Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom nước thải

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG Của Dự án “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP QUẾ VÕ II, TỈNH BẮC NINH” – GIAI ĐOẠN 1 (Trang 33 - 65)

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom nước thải

Khu công nghiệp Quế Võ II có hệ thống thu gom nước mưa và nước thải riêng biệt.

- Hệ thống thu gom, thoát nước mưa bao gồm:

Nước mưa từ mái khu vực nhà điều hành trạm xử lý nước thải: Nước mưa trên mái được thu qua các máng ống D90 chiều dài 8,82m thu xuống mương kín đặt khu vực nhà kích thước (rộng 40cm; cao 30cm).

Nước mưa chảy tràn bề mặt trên toàn bộ KCN: Hệ thống thu gom, tiêu thoát nước mưa của KCN được xây bằng cống ngầm bê tông cốt thép với đường kính D600 – D1200, dọc trục đường thu gom bố trí 1 hố ga lắng cặn (khoảng cách 50m) và song chắn rác để tăng khả năng thoát nước và lắng cặn cho Dự án.

Toàn bộ lượng nước mưa của KCN được thu gom bằng hệ thống thu gom tiêu thoát nước mưa được bố trí dọc các trục đường N3, N2, D, D2, D3 sau đó chảy ra điểm thoát nước mưa của Dự án tại mương và kênh Châu Cầu giáp đường Quốc lộ 18 cạnh khu vực tại 03 vị trí đấu nối.

1.1.1. Các hạng mục chính của mạng lưới thoát nước mưa của Dự án

Hệ thống thoát nước mưa được đặt dọc các trục đường dùng hệ thống cống tròn bê tông cốt thép đường kính D600-D1200 chạy dọc các tuyến đường N3, N2, D, D2, D3. Độ dốc đáy cống thoát nước mưa đảm bảo theo nguyên tắc tự chảy dao động khoảng i=0,0009 ≈ 0,0017.

Trên hệ thống thoát nước mưa bố trí các hố ga lắng cặn, thể tích mỗi hố ga trung bình khoảng 0,6 m3, khoảng cách giữa các hố ga (50m/hố). Trên mặt các hố ga có các song chắn rác bằng thép. Chiều sâu hố ga (từ 1,6 - 4,006m).

Ga nước thăm, thu mưa: Bằng BTCT dày 20cm đặt trên lớp đệm bằng bê tông M100 dày 10cm. Ga thăm, thu nước mưa có các loại:

- Kết cấu ga: Ga có đế và thành bằng BTCT M200, Tấm đan bằng BTCT M250, cổ ga bằng BTXM M250.

- Cửa xả cống D800, D1000. Cửa xả cống tròn có đường kính D800 (1 cửa xả), D1000 (02 cửa xả) có tường đầu, tường cánh, sân cống bằng đá hộc xây vữa xi măng M100, bên dưới đệm đá dăm dày 10cm.

Báo cáo cấp GPMT Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Quế Võ II, tỉnh Bắc Ninh” -

giai đoạn 1

Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống thu gom nước mưa KCN Quế Võ II - Hình ảnh cống thoát nước mưa của Dự án

Hình 3.2: Hình ảnh thu gom, thoát nước mưa KCN Quế Võ II

1.1.2. Hướng thoát nước mưa

Hướng thoát nước chung của dự án từ Bắc xuống Nam. Nước mưa từ hệ thống thu gom nước mưa của KCN được xả vào mương và kênh Châu Cầu giáp đường Quốc

Nước mưa từ các nhà

máy

Nước mưa từ mái nhà điều hành

Song chắn rác

Tuyến thoát nước mưa KCN

Mương, kênh Châu Cầu

Báo cáo cấp GPMT Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Quế Võ II, tỉnh Bắc Ninh” -

giai đoạn 1

lộ 18 theo hướng Bắc - Nam thông qua 03 cửa xả, cụ thể:

+ Điểm xả 1: Tọa độ X: 2336146.07 Y: 574632.66 + Điểm xả 2: Tọa độ X: 2336099.10 Y: 575062.71 + Điểm xả 3: Tọa độ X: 2336148.85 Y: 574636.17

1.1.3. Khối lượng phần thoát nước mưa Bảng 3.1. Thống kê khối lượng hệ thống thoát nước mưa đã hoàn thành TT Nội dung Đơn vị Khối lượng Diễn giải thiết kế

1 Đường N3

1.1 Tuyến ống thoát nước mưa

m 1.224

Hệ thống thoát nước mưa đường N3 được thiết kế các hố ga nằm trên lề trái của đường và các tuyến ống chạy cắt qua vuông góc với đường N3 đấu nối với kênh giáp với đường QL18. Được thiết kế bằng ống cống D1000, D800.

