2.1. Mô tả đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải:
* Điều kiện địa lý:
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định được xây dựng trên diện tích 52.761,9 m2. Vị trí khuôn viên trường tiếp giáp như sau:
+ Phía Tây giáp đường Phù Nghĩa + Phía Nam giáp đường Bùi Bằng Đoàn
+ Phía Đông giáp khu dân cư tổ dân phố số 5, phường Lộc Hạ và một phần đất trồng lúa
+ Phía Bắc giáp khu đất trồng lúa
* Đặc điểm địa chất:
Theo Hồ sơ kết quả khảo sát địa chất công trình trường được thực hiện vào tháng 9/2009. Đặc điểm địa tầng khu vực dự án đƣợc phân theo các lớp từ trên xuống dưới như sau:
- Lớp đất kí hiệu 1:Đất lấplà lớp đất nằm trên cùng phủ toàn bộ diện tích
công trình. Lớp đất này ở độ sâu khoảng 1,2-3m.
- Lớp đất kí hiệu 2:Sét – sét kẹp cát, màu xám xanh, xám đen, trạng thái
chảy đến chảy dẻo.
- Lớp đất kí hiệu 3: Cát pha, màu xám xanh, xám đen, trạng thái dẻo.
- Lớp đất kí hiệu 4: Sét pha, màu xám xanh, xám đen, xám nâu, trạng thái
dẻo chảy đến dẻo mềm.
* Điều kiện về khí hậu, khí tƣợng:
- Khí hậu mang đặc trƣng khí hậu của Đồng bằng Bắc Bộ là nhiệt đới gió
mùa, nóng ẩm, mƣa nhiều, có 4 mùa rõ rệt trong năm. Trong đó mùa hè nóng ẩm, mùa đông khô lạnh, mƣa phùn.
- Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình từ năm 2017 - 2021 dao động từ 24,4oC– 26,9oC. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 6 có nhiệt độ 30,76oC, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 có nhiệt độ 18,2oC.
Bảng 4:Nhiệt độ trung bình các năm tại Nam Định.
Năm
Nhiệt độ trung bình tháng (oC)
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Cả
năm 2017 19,2 19,5 21,9 24,4 27,1 29,8 28,9 29,1 28,7 25,1 21,7 17,5 24,4
2018 17,7 17,0 21,8 23,7 28,8 30,5 29,3 28,3 28,1 25,5 23,7 23,7 24,8
2019 17,6 21,9 22,7 26,7 27,7 31,3 30,8 29,8 28,5 25,8 30,4 29,0 26,9
2020 19,6 19,7 22,8 22,1 29,2 31,5 31,5 28,9 28,8 24,1 23,1 18,1 25
2021 16,1 20,4 22,2 25,1 28,9 30,9 30,1 30,1 27,9 23,7 21,7 18,5 24,6
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định qua các năm)
* Độ ẩm
Độ ẩm tương đối trung bình từ năm 2017 -2021 dao động từ 82% - 83%.
Tháng có độ ẩm tương đối trung bình cao nhất là tháng 3, tháng có độ ẩm
Bảng 5: Độ ẩm tương đối trung bình các năm tại Nam Định.
Năm Độ ẩm tương đối trung bình (%)
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Cả năm 2017 84 79 89 85 82 81 85 85 87 83 78 77 83
2018 85 78 85 86 82 75 82 87 83 81 82 86 83
2019 86 88 93 87 85 77 77 88 75 84 80 76 83
2020 84 86 89 86 80 72 77 86 85 80 78 75 82
2021 74 83 88 89 84 77 80 80 87 85 77 77 82
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định qua các năm)
* Gió
Khu vực chịu ảnh hưởng của hai hướng gió thịnh hành chủ yếu theo hai mùa. Mùa hạ là hướng gió Nam và Đông Nam; mùa Đông là hướng gió Đông Bắc. Theo các số liệu quan trắc tốc độ gió trung bình năm là 1,8 m/s. Tốc độ gió trung bình vào tháng nóng nhất (tháng 7) là 2 m/s, tháng lạnh nhất là 1,7 m/s.
* Nắng
Tổng số giờ nắng trong những năm qua dao động từ 1.132 giờ (năm 2017) đến 1.503giờ (năm 2019). Số giờ nắng cao nhất tập trung chủ yếu tháng 5; tháng có số giờ nắng trung bình thấp nhất là tháng 3.
Bảng 6: Số giờ nắng các năm tại Nam Định.
