5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.6. Mối quan hệ giữa các quần xã
Sử dụng NMDS (Non Metric multi – Dimensional Scaling) để mô tả mối quan hệ giữa các quần xã với nhau thông qua khoảng cách giữa các quần xã.
Transform: Square root Resemblance: S17 Bray Curtis similarity
Lap Dia
1c 1e 1d
Similarity
20 40
Plot 1 Plot 2 Plot 3 Plot 4 Plot 5
Plot 6
Plot 7 Plot 8 Plot 9
Plot 10
Plot 11
Plot 12
Plot 13
Plot 14 Plot 15
Plot 16
Plot 17 Plot 18 Plot 19
Plot 20 Plot 21Plot 22
Plot 23
Plot 24
Plot 25
Plot 26
Plot 27
Plot 28
Plot 29 Plot 30
Plot 31
Plot 32
2D Stress: 0.19
Hình 5.7: Sơ đồ MDS của các ô đo đếm
Ở mức tương đồng 20% có 3 nhóm, trong đó nhóm có 1 ô là ô 15 thuộc cấp lập địa 1c với loài cây Dà vôi chiếm ưu thế, nhóm 2 có 13 quần xã là những loài ở lập địa 1c và nhóm đất cao 1d, nhóm còn lại là 18 ô phân bố ở các lập địa 1c (16 ô)
và 1e là 2 ô.
Ở mức tương đồng 40% cho thấy có 9 nhóm quần xã, trong đó quần thể 15 đứng riêng biệt chỉ có loài Dà vôi,
Nhóm 2 gồm 12 quần xã (1, 2, 3, 4, 5, 6, 11, 13, 16, 24, 25, 31) đa số là
16 những quần xã ở cấp lập địa 1c.
Nhóm gồm các quần xã 20, 21 và 22 là những ô ở lập địa 1d, trong đó quần xã 20 xuất hiện nhiều Đước tái sinh, Mấm biển tái sinh và 21, 22 với những loài cây trên đất cao như Dà quánh, Giá ... trong mức tương đồng này có quần xã 14 với những loài cây trên đất cao của vùng nước lợ như Cóc kèn 3 lá, Ô rô, Tra lâm vồ,
Xu sung ... nhưng có quan hệ gần với các quần xã 7, 12, 16 và 18.
Nhóm gồm 3 quần xã là 7, 8 và 31 là những quần xã gồm những loài cây trên đất cao của vùng nước lợ như Lức, Ngọc nữ biển, Xu sung và Mắm biển xuất hiện phiá gần ranh của tỉnh Sóc Trăng.
5.7. Chỉ số Caswell
Sử dụng chỉ số Caswell để chẩn đoán mức độ xáo trộn của môi trường mà có tác động lên đa dạng sinh học của quần xã thực vật. Qua số liệu tính toán ở (Phụ lục 7) cho thấy trị số Caswell (V) trung bình của các ô đo đếm là – 0,3, biến động trong khoảng từ - 2,68 đến 1,96, có 30/32 ô có trị số nằm trong khoảng + 2 và – 2 nên không có sự thay đổi về môi trường ở các ô này để làm tăng hay giảm tính đa dạng, trong khi đó ô 7 (-2,24) và ô 8 (2,68) có trị số Caswell (V) < -2 và > 2, điều này nói lên tính chưa ổn định của môi trường sống (hình 5.8), ở lập địa 1e, thành phần sét cứng, thời gian ngập ít chỉ 3 – 20 lần trong tháng, nói lên môi trường trong khu này đang biến đổi làm ảnh hường đến đa dạng sinh học trong các ô. Rừng đang có chiều
hướng giảm đa dạng sinh học do loài Mấm biển chiếm ưu thế đang chuyển dần lên đất cao, do đào xới đã xuất hiện với một số loài như Ngọc nữ biển, Lức, Loã hùng ..
Hình 5.8: Đồ thị chỉ số Caswell
-3 -2 -1 0 1 2 3
Plot 1 Plot 2 Plot 3 Plot 4 Plot 5 Plot 6 Plot 7 Plot 8 Plot 10 Plot 11 Plot 12 Plot 13 Plot 14 Plot 15 Plot 16 Plot 17 Plot 18 Plot 19 Plot 20 Plot 21 Plot 22 Plot 23 Plot 24 Plot 25 Plot 26 Plot 28 Plot 31 Plot 32
Chỉ số Caswell V(N.D.)