1.2 Hố ga Hố ga 11

2 Đường N2

2.1 Tuyến ống thoát nước mưa

m 1.224

Hệ thống thoát nước mưa đường N2 - Lề phải được bố trí tuyến ống chính dẫn đấu nối vào hệ thống thoát nước đường D2, D3.

- Lề trái được bố trí các hố ga và các tuyến ống vuông góc với đường đấu nối và lề phải. Được thiết kế bằng ống D1000, D800.

2.2 Hố ga Hố ga 33

3 Đường D

3.1 Tuyến ống thoát nước mưa

m 458

Hệ thống thoát nước mưa đường D.

- Lề phải được bố trí tuyến ống chính dẫn đấu nối vào hệ thống thoát nước của khu công nghiệp giáp chạy song song với đường N1.

- Lề trái được bố trí các hố ga và các tuyến ống vuông góc với đường đấu nối và lề phải. Được thiết kế bằng ống D1250, D1000.

3.2 Hố ga Hố ga 15

4 Đường D2 4.1

Tuyến ống thoát nước mưa

m 458,5

Hệ thống thoát nước mưa đường D2 đã hoàn thiện đưa vào sử dụng phần lề phải - Được thiết kế bằng cống ống D1200

4.2 Hố ga Hố ga 11

5 Đường D3 5.1

Tuyến ống thoát nước mưa

m 1.680

Hệ thống thoát nước mưa đường D3 đã hoàn thiện toàn bộ theo thiết kế đưa vào sử dụng

- Phía bắc đấu nối thoát ra mương giáp

Báo cáo cấp GPMT Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Quế Võ II, tỉnh Bắc Ninh” -

giai đoạn 1

TT Nội dung Đơn vị Khối lượng Diễn giải thiết kế

đường N1, phía nam đấu nối với đường N3 thoát ra mương. Được thiết kế bằng ống D600, D800, D1000, D1200.

5.2 Hố ga Hố ga 44

1.2. Thu gom, thoát nước thải 1.2.1. Giải pháp thu gom nước thải

Hệ thống thu gom nước thải được thiết kế tách riêng với hệ thống thu gom nước mưa.

Hệ thống trạm xử lý nước thải tập trung của KCN Quế Võ II được thu gom như sau:

- Nước thải của các doanh nghiệp thứ cấp: Nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp phát sinh tại mỗi doanh nghiệp thứ cấp đều phải xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột B sau đó được đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải được bố trí dọc các tuyến đường N3, N2, D, D3, D4 chung của KCN bằng đường ống BTCT kích thước D300-D600 độ dốc i =0,002 - 0,003 để về bể gom sau đó tại bể gom bố trí 3 bơm chìm công suất 5,5kw để bơm nước lên trạm XLNT tập trung của KCN để xử lý. Điểm đấu nối nước thải của các doanh nghiệp với hệ thống thu gom của KCN có hố ga nằm ngoài tường rào của doanh nghiệp để phục vụ cho công tác lấy mẫu, giám sát và kiểm tra chất lượng nước của doanh nghiệp.

- Nước thải sinh hoạt từ khu nhà điều hành ban quản lý Dự án: Toàn bộ nước thải sinh hoạt được xử lý bằng 01 bể tự hoại 3 ngăn nằm dưới nhà vệ sinh có dung tích khoảng 9m3 sau đó được thu gom về trạm xử lý nước thải tập trung của KCN Quế Võ II.

- Nước thải từ khu vận hành trạm xử lý nước thải tập trung: Toàn bộ nước thải sinh hoạt phát sinh được thu gom vào bể gom của Trạm xử lý nước thải tập trung của KCN.

