Trong hệ thông đảm bảo chất lượng,thời gian đến khách hàng

Một phần của tài liệu tiểu luận quản trị vận hành và sản xuất đề tài phân tích hệ thống jit của apple (Trang 22 - 26)

CHƯƠNG 2: CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG HỆ THÓNG JIT VÀO APPLE

2.2 Ma trận SWOT về Apple .1 Điểm mạnh

2.3.5 Trong hệ thông đảm bảo chất lượng,thời gian đến khách hàng

Apple có gắng rút ngắn thời gian thời gian đặt hàng. Trung bình vào tháng 6 năm 2020, thời gian đặt hàng trung bình cho iPhone 11 va 11 pro 64 GB chỉ là 1,6 ngày và thời gian đặt hàng cho Airpods và Airpods pro thế hệ thứ hai chỉ là 1,7 ngày. Với thời gian đặt hàng rút ngắn mà Apple có thể giao sản phâm của họ đến tay khách hàng. Ví

dụ khi khách hàng muốn mua một chiếc iPhone nhưng phải đặt hàng trước đó một tháng, điều này sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy không hài lòng, dịch vụ khách hàng không

được đảm bảo. Chiến thuật mà Apple đã sử dụng là “Dropshipping”. Nhà cung cấp giao hàng trực tiếp từ nhà máy đến khách hàng. Và Dropshipping đã được Apple sử dụng để bán hàng trên cửa hàng trực tuyến Apple của họ. Điều này tránh được chí phí vận chuyên va ca chi phí hàng tồn kho như chỉ phí lưu giữ, tập hợp vì các sản phẩm đang được giao trực tiếp từ các nhà máy đến tay khách hàng mà không cần Apple phải xử lý như người trung gian. Vì vậy điều này cũng có thê giúp các cửa hàng bán lẻ duy trì hàng tồn kho gọn gàng hơn và họ cũng có thê tập trung hơn vào việc bán hàng tại cửa hàng và không xử lý các sản phẩm đang được bán trực tuyên cửa hàng.

Một ví dụ cụ thê là Apple đã triển khai phương thức JIT để hợp lý hóa các bước

không cần thiết và thời gian chờ đợi trong quá trình giao iPod (được thiết kế riêng từ 90

ngày xuống còn 90 giờ). Sự kết hợp giữa sản xuất tỉnh gọn, giao hàng đúng lúc và quản lý chuỗi cung ứng đã giúp máy tính Apple giảm thiêu chỉ phí sản xuất. Chuỗi cung ứng của Apple tích hợp các hoạt động của các nhà sản xuất, nhà cung cấp kho bãi, nhà bán lẻ và có thê giao sản phẩm đến tận nơi của khách hàng trong thời gian sớm nhất.

2.3.6 Trong quan hệ với các nhà cung cấp

Chúng ta đều biết nhà cung cấp là nguồn nguyên liệu cho dây chuyền sản xuất nên nếu không có nhà cung cấp thì chuỗi cung ứng không thê hoạt động. Đối với Apple, nhà cung cấp của họ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tính khả thi của hoạt động JIT cua ho. Vi vay Apple đã cố gắng giành quyền kiêm soát các nhà cung cấp của họ bằng cách đặt ra các quy tắc và quy định cũng như các yêu cầu để các nhà cung cấp của họ đáp ứng và ví dụ: Apple đã xuất bản một bộ quy tắc ứng xử của nhà cung cấp Apple,

19

bao gồm các yêu cầu bị hạn chế từ quyền con người, lực lượng lao động đến các vấn đề môi trường và trách nhiệm của các nhà cung cấp bao gồm trách nhiệm tìm nguồn nguyên liệu thô. Apple lập kế hoạch sản xuất nêu rõ rằng các nhà cung cấp phải lập kế hoạch sản xuất để đáp ứng năng lực sản xuất đã cam kết, thời gian giao hàng đã cam kết và yêu cầu giờ làm việc không được phép quá 60 giờ một tuần, kế cả thời gian làm ngoài giờ và người lao động được phép có ít nhất l ngày nghỉ trong mỗi khoảng thời gian 7 ngày. Điều này cho thấy Apple có đã cố găng đặt ra các yêu cầu đối với các nhà cung cấp của họ đề cam kết duy trì năng lực sản xuất và thời gian giao hàng mà họ đã đồng ý.