17
5.8 Các chỉ số đa dạng sinh học của khu vực Bạc Liêu
Sử dụng các chỉ số đa dạng sinh học để tính toán và so sánh mức độ giàu có của loài, số cá thể, độ phong phú Margalef, độ đồng đểu Pielou, chỉ số ưu thế Simpson và chỉ số đa dạng Shannon giữa các vùng nghiên cứu (Bảng 5.4)
Bảng 5.4:Chỉ số đa dạng của cả khu vực và từng khu vực
Cả vùng S N d J' H'(loge) Ưu thế D
6,88
±1,28
68,91 ± 12,61
1,45 ± 0,33
0,76 ± 0,07
1,36 ± 0,21
0,36 ± 0,08 TX Bạc
Liêu
7,80 ± 2,36
55,80 ± 13,46
1,72 ± 0,63
0,72 ± 0,17
1,42 ± 0,50
0,38 ± 0,19 Đông Hải
8,50 ± 3,19
85,13 ± 38,69
1,84 ± 0,83
0,71 ± 0,21
1,50 ± 0,54
0,33 ± 0,23 Hoà Bình
5,29 ± 1,80
69,0 ± 20,2
1,03 ± 0,42
0,82 ± 0,07
1,23 ± 0,27
0,36 ± 0,09
Ghi chú:
+ Chỉ số phong phú loài Margalef (d) trong vùng 1 trung bình là 1,45 ± 0,33, thấp nhất là 0,24 ở ô đo đếm O30, và cao nhất 3,32 ở ô đo đếm O2. Trong 32 ô đo đếm có 14 ô đo đếm có giá trị chỉ số phong phú loài Margalef cao hơn giá trị trung bình (chiếm 47,35%). Như vậy, các ô đo đếm có độ phong phú về loài ở dưới trung bình.
+ Chỉ số đồng đều Pielou (J’) đạt giá trị trung bình là 0,76 ± 0,07, cao nhất là
1,00 ở ô đo đếm O27, và thấp nhất là 0,10 ở ô đo đếm số O15, 21 ô có chỉ số đồng đều Pielou (J’) lớn hơn chỉ số trung bình (chiếm 65,63%). Điều này cho thấy chỉ số Pielou trong các ô đo đếm là trên trung bình.
+ Chỉ số ưu thế Simpson D có giá trị trung bình là 0,36 ± 0,08, cao nhất là 0,96 ở ô đo đếm O15 và thấp nhất là 0,09 ở ô đo đếm O2, số ô đo đếm có chỉ số ưu thế Simpson lớn hơn giá trị trung bình là 13 ô (chiếm 40,63%), số ô đo đếm có giá trị nhỏ hơn giá trị trung bình là 19 ô chiếm (59,37%) như vậy các ô đo đếm ở trong vùng có tính đa dạng cao. Chỉ số ưu thế Simpson càng nhỏ tính đa dạng cao.
S: Số loài N: Số cá thể (Độ giàu có của loài) J': Chỉ số đồng đều của Pielou
d: Chỉ số phong phú loài (Margalef) H’(e): Chỉ số đa dạng Shananon – Weiner D: Chỉ số ưu thế Simpson D
18 + Chỉ số đa dạng Shannon – Weiner (H’) có giá trị trung bình là 1,36 ± 0,21, cao nhất là 2,37 ở ô 2và thấp nhất là 0,11 ở ô 15, có 16 ô có chỉ số đa dạng Shannon – Weiner (H’) trị số trung bình (chiếm 50%). Điều này cho thấy chỉ số đa dạng ở các ô đo đếm trong vùng là tương đối cao và đồng đều. Những ô có tính đa dạng
cao trong vùng này là Ô1, Ô 2, Ô11và Ô25.
+ Chỉ số loài (S) có giá trị trung bình là 6,88 ±1,28, cao nhất là 14 loài ở ô đo đếm Ô11 và thấp nhất là 2 loài ở ô đo đếm Ô27, số ô đo đếm có số loài lớn hơn giá trị trung bình là 17 ô (chiếm 53,13%), số ô đo đếm có giá trị nhỏ hơn giá trị trung bình là 15 ô chiếm (46,87%) như vậy các ô đo đếm ở trong vùng có số loài cao.
