xử lý đạt 95% (đạt 105,5% mục tiêu Nghị quyết số 09).

- Nước thải: Về cơ bản 100% nước thải sinh hoạt từ các khu đô thị loại IV trở lên được thu gom xử lý qua hệ thống xử lý nước thải của các hộ gia đình và các hộ kinh doanh (nhà hàng, khách sạn, khu đô thị...). Trong đó nước thải được

thu gom, xử lý qua hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt khoảng 30 - 35% lượng nước thải phát sinh. Tỉnh đã hoàn thành thi công và đã đưa vào vận hành Nhà máy

xử lý nước thải tại thành phố Lào Cai công suất 4.300 m3/ngày đêm; đang triển khai đầu tư trạm xử lý nước thải với tổng công suất 7.500 m3/ngày đêm tại thị xã Sa Pa; các dự án đầu tư trong khu đô thị (nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại,...) đều đã quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung của từng khu vực, giảm thiểu cơ bản các vấn đế môi trường phát sinh từ nước thải sinh hoạt tại khu vực đô thị.

- Chất thải y tế: Cơ bản các bệnh viện đều được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải y tế để đảm bảo nước thải xử lý đạt quy chuẩn môi trường. Tỷ lệ

thu gom, xử lý nước thải y tế phát sinh đạt khoảng 96%. Chất thải y tế nguy hại

của các cơ sở được tự xử lý hoặc chuyển giao cho các đơn vị khác xử lý theo hợp đồng. Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải nguy hại phát sinh cơ bản được xử lý triệt để (đạt 100% mục tiêu Đề án).

* Bảo vệ môi trường nông thôn:

Chất lượng môi trường nông thôn về cơ bản được cải thiện thông qua thực

hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới. Hiện nay, tỉnh Lào Cai có 127 xã và 01 thị trấn tham gia xây dựng nông thôn mới, số liệu cập nhật số xã hoàn thành Tiêu chí 17 hiện là 56/127 xã. Tại các xã xây dựng nông thôn mới, cơ bản đều được quy hoạch nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải, đảm bảo các tiêu chí

về vệ sinh môi trường. Đến hết tháng 3/2020, trên địa bàn toàn tỉnh, tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh ước đạt 93% (tăng 8% so với mục tiêu

Nghị quyết số 09); Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh ước đạt 74% (đạt 98,67% mục tiêu Nghị quyết số 09, đến hết năm 2020 đạt 100% mục tiêu Nghị quyết số 09); Tỷ lệ hộ dân nông thôn có chuồng trại nuôi nhốt gia súc hợp vệ sinh đạt 71% (tăng 31% so với mục tiêu Nghị quyết số 09).

Trong sản xuất nông nghiệp, đã đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ thân thiện với môi trường, ưu tiên phát triển nông nghiệp theo mô hình Viêt Gap nhằm quản lý và xử lý đồng bộ nguồn thải. Xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao gắn với giảm thiểu chất thải và ô nhiễm môi trường; các cấp, các

ngành tích cực kiểm soát, quản lý việc sử dụng thuốc BVTV, hóa chất khử trùng trong chăn nuôi, thu gom, xử lý vỏ bao bì thuốc BVTV, vỏ vắc xin sau sử dụng.

Toàn tỉnh đã xây dựng được 691 bể thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng tại đồng ruộng, 02 kho lưu chứa; các trang trại, gia trại chăn nuôi xử lý môi trường, chất thải bằng hầm bể Biogas, đệm lót sinh thái, sử dụng các chế phẩm sinh học...

* Bảo vệ môi trường trong hoạt động công nghiệp:

- Chất thải rắn công nghiệp: Chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Công ty cổ phần dịch vụ xử lý môi trường xanh Việt Sơn thực hiện lập dự án xây dựng khu xử lý chất thải rắn tập trung cho KCN, hiện đang hoàn thiện hồ sơ dự án. Các dự án đầu tư mới phải được thẩm định về công nghệ sản xuất, công

nghệ xử lý chất thải đáp ứng Quy chuẩn môi trường, thực hiện các biện pháp bảo

vệ môi trường cơ bản theo đúng nội dung cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Đối với tro xỉ các nhà máy sản xuất phốt pho tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng hiện nay đã và đang được chuyển giao cho các doanh nghiệp làm phụ gia sản xuất xi măng và một phần được xuất khẩu. Đối với chất thải gyps từ các Nhà máy sản xuất phân bón, được xử lý làm thạch cao hoặc phụ gia xi măng.