- Nước thải từ phòng thí nghiệm của trạm xử lý nước thải: phát sinh ít được dẫn về bể gom của trạm xử lý nước thải tập trung của Dự án để xử lý.

- Hệ thống thu gom nước thải sử dụng các ống cống tròn ngầm bằng bê tông cốt thép có đường kính D300-D600 với tổng chiều dài các đường ống khoảng 4.074,7 m và các hố ga dọc (Khoảng cách giữa các hố ga từ 30m – 40m/hố ga).

+ Các hố ga có H<2m có kết cấu gạch, đá nắp đan gang.

+ Các hố ga có H>2m có kết cấu phần đáy sâu từ 1,5m trở xuống là BTCT, phần 1,5m bên trên xây gạch, đậy lắp đan gang.

- Đường ống và hố ga được thiết kế đặt dưới hè đường giao thông. Các tuyến cống được vạch theo nguyên tắc hướng nước đi là ngắn nhất, để tiện cho việc quản lý sau này, toàn bộ cống, hố thăm nằm trên vỉa hè.

Toàn bộ nước thải của KCN Quế Võ II được thu gom về trạm xử lý nước thải tập trung công suất 1.000 m3/ngày đêm để tiếp tục xử lý đạt tiêu chuẩn nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT cột A trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

Nguyên tắc tổ chức thu gom, thoát nước và xử lý nước thải cho toàn bộ KCN được thực hiện theo sơ đồ sau:

Báo cáo cấp GPMT Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Quế Võ II, tỉnh Bắc Ninh” -

giai đoạn 1

Hình 3.3: Sơ đồ hệ thống thu gom nước thải Khu công nghiệp - Hình ảnh cống thu gom nước thải của Dự án

Hình 3.4: Thu gom nước thải của KCN Quế Võ

 Giải pháp thoát nước thải

Nước thải sau trạm xử lý nước thải tập trung được dẫn theo đường ống thoát nước thải BTCT D600, dài 500m thoát vào kênh Châu Cầu sau đó chảy vào sông Đuống.

 Hướng thoát nước thải

Hướng nước thải theo chiều từ Bắc xuống Nam. Nước thải sau xử lý tại hệ thống XLNT tập trung của KCN được chảy vào kênh Châu Cầu nằm ở phía Tây Nam của KCN.

 Điểm xả nước thải sau xử lý:

Tọa độ vị trí xả nước thải (Theo GPS cầm tay, hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105o00’, múi chiếu 6o):

+ Tọa độ điểm xả nước thải sau xử lý vào kênh Châu Cầu:

X: 2336396 Y: 627546

 Chế độ xả nước thải: Xả gián đoạn với chế độ 12-18 giờ/ngày, tùy thuộc vào quá trình hoạt động sản xuất

 Phương thức xả nước thải vào nguồn tiếp nhận: Phương thức xả: cưỡng bức Nước sử dụng sinh hoạt Nước thải của doanh nghiệp xử lý

đạt tiêu chuẩn

Nhà máy XLNT tập trung của KCN Quế Võ II

Công suất 1.000 m3/ngày.đêm

Báo cáo cấp GPMT Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Quế Võ II, tỉnh Bắc Ninh” -

giai đoạn 1

Nguồn tiếp nhận nước thải của trạm XLNT là hệ thống kênh Châu Cầu thuộc xã Ngọc Xá, huyện Quế Võ. Kênh Châu Cầu chủ yếu dùng cho mục đích tiêu, thoát nước cho khu vực. Nước sau xử lý của KCN chảy vào kênh Châu Cầu với chiều dài khoảng 500m, sau đó chảy vào sông Đuống. Chất lượng nước thải sau xử lý của KCN đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40 : 2011/BTNMT (cột A).

Vì vậy, lượng nước thải không làm ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng nước của khu vực tiếp nhận.

 Khối lượng phần thoát nước thải

Bảng 3.2: Tổng hợp khối lượng hệ thống thu gom và thoát nước thải của KCN

Quế Võ II TT Nội dung Đơn vị Khối lượng Diễn dải thiết kế

1 Đường N3

1.1 Tuyến ống thoát nước thải

m 1.224

Hệ thống thoát nước thải đường N3 được xây dựng nằm trên lề trái của đường, cuối tuyến được đấu nối với hệ thống thu nước thải tuyến đường D4 dẫn về nhà máy xử lý nước thải.