+ Số cá thể (N) có giá trị trung bình là 68,91 ± 12,61, cao nhất là 153 cá thể ở ô đo đếm Ô26 và thấp nhất là 22 cá thể ở ô đo đếm Ô13, số ô đo đếm có số cá thể trng ô lớn hơn giá trị trung bình là 12 ô (chiếm 37,5%), số ô đo đếm có giá trị nhỏ hơn giá trị trung bình là 19 ô chiếm (59,37%) như vậy các ô đo đếm ở trong vùng có số cá thể thấp hơn số trung bình.
Các quần xã thực vật ở khu vực ven biển Bạc Liêu có chỉ số đa dạng không cao. Điều này phản ánh đặc điểm về tính đa dạng của rừng ngập mặn do có ít loài hơn rừng trên đất liền. Hơn nữa, khu vực rừng ngập mặn Bạc Liêu không phải là rừng tự nhiên nguyên sinh mà là tái sinh chủ yếu là Mấm biển. Các khu vực bị ngăn cản bởi các đê, bờ đê nuôi trồng thủy sản và cách nuôi tôm chỉ bơm nước vào mà không dùng cống để trao đổi nước đã làm hạn chế đến sự phân bố các loài cây rừng ngập mặn do đó tính đa dạng sinh học thực vật rừng ngập mặn không cao.
5.9. Mối quan hệ giữa các vùng trong khu vực nghiên cứu
5.9.1. Các chỉ số đa dạng sinh học theo khu vực nghiên cứu
Theo hình 5.9 cho thấy chỉ số Margalef và Shannon-Wiener giảm dần từ TX Bạc Liêu, Hoà Bình và tăng dần lên ở huyện Đông Hải, trong khi đó chỉ số đồng đều Pielou tăng dần theo hướng ngược lại từ TX Bạc Liêu đến Hoà Bình và giảm dần ở huyện Đông Hải.
19
Hình 5.9: Đồ thị chỉ số đa dạng ở các khu vực
Cũng giống như các chỉ số đa dạng trên thì chỉ số Hill cho thấy No, N1 và N2 giảm dần từ TX Bạc Liêu đến Hoà Bình nhưng lại tăng cao ở huyện Đông Hoà trong khi đó Ninf giảm dần từ TX Bạc Liêu xuống Hoà Bình và không tăng ở Đông Hoà.
Hình 5.10: Đồ thị chỉ số Hill ở các khu vực
5.9.2. Chỉ số đa dạng Beta (Hβ)
Sử dụng Chỉ số đa dạng Beta (Hβ) để xác định, đánh giá sự khác nhau về thành phần, cấu trúc các loài thực vật giữa các khu vực nghiên cứu, chỉ số đa dạng sinh học Beta (Hβ) càng lớn thì trong khu vực đó có số loài giống nhau (số loài chung) giữa các quần xã, do đó tính đa dạng cao và ngược lại khi chỉ số đa dạng
Beta (Hβ) nhỏ thì số loài giống nhau ít (số loài chung) do đó tính đa dạng thấp. Qua tính toán chỉ số đa dạng Beta (Hβ) ở 3 khu vực nghiên cứu cho thấy kết quả trong
0 0.5 1 1.5 2 2.5
TX Bac lieu Hoa Binh Dong Hoa
d J' H'(loge)
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TX Bac lieu Hoa Binh Dong Hoa
No N1 N2 Ninf
20 bảng 5.5.
Bảng 5.5: Chỉ số đa dạng Beta (Hβ) của 3 vùng nghiên cứu
TT Vùng Chỉ số đa dạng Beta (Hβ)
1 TX Bạc Liêu 4,23
2 Hoà Bình 6,33
3 Đông Hoà 3,88
Theo số liệu ở (bảng 5.5) cho thấy chỉ số đa dạng Beta (Hβ) ở Đông Hoà là nhỏ nhất (Hβ= 3,88) do đó có tính đa dạng thấp nhất, tiếp đến là ở TX Bạc Liêu (Hβ= 4,23), cuối cùng là huyện Hoà Bình (Hβ= 6,33) có tính đa dạng cao nhất. Điều này cũng được thể hiện qua đồ thị độ ưu thế loài theo 3 vùng nghiên cứu (hình 5.9).
