Đặc điểm hình thể: cơ thể là một tế bào, vận động bằng chân giả hình thành từ ngoại sinh chất, nhân có trung thể với hạt nhiễm sắc thể trung tâm với 3 dạng hình thể khác nhau:
Thể hoạt động lớn gây bệnh (forma magna): kích thước lớn,
trung bỡnh là 30àm. Cú hai lớp bào tương trong và ngoài phõn biệt rõ ràng. Lớp bào trương trong thường chứa hồng cầu do amip ăn vào. Nhõn cú đường kớnh 5àm. Di chuyển nhanh bằng giả túc từ lớp ngoại sinh chất. Thường gặp khi bị bệnh amip cấp tính ở ruột, áp xe gan, phổi, não…
Thể hoạt động nhỏ không gây bệnh (Forma minuta): kích thước trung bỡnh 13àm. Khú phõn biệt lớp bào tương trong và ngoài. Lớp không bào trong không chứa hồng cầu. Nhân có đường kớnh 2-3àm. Di chuyển chậm bằng giả tỳc từ lớp ngoại sinh chất. Thể hoạt động hỏ không gây bệnh, sống ở manh tràng, chỉ gặp trong phân lỏng, nát khi uống thuốc nhuộn tràng, thuốc tẩy.
BỆNH AMIP DO ENTAMOEBA HISTOLYTICA
Thể bào nang – thể kén (Cyst): Là thể tự bảo vệ và phát tán của amip. Bào
nang cú hỡnh cầu, bất động, cú vỏ dầy hai lớp, kớch thước trung bỡnh 12àm.
Bào nang non chỉ chứa 1-2 nhân, có tiểu thế chứa glucogrn và đạm. Bào nang giá chứa 4 nhân và không chứa các tiều thể trên, đây là nguồn lây nhiễm cho người. Bào nang chỉ gặp trong phân đóng khuôn, phân rắn.
Không gặp trong phân lỏng, nhầy, máu. Nếu gặp chỉ gặp thể 1-2 nhân.
BỆNH AMIP DO ENTAMOEBA HISTOLYTICA
Chu kỳ sống: 2 chu kì trong ruột là
hoại sinh và gây bệnh.
- Chu kì hoại sinh: Các bào
nang bị dịch tiêu hóa làm tan vỏ, amip 4 nhân theo thức ăn xuống manh tràng, tự phân chia cùng nguyên sinh chất tạo thành 8 amip nhỏ (Thể chưa gây bệnh).
Các thể này ở manh tràng tiếp tục sinh sản thành nhiều amip thể hoạt động nhỏ. Các thể này có thể hình thành bào nang và đào thải ra ngoài môi trường theo phân.
- Chu kì gây bệnh: Trong ruột, amip có thể
chuyển từ thể hoạt động nhỏ sang thể hoạt động ăn hồng cầu và gây bệnh. Thể này gây hoại tử tạo ổ áp xe ở thành đại tràng, tại đây chúng phát triển mạnh, các ổ áp xe bị bội nhiễm tạo ra các tổn thương, tăng tiết dịch nhày, ăn mòn mạch máu, gây hội chứng lỵ với phân nhày máu và cơn đâu thắt ruột.
Amip có thể vào máu, di chuyển tới gan, tới phổi, hay não gây ra các ổ áp xe tại đó.
BỆNH AMIP DO ENTAMOEBA HISTOLYTICA
Vai trò y học: Entamoeba histolytica thường gây bệnh lị ở đại tràng nhưng cũng có thể gây bệnh ở ngoài ruột.
- Gây bệnh ở đại tràng: các vị trí tổn thương theo thứ tự: manh tràng, đại tràng chậu hông, đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống, trực tràng, ruột thừa. Tùy theo vị trí đại tràng bị tổn thương và mức độ của vết loét mà tính chất, cường độ đau và triệu chứng lâm sàng của bệnh ở đại tràng là khác nhau.
+ Hội chứng lị cấp tính thông thường: đau bụng, đi ngoài ra nhầy máu tươi và mót rặn.