Apple cũng cô gắng tạo và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với nhà cung cấp. Vì đi kèm với mối quan hệ thân thiết là sự trao đổi thông tin chặt chẽ vả bằng cách trao đôi thông tin chặt chẽ này, Apple có thê đảm bảo rằng số lượng và chất lượng của nguồn cung cấp từ nhà cung cấp có thê đáp ứng nhu cầu cao của họ đề duy trì hoạt động JIT.

Apple đã áp dụng một chiến lược đầu tư độc đáo vào các nhà cung cấp của mình bằng cách cung cấp hợp đồng độc quyên với những ưu đãi đặc biệt. Điều này bao gồm đầu tư vào nhà máy của nhà cung cấp và việc Apple phải trả một khoản phí sản xuất trả trước cao. Một trong những ví dụ điển hình là hợp tác giữa Apple và nhà cung cấp có tên GT Advanced Technologies, nhằm sản xuất màn hình iPhone mới được làm tir tinh thé Sapphire. Lần hợp tác này cho thấy Apple sẵn sàng trả hàng trăm triệu đô la để đầu tư vào các nhà cung cap và có được môi quan hệ thân thiết.

Theo chia sẻ của nhân sự từng quản lý các công ty trong chuỗi cung ứng, đôi khi các xưởng đúc của họ không thê sản xuất những thứ Apple muốn. Và Apple đưa ra cách giải quyết đơn giản bằng cách trực tiếp mua các loại máy công cụ CNC và gửi chúng đến xưởng đúc. Theo số liệu của một báo cáo trên China Business News, trong mỗi dây chuyền sản xuất Apple của Foxcomn, 20% đến 50% thiết bị là do Apple cung cấp.

Ngoài ra, Apple cũng rất nghiêm ngặt về các chi tiét của công nghệ và kiêm soát chất lượng.

AAC Technologies, công ty đã cung cấp linh kiện âm thanh cho Apple, tiết lộ

rằng trên dây chuyền sản xuất của mình, toàn bộ phần mềm, máy tính và hệ thông ERP

đều do công ty Mỹ đưa tới. Và nếu có một lỗi nhỏ phát sinh, ở bất kỳ một nơi nảo đó,

Apple sẽ gửi email tới ngay lập tức. Nhưng, công ty này phải đợi Apple mở quyền thì

20

mới được xem. Ngoài ra, có hơn 20 kỹ sư của Apple luôn thay phiên nhau túc trực để hỗ trợ họ giải quyết các vấn đề phát sinh.

Một ví dụ khác là Corning - don vi phat triển kính cường lực Gorilla Glass cho smartphone. Apple từ lâu đã cùng phát triển sản phẩm riêng dành cho iPhone trên hệ thong day chuyén cua Corning. Loai kinh bảo vệ siêu từ tính được sử dụng trén series iPhone 12 vào năm ngoái được cho là mạnh gấp 4 lần so với kính thông thường. Và tất nhiên, sản phâm này hiện thuộc sở hữu độc quyền của Apple và các nhà sản xuất khác không thể mua nó.

2.4 So sánh lợi ích trước và sau khi ap dung JIT tai Apple.

2.4.1 Những khó khăn của Apple trước khi áp dụng JIT.

Trước khi áp dụng hệ thong Just-in-Time (JIT), Apple da gap phai mét số khó khăn trong quá trình sản xuất. Dưới đây là những khó khăn chính mà Apple đã phải đối mặt:

Quá đa dạng các dòng sản phẩm: Trước năm 1998, dòng sản phâm của Apple rất đa dạng, với nhiều phiên bản Mac đang được sản xuất. Việc này khiến cho việc quản lý đơn hàng trở nên rắc rỗi và gây ra những rủi ro lớn cho với công ty. Đề khắc phục van dé nay, Steve Jobs đã phải quyết định giảm đáng kể số lượng sản phâm của Apple và tập trung vào việc tạo ra những sản phâm chất lwong cao nhu iMac, PowerBook va PowerMate như là một cách đề giải quyết các van dé hiện thời của công ty.