5.9.3. Đường cong ưu thế
Hình 5.11: Đồ thị ưu thế loài ở 3 khu vực nghiên cứu
Qua hình 5.11 cho thấy mức độ ưu thế ở huyện Hoà Bình thấp nhất và huyện Đông Hải là cao nhất. Do vậy mà tính đa dạng ở Hoà Bình là cao nhất và Đông Hải
1 10 100
Species rank 0
20 40 60 80 100
Cumulative Dominance%
TXBac Lieu Dong Hai Hoa Binh
21 là thấp nhất. Kết quả phân tích chỉ số Beta (Hβ) và đồ thị ưu thế loài cho kết quả giống nhau về đa dạng ở 3 huyện ven biển của Bạc Liêu.
Hình 5.12: Đồ thị ưu thế loài chung cho 3 khu vực
- So sánh độ ưu thế loài giữa các quần xã thực vật trong khu vực nghiên cứu
cho thấy mức độ ưu thế loài và tính đa dạng loài có quan hệ nghịch với nhau. Trong 3 khu vực nghiên cứu có 32 ô đo đếm nên tiến hành phân tích độ ưu thế chung.
Kết quả hình 5.12 cho thấy trong 32 ô đo đếm thì ô số 1 và 2 có độ ưu thế thấp nhất trong các quần xã thực vật, do đó tính đa dạng cao, ngược lại ô đo đếm số 10, 15 có độ ưu thế cao thì tính đa dạng thấp, riêng ô 15 chỉ có loài Dà vôi trồng nên đa dạng không cao.
5.10. Phân tích thành phần chính (PCA)
Mối quan hệ các loài, giữa các loài và các ô đo đếm hay môi trường được thể hiện ở đồ thị PCA (hình 5.13) cho thấy, mối quan hệ giữa các loài và ô đo đếm trong khu vực nghiên cứu được chia thành các nhóm sau:
- Nhóm 1: Gồm có Bần ổi (Sonova), Xu sung (Xylmol), Cỏ nước mặn (Pasvag), Cỏ U du (Cypela), Muồng hoa vàng (Cassur), Điên điển (Sesese) và Nhàu (Morcit) đây
1 10 100
Species rank 0
20 40 60 80 100
Cumulative Dominance%
Plot 1 Plot 2 Plot 3 Plot 4 Plot 5 Plot 6 Plot 7 Plot 8 Plot 9 Plot 10 Plot 11 Plot 12 Plot 13 Plot 14 Plot 15 Plot 16 Plot 17 Plot 18 Plot 19 Plot 20 Plot 21 Plot 22 Plot 23 Plot 24 Plot 25 Plot 26 Plot 27 Plot 28 Plot 29 Plot 30 Plot 31 Plot 32
22 là nhóm loài cây có quan hệ với nhau trên đất cao của rừng ngập mặn . - Nhóm 2: Chỉ có loài Dà vôi (Certag) trồng ở ô 15 thuộc lập điạ 1c, đất bùn chặt, ngập triều trung bình, độ cao 1,5 m và số ngày ngập biến động từ 4 – 9 ngày/tháng.
Hình 5.13: Đồ thị PCA của khu vực ven biển Bạc Liêu
- Nhóm 3: Gồm những loài cây rừng ngập mặn thực sự như Bần chua (Soncas), Dừa nước (Nypfru), Đưng (Rhimuc), Đước (Rhiapi), Mấm biển (Avimar), Mấm đen (Avioff), Mấm trắng (Avialb), Ô rô tím (Acaili), Vẹt trụ (Brucyl), Cóc kèn 3 lá (Derind). Đây là những loài cây có thời gian ngập dài và thành phần thổ nhưỡng gồm đất bùn chặt đến sét chặt.
- Nhóm 4: Gồm Cóc trắng (Lumrac), Dà quánh (Cerzip), Giá (Excaga), Ráng (Acraur), Sam biển (Sespor), Tra nhớt (Hibtil), Tra lâm vồ (Thepop), Ngọc nữ biển
(Cleine), Lìm kìm (Psyser), Cóc kèn 3 lá (Dertri). Lức (Pluind), Loã hùng (Gymnit), Sơn cúc 2 hoa (Wedbif), Rau muống biển (Ipopes) là những cây rừng ngập mặn và gia nhập rừng ngập mặn hỗn giao với những loài trên đất cao của rừng ngập mặn.
- Loài cây Dà vôi (Ceriops tagal) xuất hiện nhiều ở Ô 15 thuộc cấp lập địa 1c, thành phần bùn chặt có độ ngập triều trung bình ở độ cao 1,5m, số ngày ngập từ 4 – 9 ngày/tháng, số lần ngập từ 56 – 62 lần/tháng.