+ Tổn thương nhẹ và khu trú ở manh tràng: đau vùng hố chậu phải, đi ngoài phân lỏng. Nếu trực tràng bị loét nhiều thì có triệu chứng giống lị do trực khuẩn, phân ít, nhầy có máu tươi.
- Gây bệnh ở ngoài ruột: Entamoeba histolytica có thể gây áp xe ở nhiều cơ quan tổ chức ở ngoài ruột như gan, phổi, não, da. Trong đó áp xe gan là hay gặp nhất.
BỆNH AMIP DO ENTAMOEBA HISTOLYTICA
Chẩn đoán:
- Lâm sàng:
+ Đau bụng, đau quặn, mót rặn, phân có mùi máu (đối với amip ruột) + Đau hạ sườn phải, gan to, sốt cao 38-390C (đối với amip gan)
- Cận lâm sàng:
+ Xét nghiệm phân trực tiếp tìm thể hoạt động hoặc bào nang là tiêu chuẩn chẩn đoán xác định
+ Xét nghiệm phân bằng phương pháp Ether-Formalin phát hiện thể bào nang dùng trong điều tra cộng đồng.
+ Siêu âm gan hay chọc dò amip với gan + Chẩn đoán miễn dịch
BỆNH AMIP DO ENTAMOEBA HISTOLYTICA
Điều trị:
- Nguyên tắc: Dùng thuốc đặc trị, điều trị sớm, điều trị đủ liều, điều trị triệt để (cần XN phân nhiều lần không còn kén amip), điều trị kết hợp với kháng sinh để diệt vi khuẩn, loại trừ điều kiện thuận lợi cho amip phát triển.
- Thuốc điều trị:
+ Các dẫn xuất của asen (Stovarol, Carbasol): có tác dụng lên tất cả các thể amip, chỉ dùng cho người lớn vì có nhiều tác dụng phụ.
+ Các dẫn chất của Iot (yatren, mixiod, quinoxyl…): diệt được mọi thể amip, thuốc ít độc, không tích lũy trong cơ thể người nên dùng điều trị amip mãn tính
+ Các dẫn chất của quinolein không có iot (chloroquine, amodiaquin): thuốc có khả năng tích lũy ở gan do đó dùng điều trị viêm gan, ap xe gan do E.histolytica gây ra.
+ Emetin (Emetin chlohydrat): diệt amip ở tổ chức, đây là thuốc đặc trị bệnh lị cấp tính ở ruột và gan do E.histolytica.
+ Dehydroemetin
+ Metronidazol: tác dụng mạnh với các thể amip ở ruột và ngoài ruột (gan, phổi,
não) + Các dược liệu thảo mộc: cây nhọ nồi, hoàng cầm, hoàng liên, trắc bách diệp, hoa hòe, cỏ sữa lá lớn, cỏ sữa lá nhỏ, mộc hoa trắng…
BỆNH AMIP DO ENTAMOEBA HISTOLYTICA
Phòng bệnh:
- Quản lý và xử lý phân tốt, đảm bảo không làm lây lan nguồn bệnh - Bảo vệ nguồn nước sinh hoạt không bị ô nhiễm
- Chống côn trùng mang nguồn bệnh - Phát hiện, điều trị và quản lý ca bệnh, đặc biệt những người lành mang bào
nang amip - Tuyên truyền, giáo dục vệ sinh cá nhân. Thực hiện ăn chin uống sôi, rửa
tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Không phóng uế bừa bãi.
Tình hình nhiễm bệnh trên thế giới và Việt Nam:
- Thế giới: theo WHO 10% dân số TG nhiễm amip. Bệnh rải rác trên khắp thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển thuộc vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới ở Châu Á và Châu Phi.
- Việt Nam: mỗi giai đoạn thời gian và mỗi vùng có tỷ lệ nhiễm bệnh khác nhau. Điều tra năm 2004 của Viện SR – KST- CTTW cho thấy tỷ lệ nhiễm amip của lứa tuổi tiều học tại Ninh Bình, Phú Thọ, Hà Giang là 11,7%.
Riêng Entamoeba histolytica chiếm 3,07%.