Hệ thống thu gom nước thải được xây dựng bằng ống cống D400.

1.2 Hố ga Hố ga 30

2 Đường N2

2.1 Tuyến ống thoát nước thải

m 1.224

Hệ thống thoát nước thải đường N2 được xây dựng nằm cả hai bên lề đường, cuối tuyến được đấu nối với nhà máy xử lý nước thải.

Hệ thống thu gom nước thải được xây dựng bằng ống cống D600, D400, D300.

2.2 Hố ga Hố ga 30

3 Đường D

3.1 Tuyến ống thoát nước thải

m 458

Hệ thống thoát nước thải đường D được xây dựng nằm cả hai bên lề đường, cuối tuyến được đấu nối vào đường N1, đầu tuyến được đấu nối vào đường N2.

Hệ thống thu gom nước thải được xây dựng bằng ống cống D400, D300.

3.2 Hố ga Hố ga 28

4 Đường D3

4.1 Tuyến ống thoát nước thải

m 740,7

Hệ thống thoát nước thải đường D3 đã hoàn thiện lề trái và một phần tuyến lề đường phải.

- Được đấu nối với tuyến N3 và N2 - Được xây dựng bằng ống cống D300, D400.

4.2 Hố ga Hố ga 18

5 Đường D4 5.1 Tuyến ống m 428 Hệ thống thoát nước thải đường D4 đã

Báo cáo cấp GPMT Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Quế Võ II, tỉnh Bắc Ninh” -

giai đoạn 1

TT Nội dung Đơn vị Khối lượng Diễn dải thiết kế thoát nước

thải

được hoàn thiện, dẫn nối vào nhà máy XLNT, được xây dựng bằng ống cống D300, D400.

5.2 Hố ga Hố ga 5

6 Bơm chuyển bậc Cái 1 7 Bơm nước

thải Cái 3

 Tiêu chuẩn đấu nối vào KCN

- Nước thải đầu vào trạm xử lý nước thải tập trung: Yêu cầu chất lượng nước thải đầu vào của trạm XLNT của KCN Quế Võ II là đạt giới hạn cho phép của KCN (chỉ tiêu tương đương với QCVN 40:2011/BTNMT cột B).

Bảng 3.3: Yêu cầu nồng độ nước thải của doanh nghiệp thứ cấp trước khi vào

KCN Quế Võ II

TT Thông số Đơn vị QCVN 40:2011/BTNMT

Cột B

1 Nhiệt độ oC 40

2 pH - 5,5 - 9

3 Chất rắn lơ lửng mg/l 100

4 COD mg/l 150

5 Amoni (tính theo N) mg/l 10

6 BOD5 (20oC) mg/l 50

7 Asen mg/l 0,1

8 Thuỷ ngân mg/l 0,01

9 Chì mg/l 0,5

10 Cadimi mg/l 0,1

11 Crom (VI) mg/l 0,1

12 Đồng mg/l 2

13 Kẽm mg/l 3

14 Niken mg/l 0,5

15 Sắt mg/l 5

16 Tổng xianua mg/l 0,1

17 Tổng phenol mg/l 0,5

18 Tổng dầu mỡ khoáng mg/l 10

19 Nitơ tổng mg/l 40

20 Photpho tổng mg/l 6

21 Clorua mg/l 1000

22 Tổng Coliform vi khuẩn/100ml 5000

23 Mg mg/l -

- Nước thải đầu vào hệ thống xử lý nước thải từ các nhà máy thứ cấp được kiểm soát bằng cách thường xuyên, định kỳ lấy mẫu quan trắc chất lượng nước thải ra khỏi mỗi nhà máy.