- Khí thải: Các dự án đầu tư mới phải được thẩm định về công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải đáp ứng Quy chuẩn môi trường, thực hiện các biện

pháp bảo vệ môi trường cơ bản theo đúng nội dung cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Đối với tro xỉ các nhà máy sản xuất phốt pho tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng hiện nay đã và đang được chuyển giao

cho các doanh nghiệp làm phụ gia sản xuất xi măng và một phần được xuất khẩu.

Đối với chất thải gyps từ các Nhà máy sản xuất phân bón, được xử lý làm thạch cao hoặc phụ gia xi măng.

- Nước thải: Giai đoạn 2016 - 2019, đã đầu tư hạ tầng về bảo vệ môi trường

xử lý nước thải KCN Tằng Loỏng: 01 trạm xử lý nước thải công suất 3.000 m3 (đã đưa vào vận hành chính thức từ tháng 7/2017); 01 trạm xử lý nước thải công suất 2.000 m3/ngày đêm (hiện đã hoàn thành xây dựng hiện chưa đưa vào vận hành chính thức); đang xây dựng hệ thống 02 hồ điều hòa, sự cố môi trường cơ bản hạ tầng bảo vệ môi trường xử lý nước thải đã đáp ứng được yêu cầu thực tế KCN.

b. Những thách thức về môi trường tại thời điểm hiện tại

* Môi trường tại KCN Tằng Loỏng:

- Việc quản lý và xử lý chất thải là một vấn đề thách thức lớn và khó khăn đối với KCN Tằng Loỏng.

- KCN chưa được đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng về BVMT, vị trí khu công nghiệp nằm trong thung lũng lòng chảo có dãy đồi, núi vây quanh, tập trung các nhà máy có loại hình sản xuất cũng như chất thải tương đồng nên không tránh khỏi tác động cộng hưởng giữa các nhà máy về chất thải (bụi, khói, khí, nước thải) gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh, tác động tới cuộc sống của dân cư quanh khu vực.

- Gặp nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, di dời các hộ dân xung quanh KCN.

* Môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản:

- Tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, như: ô nhiễm bụi, tiếng ồn, nước thải mỏ, chất thải rắn và đất đai bị phá huỷ... gây nhiều ảnh hưởng đến hệ

thống sông, suối, hồ, như gây bồi lấp, làm mất nguồn sinh thuỷ, suy giảm chất lượng nước,...

- Một số dự án khai thác khoáng sản trong quá trình khai thác chưa thực

hiện đúng hoặc thực hiện không đầy đủ các nội dung như đã cam kết trong báo cáo báo cáo đánh giá tác động môi trường,... đặc biệt là vấn đề quy hoạch đổ thải chất thải rắn (đất đá thải khai thác), quản lý bãi thải không theo quy định gây sạt lở,...

- Vẫn xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép tại một số điểm như:

khai thác quặng vàng tại xã Minh Lương, Sa Phìn, Quặng sắt ở xã Võ Lao, Văn Sơn... Các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép này đã gây tác động tới nguồn nước quanh khu vực như: suối Chăn, suối Nậm Mu, Phìn Hồ,...

* Môi trường tại khu du lịch Sa Pa:

- Lượng rác thải từ hoạt động du lịch những năm qua liên tục tăng nhanh, khiến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ở địa phương này chịu một sức ép vô cùng lớn.

- Cát, bụi phát sinh từ những công trình đang xây dựng trên địa bàn cũng rất lớn và rất khó thu gom.

- Tác động tiêu cực đến cảnh quan, hệ sinh thái.

* Môi trường tại các khu vực hoạt động thủy điện

- Hệ sinh thái, cảnh quan và nguồn nước, sản xuất nông nghiệp của người

dân bị ảnh hưởng do hoạt động đổ thải chất thải rắn không đúng các vị trí bãi thải đã được quy hoạch trong quá trình thi công.

- Giai đoạn vận hành gây cạn kiệt nguồn nước tại các dòng suối, lòng hồ và phía hạ lưu; tiềm ẩn các nguy cơ về an toàn đập và xả lũ gây ngập lụt phía hạ lưu.

c. Những thách thức về môi trường trong tương lai Môi trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong tương lai sẽ gặp phải những thách thức sau đây:

- Thách thức 1: Vấn đề quản lý và xử lý chất thải tại các khu công nghiệp, đặc biệt là Khu công nghiệp Tằng Loỏng. Kiểm soát và xử lý các vấn đề về ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí), các sự cố môi trường có thể xảy ra,...

- Thách thức 2: Vấn đề phát sinh và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh nói chung và tại khu vực các đô thị, các khu du lịch nói riêng.

- Thách thức 3: Vấn đề kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác, chế biến của các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC CỦA QUY HOẠCH TỈNH LÀO CAI THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 (Trang 165 - 169)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(464 trang)