CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Một phần của tài liệu xây dựng website đặt sân cầu lông và sân bóng đá online tại cung thể thao tiên sơn đà nằng (Trang 20 - 25)

3.1. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: MYSQL 3.1.1. Khái niệm

MySQL là một hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở hoạt động theo mô

hình Client – Server được sắp xếp rõ ràng, phân lớp ngăn nắp. Nó cho phép người dùng truy cập dữ liệu một cách thuận lợi và nhanh chóng nhất. Vì sự hỗ trợ đa số các ngôn ngữ lập trình nên MySQL chính là hệ quản trị cơ sở dữ liệu tự do nguồn mở phổ biến nhất thế giới và được các nhà phát triển rất ưa chuộng trong quá trình phát triển ứng dụng.

Hình 3.1: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL

3.1.2. Đặc điểm

MySQL là phần mềm quản lý dữ liệu thông qua cơ sở dữ liệu và mỗi một cơ sở dữ liệu đều có bảng quan hệ chứa dữ liệu riêng biệt.

MySQL có cơ chế quản lý sử dụng riêng giúp cho mỗi người sử dụng đều có thể quản lý cùng lúc một hay nhiều cơ sở dữ liệu khác nhau.

MySQL tương thích tốt với môi trường PHP, giúp hệ thống hoạt động mạnh mẽ.

Võ Quang Huy | Th.s Đỗ Phú Huy 21

3.2. Ngôn ngữ lập trình 3.2.1. PHP

3.2.1.1. Khái niệm

Ngôn ngữ lập trình PHP (viết tắt của từ Hypertext Preprocessor) là ngôn ngữ kịch bản với mã nguồn mở, chạy bên server và được sử dụng để phát triển các ứng dụng phần mềm thông qua lập trình web.

Hình 3.1: Ngôn ngữ lập trình PHP

3.2.1.2. Đặc điểm

- Có thể kết nối cơ sở dữ liệu hiệu quả và giúp quá trình tải ứng dụng nhanh hơn.

- Có khả năng tích hợp linh hoạt với các ngôn ngữ lập trình khác - Sở hữu tốc độ xử lý mọi hoạt động trong công việc khá nhanh chóng, mang đến hiệu quả tối ưu cao

Võ Quang Huy | Th.s Đỗ Phú Huy 22

3.2.2. Laravel Framwork 3.2.2.1. Framework là gì? PHP framework là gì

Hình 3.1: Mô tả Laravel

Framework chính là một thư viện với các tài nguyên có sẵn cho từng lĩnh vực để lập trình viên sử dụng thay vì phải tự thiết kế. Có Framework, lập trình viên chỉ tìm hiểu và khai thác những tài nguyên đó, gắn kết chúng lại với nhau và hoàn chỉnh sản phẩm của mình. Đối với lập trình viên trong mỗi một lĩnh vực, họ cần phải xây dựng các lớp chương trình để xây dựng nên những phần mềm, ứng dụng thành phẩm.

PHP framework là thư viện làm cho sự phát triển của những ứng dụng web viết bằng ngôn ngữ PHP trở nên trôi chảy hơn. Bằng cách cung cấp 1 cấu trúc cơ bản để xây dựng những ứng dụng đó. Hay nói cách khác, PHP framework giúp bạn thúc đẩy nhanh chóng quá trình phát triển ứng dụng. Giúp bạn tiết kiệm được thời gian, tăng sự ổn định cho ứng dụng. Giảm thiểu số lần phải viết lại code cho lập trình viên.

Laravel là một PHP Framwork mã nguồn mở miễn phí được phát triển bởi Taylor Otwell với phiên bản đầu tiên được ra mắt vào tháng 06 năm 2011.

Laravel ra đời nhằm mục đích hỗ trợ phát triển các ứng dụng web, dựa trên mô hình MVC (Model – View - Controller)

Võ Quang Huy | Th.s Đỗ Phú Huy 23

Hình 3.2: Mô hình MVC trong Laravel

3.2.2.2. Mô hình MVC

MVC là từ viết tắt bởi 3 từ Model – View – Controller. Đây là mô hình thiết kế sử

dụng trong kỹ thuật phần mềm. Mô hình source code thành 3 phần, tương ứng mỗi từ.

Mỗi từ tương ứng với một hoạt động tách biệt trong một mô hình.

Hình 2.1 Mô tả mô hình mvc

Model (M):

Là bộ phận có chức năng lưu trữ toàn bộ dữ liệu của ứng dụng. Bộ phận này là một cầu nối giữa 2 thành phần bên dưới là View và Controller. Model thể hiện dưới hình thức là một cơ sở dữ liệu hoặc có khi chỉ đơn giản là một file XML bình thường.

Võ Quang Huy | Th.s Đỗ Phú Huy 24

Model thể hiện rõ các thao tác với cơ sở dữ liệu như cho phép xem, truy xuất, xử lý dữ liệu,…

View (V):

Đây là phần giao diện (theme) dành cho người sử dụng. Nơi mà người dùng có thể lấy được thông tin dữ liệu của MVC thông qua các thao tác truy vấn như tìm kiếm hoặc sử dụng thông qua các website.

Thông thường, các ứng dụng web sử dụng MVC View như một phần của hệ thống, nơi các thành phần HTML được tạo ra. Bên cạnh đó, View cũng có chức năng ghi nhận hoạt động của người dùng để tương tác với Controller. Tuy nhiên, View không có mối quan hệ trực tiếp với Controller, cũng không được lấy dữ liệu từ Controller mà chỉ hiển thị yêu cầu chuyển cho Controller mà thôi.

Controller (C):

Bộ phận có nhiệm vụ xử lý các yêu cầu người dùng đưa đến thông qua view. Từ đó, C đưa ra dữ liệu phù hợp với người dùng. Bên cạnh đó, Controller còn có chức năng kết nối với model.

Võ Quang Huy | Th.s Đỗ Phú Huy 25

Một phần của tài liệu xây dựng website đặt sân cầu lông và sân bóng đá online tại cung thể thao tiên sơn đà nằng (Trang 20 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)