Báo cáo cấp GPMT Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Quế Võ II, tỉnh Bắc Ninh” -

giai đoạn 1

 Tiêu chuẩn xả thải ra nguồn tiếp nhận của trạm XLNTTT

Nước thải sau xử lý tại trạm xử lý nước thải tập trung của KCN đạt Cột A của QCVN 40:2011/BTNMT trước khi xả ra ngoài môi trường. Bảng tiêu chuẩn nồng độ nước thải sau xử lý được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 3.4: Yêu cầu nồng độ nước thải sau xử lý của KCN Quế Võ II

STT Thông số Đơn vị QCVN 40:2011/BTNMT

cột A

1 Nhiệt độ 0C 40

2 pH - 6 đến 9

3 Chất rắn lơ lửng mg/l 50

4 COD mg/l 75

5 Amoni (tính theo N) mg/l 5

6 BOD5 mg/l 30

7 Asen mg/l 0,05

8 Thủy ngân mg/l 0,005

9 Chì mg/l 0,1

10 Cadimi mg/l 0,05

11 Crom (VI) mg/l 0,05

12 Đồng mg/l 2

13 Kẽm mg/l 3

14 Niken mg/l 0,2

15 Sắt mg/l 1,0

16 Tổng Xianua mg/l 0,07

17 Tổng Phenol mg/l 0,1

18 Tổng dầu mỡ khoáng mg/l 5

19 Tổng Nito mg/l 20

20 Tổng Photpho mg/l 4

21 Clorua mg/l 500

22 Coliform MNP/100ml 3.000

23 Mg mg/l -

- Đối với chất lượng nước thải đầu ra sau xử lý của KCN: được giám sát định kỳ 3 tháng/lần. Ngoài ra, chủ dự án đã lắp đặt hệ thống quan trắc tự động tại vị trí hồ sinh học để giám sát chất lượng nước thải. Giám sát tự động được truyền số liệu trực tiếp về Sở tài nguyên Môi trường tỉnh Bắc Ninh.

Báo cáo cấp GPMT Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Quế Võ II, tỉnh Bắc Ninh” -

giai đoạn 1

1.3. Xử lý nước thải:

1.3.1. Bể tự hoại của Khu công nghiệp Quế Võ II

- Vị trí lắp đặt bể tự hoại: Bể tự hoại được xây dựng nằm dưới nhà vệ sinh của khu vực nhà điều hành.

- Công nghệ xử lý: Tại khu vực phát sinh nước thải nước thải sinh hoạt tại khu nhà điều hành của KCN được xử lý sơ bộ tại 01 bể tự hoại 03 ngăn trước khi chảy vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN. Sơ đồ công nghệ xử lý như sau:

Hình 3.5: Sơ đồ thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt

Trong bể tự hoại diễn ra quá trình lắng cặn và lên men, phân hủy sinh học kỵ khí cặn lắng. Các chất hữu cơ trong nước thải và bùn cặn đã lắng, chủ yếu là các Hydrocacbon, đạm, béo,…được phân hủy bởi các vi khuẩn kỵ khí và các loại nấm men. Nhờ vậy, cặn lên men, bớt mùi hôi, giảm thể tích. Chất không tan chuyển thành chất tan và chất khí (chủ yếu là CH4, CO2, H2S, NH3,..). Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý nước thải và tốc độ phân hủy bùn cặn trong bể tự hoại: Nhiệt độ và các yếu tố môi trường khác; lưu lượng dòng thải và thời gian lưu nước tương ứng; tải trong chất bẩn (rất phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của người sử dụng bể hay loại nước thải nói chung); hệ thống không điều hòa và lưu lượng tối đa; các thông số thiết kế và cấu tạo bể: Số ngăn bể, chiều cao, phương pháp bố trí đường ống dẫn nước vào và ra khỏi bể, qua các vách ngăn…

Bể tự hoại được thiết kế gồm 03 ngăn và xây dựng đúng tiêu chuẩn cho phép đạt hiệu suất lắng cặn trung bình 50 – 70 % theo cặn lơ lửng (TSS) và 25 – 45% theo chất hữu cơ (BOD và COD) (Nguyễn Việt Anh và nnk, 2006, Bounds, 1997, Polprasert, 1982).

Các mầm bệnh có trong phân cũng được loại bỏ một phần trong bên tự hoại, chủ yếu nhờ cơ chế hấp thụ lên cặn và lắng xuống hoặc chết đi do thời gian lưu bùn và nước trong bể lớn do môi trường sống không thích hợp.