Năm
Số giờ nắng các tháng trong năm (h)
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Cả
năm 2017 47 68 24 93 153 136 102 126 147 91 67 78 1.132
2018 26 42 87 80 240 170 123 104 140 133 128 104 1.377
2019 30 88 40 107 125 205 172 140 184 139 128 145 1.503
2020 70 58 36 47 179 245 240 144 134 93 124 80 1.450
2021 66 95 32 56 209 189 220 171 126 93 120 119 1.496
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định qua các năm)
* Lượng mưa
Nam Định nằm ở Vịnh Bắc Bộ chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên lượng mưa của tỉnh tương đối lớn nhưng phân bố không đều theo không
gian và thời gian. Theo thống kê nhiều năm, lƣợng mƣa trung bình của tỉnh Nam Định là từ 1.296mm đến 2.323mm. Chế độ mƣa đƣợc chia thành 2 mùa: mùa mƣa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm khoảng 80% lƣợng mƣa cả năm,
mùa khô bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 sang năm chiếm khoảng 20% lƣợng mƣa cả năm.
Bảng 7: Lƣợng mƣa các năm tại Nam Định.
Năm
Lƣợng mƣa (mm)
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Cả
năm 2017 43 9 84 135 78 251 393 377 389 511 18 35 2.323
2018 15 11 41 102 142 87 531 373 93 226 6 111 1.738
2019 18 20 39 98 160 126 74 421 143 152 44 1 1.296
2020 142 24 87 45 68 42 92 410 255 404 72 8 1.649
2021 0,1 39 27 147 196 223 357 148 717 313 47 3 2.217
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định qua các năm)
* Chế độ thủy văn sông Hồng.
Sông Hồng là ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Nam Định và Thái Bình, chảy qua thành phố Nam Định và các huyện Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường và Giao Thủy. Sông Hồng chảy theo hướng Đông Bắc -Tây Nam và đổ ra biển tại cửa Ba Lạt. Trên địa phận tỉnh Nam Định, chiều dài sông Hồng chảy qua khoảng 68km, rộng trung bình 700 - 800m.
Sông Hồng có lưu lượng nước bình quân hàng năm khoảng 2.640 m3/s với tổng lượng nước chảy là 83,5 tỷ m3. Tuy nhiên lượng nước phân bổ không đều: Về mùa khô lưu lượng giảm còn khoảng 700 m3/s, vào giờ cao điểm mùa mƣa có thể đạt tới 30.000 m3/s.
Qua kết quả quan trắc môi trường nước mặt định kỳ hàng năm cho thấy chất lượng nước sông Hồng luôn thay đổi và khác nhau theo không gian và thời gian. Tại một số điểm trên hệ thống mạng lưới quan trắc có hiện tượng ô nhiễm cục bộ trong một thời điểm nhất định. Tuy nhiên, lưu lượng dòng chảy của sông tương đối lớn, khả năng tự làm sạch cao nên các chất ô nhiễm sẽ được pha loãng và giảm thiểu đáng kể.
* Chế độ thủy văn Kênh T3-11.
Là kênh thu gom nước thải khu vực phía Bắc thành phố Nam Định, dài gần 7km từ Quốc lộ 10 đến trạm bơm Quán Chuột, qua địa bàn các phường: Lộc Vƣợng, Thống Nhất, Lộc Hạ, Hạ Long và các xã Mỹ Tân, Mỹ Trung.. Kênh có bề rộng trung bình khoảng 8m, chiều sâu lòng kênh khoảng 2m. Do là kênh thu gom nước thải nên không có số liệu báo cáo, đo đạc cụ thể về lưu lượng nước của kênh theo các tháng trong năm cũng như lưu lượng nước vào mùa kiệt.
* Cống thoát nước thải của thành phố Nam Định:
Nguồn tiếp nhận nước thải trực tiếp của nhà trường là cống hộp thoát nước thải thành phố, nằm trên vỉa hè đường Phù Nghĩa phía Tây nhà trường.Do nằm trong trung tâm thành phố Nam Định, với bán kính 1km trường học có vị trí tiếp giáp với các khu dân cư, cơ quan, trường học, bệnh viện ... nên ngoài việc tiếp nhận nước thải từ hoạt động của nhà trường thì hệ thống cống thoát nước của thành phố còn phải tiếp nhận nước thải từ nhiều nguồn khác nhau. Một phần nước thải được xử lý đảm bảo (chủ yếu là từ bệnh viện) còn lại chưa được xử lý đảm bảo thải trực tiếp ra cống thoát nước thành phố. Nước thải sinh hoạt
có các thành phần ô nhiễm chính đặc trưng thường thấy là hàm lượng chất hữu cơ cao, nhiều vi trùng, đƣợc đặc trƣng bởi các thông số BOD5, COD, tổng Nitơ, tổng Photpho, Coliform. Vì vậy có thể nhận định nguồn nước này đã bị ô nhiễm.
Do đó, nhà trường không tiến hành lấy mẫu, phân tích chất lượng nước tại nguồn tiếp nhận.