- Loài Mấm biển (Avicennia marina) xuất hiện nhiều và theo thứ tự Ô 8, 7, 10, 18,
-100 -50 0 50 100 150
PC1 -100
-50 0 50 100
PC2
Plot 1Plot 3Plot 5Plot 2Plot 4 Plot 6
Plot 7 Plot 8
Plot 9
Plot 10 Plot 11
Plot 12 Plot 13 Plot 14
Plot 15 Plot 16
Plot 17
Plot 18 Plot 19
Plot 20 Plot 21 Plot 22
Plot 23 Plot 24 Plot 25 Plot 26
Plot 27 Plot 28
Plot 29
Plot 30 Plot 31
Plot 32
Soncas SonovaLumrac Cerzip
Certag Nypfru
RhimucRhiapi Excaga
Avimar Avioff AvialbAcaili Acraur Sespor
Brucyl XylmolHibtil Thepop Cleine Psyser Dertri
Derind Pluind
Gymnit Wedbif
Casequ Pasvag Cypela Cassur Sesacu Ipopes Morcit
23 30, 29, 27 và 19. Đây là loài cây tiên phong trong vùng ven biển Bạc Liêu ở lập địa 1c và 1e, thành phần từ bùn chặt đến sét cứng, ngập triều trung bình, thời gian ngập từ 4 – 9 ngày/tháng.
Dựa vào kết quả phân tích của PCA có thể bố trí trồng hỗn giao với những loài cùng nhóm, trên những môi trường loài đó xuất hiện nhiều.
5.11. Thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học, áp lực, thách thức đối với đa dạng sinh học
Hạn chế về điều kiện tự nhiên nên đa dạng sinh học thực vật rừng ngập mặn ven biển của tỉnh Bạc Liêu nên vấn đề phân bố các loài cây rừng ngập mặn cũng hạn chế, thêm vào đó vấn đề nuôi tôm trong các khu rừng ngập mặn cũng cản trở việc phát tán giống, cây con của cây ngập mặn do đắp bờ bao rồi bơm nước vào vuông tôm, như thế sẽ hạn chế việc trao đổi nước cũng như mang các hạt phù sa vào các vuông tôm do người nuôi tôm không muốn có cây tái sinh trong khu nuôi vì tái sinh rừng sẽ làm giảm diện tích nuôi.
Trong các khu vực cao có khả năng tái sinh của nhiều loài nhưng bị các bờ bao ngăn cản, rừng Đước trồng thì dày, cây nhiều thân, tán cây che kín nên không
có cây nào tái sinh được dưới tán. Môi trường đất trong khu vực bị xáo trộn do vấn đề đào xới để nuôi tôm. Những khu rừng có đa dạng cao là những nơi không có đắp bờ bao, trái giống phân bố rộng và phát triển trên những điều kiện phù hợp.
Trên những vùng trồng Phi lao trên líp không thành công là do cây Phi lao có
Hình 5.14: Đắp bờ nuôi tôm cản trở đa dạng sinh học cây rừng ngập mặn
24 rễ cọc, lúc đầu phát triên tốt nhưng đến lúc rễ cây phát triển đụng đến mực nước ngầm sẽ làm thối rễ, dẫn đến cây chết.
Hình 5.15: Lên líp trồng Phi lao
Áp lực đối với đa dạng sinh học thực vật rừng ngập mặn ven biển Bạc Liêu là nuôi tôm cản trở tái sinh và phân bố thành phần loài do đắp bờ bao. Nguồn giống tại chỗ của những loài cây trồng chính trong rừng ngập mặn như Đưng, Vẹt trụ, Dà vôi ... cũng thiếu. Việc chọn loài cây trồng chưa phù hợp như cây Phi lao, Tra lâm vồ trồng trên đất quá cao vào mùa nắng cây không sinh trưởng và rụng lá có khi chết.
Nuôi tôm gắn liền với cuộc sống người dân nên họ thường có khuynh hướng phát triển diện tích nuôi rộng ra. Trên những bãi Mấm biển tái sinh tự nhiên cũng bị người dân dùng lưới để làm ranh giới đã làm cản trở tái sinh tự nhiên.