1.3.2. Trạm xử lý nước thải tập trung

Trạm xử lý nước thải tập trung của toàn bộ Dự án có công suất là 4.500 m3/ngày đêm. Nhưng hiện tại trạm XLNT của KCN mới hoàn thành trạm xử lý giai đoạn 1 với công suất 1.000m3/ngày đêm (theo văn bản chấp thuận số 2444/BTNMT – TCMT ngày 27/4/2015) để xử lý nước thải phát sinh tại KCN.

Chất lượng nước thải sau xử lý đảm bảo QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp - loại A trước khi xả vào kênh Châu Cầu.

Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh

Bể tự hoại 3 ngăn

Trạm XLNT tập trung của KCN

Báo cáo cấp GPMT Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Quế Võ II, tỉnh Bắc Ninh” -

giai đoạn 1

Công trình được chủ đầu tư lựa chọn các đơn vị tham gia tư vấn giám sát và thi công như sau:

- Tư vấn giám sát: Công ty Cổ phần kiểm định xây dựng An Hòa (AHCV) - Đơn vị thiết kế, thi công xây dựng: Công ty Cổ phần kỹ thuật Elcom

+ Vị trí xả thải:

Tọa độ vị trí xả nước thải (theo GPS cầm tay, hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105o00’, múi chiếu 6o):

+ Tọa độ điểm xả nước thải sau xử lý vào kênh Châu Cầu thuộc xã Ngọc Xá:

X: 2336396 Y: 627546 + Chế độ xả nước thải

Xả gián đoạn với chế độ 12-18 giờ/ngày, tùy thuộc vào quá trình hoạt động sản xuất

+ Lưu lượng xả lớn nhất của Dự án: 1.000m3/ngày đêm.

+ Hình thức xả nước thải: Xả ngầm, xả ven bờ.

Công nghệ trạm xử lý nước thải:

Công nghệ xử lý nước thải của Dự án, đảm bảo các tiêu chí sau:

 Phù hợp với chất lượng nước thải đầu vào.

 Bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng nước thải đầu ra xả vào nguồn tiếp nhận theo mục đích sử dụng là cột A của QCVN 40-2011/BTNMT.

 Quy trình vận hành, bảo trì dễ dàng, thuận lợi.

 Quy trình phải phù hợp với các điều kiện khí hậu địa phương.

 Ảnh hưởng về mùi của trạm xử lý thấp nhất.

Dựa vào đặc tính nước thải đầu vào là tổng hợp nước thải của các nhà máy trong KCN nên lưu lượng cũng như chất lượng nước thải biến động rất lớn tùy thuộc vào tính chất nước thải, tình hình sản xuất của nhà máy thứ cấp, chất lượng của hệ thống xử lý cục bộ,... Với nhiều bài học rút ra được từ nhiều hệ thống xử lý lớn trên thế giới, kinh nghiệm nhiều năm của chúng tôi trong ngành và nhất là đối với loại hình nước thải tập trung của KCN, quy trình công nghệ sinh học kết hợp với các quá trình hóa lý được xem là sự lựa chọn tối ưu cho loại hình nước thải tập trung của KCN đảm bảo nước thải đầu ra đạt cột A, QCVN 40:2011/BTNMT.

Do đặc thù của KCN, hệ thống xử lý nước thải luôn phải được thiết kế với công suất tối đa nhằm đảm bảo tất cả nước thải được xử lý trong điều kiện diện tích của KCN được lấp đầy 100% và tất cả nhà máy trong KCN, đang vận hành ở công suất tối đa. Tuy nhiên, khoảng thời gian mà công suất thực tế của hệ thống nhỏ hơn so với công suất thiết kế là rất lớn, nên việc lựa chọn công nghệ nhằm giúp cho chi phí vận hành của hệ thống chỉ tương ứng với công suất thực tế được chúng tôi ưu tiên lựa chọn.

Hệ thống bể thiếu khí kết hợp bể hiếu khí loại bỏ chất thải độc hại, khó phân huỷ ra ngoài môi trường; phân huỷ phần lớn chất hữu cơ trong nguồn thải. Chất lượng nước thải đầu ra ổn định, đảm bảo đạt các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG Của Dự án “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP QUẾ VÕ II, TỈNH BẮC NINH” – GIAI ĐOẠN 1 (Trang 33 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)