* Sông Hồng:
Sông Hồng là nguồn cung cấp nước chính cho hoạt động sinh hoạt, nông
nghiệp, công nghiệp,...của thành phố Nam Định nên chất lượng nước sông ảnh hưởng rất lớn đến ho ạt động phát triển kinh tế - xã hội của huyện thành phố Nam Định. Đồng thời, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội gây tác động không nhỏ đến chất lượng nước sông.
Qua kết quả quan trắc môi trường nước mặt định kỳ hàng năm cho thấy chất lượng nước sông Hồng luôn thay đổi và khác nhau theo không gian và thời gian. Tại một số điểm trên hệ thống mạng lưới quan trắc có hiện tượng ô nhiễm
cục bộ trong một thời điểm nhất định. Tuy nhiên, lưu lượng dòng chảy của sông tương đối lớn, khả năng tự làm sạch cao nên các chất ô nhiễm sẽ được pha loãng và giảm thiểu đáng kể.
2.3. Hoạt động khai thác, sử dụng nước tại khu vực tiếp nhận nước thải
- Cống thoát nước chung của thành phố có chức năng chính là thu gom và tiêu thoát nước mưa, nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, bệnh viện và nước thải của các hộ dân trong khu vực thành phố Nam Định. Vì vậy tại khu vực nguồn tiếp nhận nước thải trực tiếp của nhà trường, nước của cống thoát nước thải này không được dùng vào cho mục đích sinh hoạt cũng như tưới tiêu phục vụ cho nông nghiệp hay nuôi trồng thủy sản của người dân.
2.4. Hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải.
Các nguồn thải lân cận cùng xả nước thải vào cống hộp thoát nước thải chung thành phố xung quanh trường bao gồm nước thải sinh hoạt của dân cư
trong phường Lộc Hạ và nước thải của một số cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, nước thải từ các cơ sở khám chữa bệnh, trường học. Các đối tượng xả nước thải với lưu lượng lớn bao gồm:
- Bệnh viện Mắt tỉnh Nam Định cách dự án khoảng 70m về phía Tây với lĩnh vực khám chữa bệnh chuyên khoa mắt. Hệ thống xử lý nước thải của Bệnh viện có công suất 100m3/ngày đêm, lưu lượng xả nước thải lớn nhất của Bệnh viện là 60m3/ngày đêm. Nước thải của bệnh viện sau xử lý đạt QCVN 28:2010/BTNMT (cột B): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế.
- Bệnh viện da liễu cách dự án 115m về phía Tây Bắc với lĩnh vực khám chữa bệnh liên quan về da, bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiễm HIV.
Hiện tại bệnh viện chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Nước thải của bệnh viện hiện đang được thu gom xử lý sơ bộ qua bể phốt 3 ngăn trước khi thải ra ngoài môi trường. Lượng nước thải phát sinh tối đa của bệnh viện khoảng 10m3/ngày đêm.
- Trường THCS Lộc Hạ và Trường Tiểu học Lộc Hạ cách dự án 25m về phía Tây (bên kia đường Phù Nghĩa), với loại hình giáo dục các cấp học khác nhau. Hiện nay nước thải sinh hoạt từ hoạt động của nhà trường được thu gom xử lý qua bể phốt 3 ngăn trước khi thải ra ngoài môi trường. Lượng nước thải phát sinh hiện nay của trường học khoảng 10-13m3/ngày /trường.
- UBND phường Lộc Hạ cách dự án khoảng 60m về phía Tây Nam, đây là cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở địa phương. Hiện nay nước thải sinh hoạt phát sinh tại UBND được thu gom xử lý qua bể phốt 3 ngăn trước khi thải ra ngoài môi trường. Lượng nước thải phát sinh khoảng 1,2m3/ngày.
Kết luận: Như vậy hiện trạng cống thoát nước thành phố là thu gom
chung nước mưa và nước thải, chủ yếu là nước thải của các hộ gia đình, cá nhân, cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, các đơn vị cơ quan, trường học, bệnh viện vào hệ thống thoát nước thành phố. Do vậy chất lượng nước thải phần lớn chưa đạt quy chuẩn môi trường nên thường có nồng độ các chất gây ô nhiễm như BOD5, COD, TSS, Coliforms,... vƣợt quy chuẩn cho phép nhiều lần. Đối với hệ thống thoát nước thải trên địa bàn phường Lộc Hạ (tiếp nhận nước thải của trường sẽ thoát ra tuyến kênh T3-11 và dẫn ra trạm bơm Quán Chuột (cách trường khoảng 2,5km về phía Đông). Kênh T3-11có nhiệm vụ tiếp nhận một phần nước thải, nước mưa của khu vực thành phố và dẫn ra trạm bơm kênh T3-11 rồi bơm xả ra sông Hồng.