Hình 5.16: (A) Đước nhiều thân (B) Đước mật độ cao có tỉa cành tự nhiên
25 Hướng các kênh thường từ Đông sang Tây nhưng hướng từ Bắc xuống Nam
hay ngược lại thì ít. Trên những vùng trồng Cóc trắng trên đất cao nên vào mùa khô đất khô, nứt nẽ làm cho cây chậm sinh trưởng hoặc chết.
Hình 5.17: Cóc trắng trồng trên đất cao vào mùa khô
Chỉ số đa dạng ở vùng ven biển Bạc Liêu không cao so với các nơi khác như Cà Mau, Cần Giờ, điều kiện tự nhiên có nhiểu khu vực bị sạt lở, đất đai thì hạn chế và bị ngăn chia, do đó khó phát triển về phía trong đất liền. Phía ngoài các bãi Mấm biển cần phải có thời gian để đất nâng cao dần thì mới thay thế loài khác. Trước mắt lợi dụng tái sinh tự nhiên để gia tăng da dạng sinh học các loài cây.
5.12. Đề xuất giải pháp cho việc sử dụng và quản lý bền vững các nguồn tài nguyên ven biển Bạc Liêu
5.12.1. Biện pháp bảo tồn
- Chùm lé (Azima sarmentosa) là loài có tên trong sách đỏ của Việt Nam (trang 327-328) thuộc đe dọa nguy cấp EN (A 1c, d) do giảm nơi phân bố và nơi cư trú, phân bố tập trung trong Sân Chim Bạc Liêu, do đó cần bảo tồn insitu loài này, nhất là hạn chế cháy rừng trong mùa khô của khu vực này sẽ có tác động xấu đến loài cây này. Cần tuyên truyền giới thiệu cho cán bộ, công nhân viên và khách tham quan biết loài cây này để bảo tồn.
26 - Chỉ số hiếm các loài thực vật (IR) trong khu vực nghiên cứu nói lên mức độ hiếm của loài trong khu vực nghiên cứu, chỉ số hiếm phụ thuộc vào dung lượng ô đo đếm, số lượng ô đo đếm càng nhiều việc xác định chỉ số hiếm càng chính xác, qua tính toán phân tích số liệu về chỉ số hiếm (Bảng 5.6) cho ta thấy:
Có 3 loài thực vật rất hiếm (MR) Sonneratia caseolaris (L.) Engler,
Sonneratia ovata Backer, Rhizophora mucronata Lamk trong khu vực nghiên cứu,
có 2 loài thực vật ở mức hiếm (RR) đó là các loài Avicennia officinalis L., Xylocarpus moluccensis (Lam.) M. Roem, các loài rất hiếm thường chỉ xuất hiện
trong 1 ô đo đếm trong khu vực nghiên cứu.
Bảng 5.6: Chỉ số hiếm của các loài
STT Tên khoa học IR(%) Kí hiệu
1 Bần chua Sonneratia caseolaris (L.) Engler. 97 MR Rất hiếm 2 Bần ổi Sonneratia ovata Backer. 97 MR Rất hiếm 3 Đưng Rhizophora mucronata Lamk. 97 MR Rất hiếm
4 Mấm đen Avicennia officinalis L. 94 R Hiếm
5 Xu sung Xylocarpus moluccensis (Lam.)
M. Roem. 94 R Hiếm
Những loài hiếm này cần bảo tồn Exsitu thông qua việc mua giống từ các nơi về gieo ươm và trồng trên những lập địa thích hợp.
Tập trung bảo vệ và xúc tiến tái sinh tự nhiên cây rừng ngập mặn để gia tăng về mặt chất lượng cũng như số lượng.
5.12.2. Sử dụng và quản lý đa dạng sinh học thực vật rừng ngập mặn ven biển
Bạc Liêu
Để sử dụng và quản lý đa dạng thực vật rừng ngập mặn tốt, cần có sự tham gia của cộng đồng trong các bước thực thi của kế hoạch, tuyên truyền giáo dục rộng rãi về ích lợi, giá trị của cây ngập mặn cũng như trồng hỗn giao trong phạm vi gia đình thông qua công tác bảo tồn nội vi (Insitu).
Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho cộng đồng. Hiện tại đời sống của người dân trong vùng còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp, nuôi trồng thủy sản thì năng suất thấp và rủi ro cao. Vì vậy cần xây dựng các dự án phát triển kinh tế nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế trong khu rừng ngập mặn nhưng không làm hại đến rừng.