Quản lý hàng tồn kho lớn: Apple có nhiều nhà máy sản xuất và kho hàng trên

khắp nơi, dẫn đến việc khó khăn trong việc kiểm soát quá trình sản xuất và quản lý kho hàng. Phải duy trì một lượng lớn hàng tồn kho các thành phần, như màn hình, bàn phím,

chip xử lý và các linh kiện khác. Điều nảy đòi hỏi một nguồn vốn lớn và cần chiếm diện tích lưu trữ đáng kẻ. Hàng tồn kho lớn cũng tạo ra rủi ro về giảm giá trị do lỗi hết hạn sử dụng và tăng chi phi quan lý kho. Mỗi ngày, giá trị của các sản phẩm công nghệ giảm

đi khoảng 1-2%, đặc biệt là những sản phẩm có tuôi đời ngắn, chỉ kéo dài từ một đến

hai năm. Khi Steve Jobs quay trở lại Apple vào 1997, chuỗi cung ứng của công ty như

là một thảm họa. Apple lúc đó tồn dư đến hơn 500 triệu USD tiền thành phẩm. Trước

khi áp dụng JIT, Apple cần một tháng dé bán hết hàng tồn kho, một khoảng thời gian quá lớn đối với ngành công nghệ yêu cầu sự nhanh chóng như hiện thời. Apple đã phải

21

đưa ra quyết định đóng 10 trong tổng số 19 kho hàng để giảm thời gian bán hàng tồn kho.

Chậm trong việc đáp ứng yêu cầu khách hàng: Quy trình sản xuất trước đây cũng gặp phải thách thức về thời gian chờ đợi và không linh hoạt. Trước khi áp dụng JIT, quy trình sản xuất của Apple chủ yếu là sản xuất hàng loạt trước, sau đó lưu trữ trong các nhà kho và từ đó phân phối các sản phẩm đến khách hàng. Điều này dẫn đến thời gian chờ đợi dài và đáp ứng yêu cầu của khách hàng chậm trễ.

Chỉ phí sản xuất cao: Quy trình sản xuất trước đây của Apple có thê gây ra lãng

phí về nguyên vật liệu, lao động và thời gian. Sản xuất hàng loạt trước yêu cầu phải dự

đoán và ước lượng số lượng sản phẩm cần thiết, gây ra chỉ phí không cần thiết cho việc sản xuất và lưu trữ hàng dư thừa. Việc duy trì hàng tồn kho lớn không chỉ đòi hỏi nguồn vốn lớn mà còn tạo ra các rủi ro, chăng hạn như giảm giá trị do lỗi hết hạn sử dụng cho những thành phần không sử dụng trong thời gian dài.

Không linh hoạt trong thay đổi yêu cầu của khách hàng: Quy trình sản xuất trước đây của Apple không linh hoạt đáp ứng những yêu cầu thay đổi từ khách hàng.

Việc sản xuất hàng loạt và lưu trữ lâu dài không cho phép thay đổi linh hoạt và tùy chỉnh theo nhu cầu thị trường và sự thay đôi của khách hàng.

Từ đó ta có thê thấy, trước khi áp dụng hệ thống Just-in-Time (JIT), Apple đã đối mặt với nhiều thách thức trong việc quản lý sản phẩm và quá trình sản xuất. Sự đa dạng của các sản phẩm và sự phân tán quá nhiều nhà máy và kho hàng đã gây ra khó khăn trong việc quản lý chuỗi cung ứng. Hơn nữa, việc xử lý hàng tồn kho chậm chạp và thiếu linh hoạt cũng là một vấn đề đáng quan ngại cho công ty.

2.4.2 Lợi ích sau khi ap dung JIT cua Apple.

Năm 1988, Steve Jobs đã đích thân mời Tim Cook về với Apple với mong muốn xây dựng hệ thống Just — In — Time (JIT) như cách ma Tim Cook đang vận hành tại Dell. Sau khi áp dụng Just-in-Time (JIT), Apple đã đạt được nhiều lợi ích dang ké trong hoạt động sản xuất và quản lý hàng tồn kho. Apple đã tận dụng nguyên tắc JIT dé téi uu hoá quy trình sản xuất và quản lý hàng tồn kho, từ đó đạt được các kết quả sau:

Giải quyết vấn đề nhanh chóng: JIT giúp Apple nhận biết các vẫn để và sự mắt hiệu quả trong chuỗi cung ứng một cách nhanh chóng. Nó cũng giúp giải quyết các vấn

22

đề bằng cách đóng các nhà kho lớn và tạo ra một hệ thống quản lý chuỗi cung ứng tốt hơn. Apple đã tích hợp các hoạt động của các nhà sản xuất, nhà cung cấp kho bãi và nhà bán lẻ vào chuỗi cung ứng của mình. Việc này giúp Apple đạt được sự đồng bộ và tương tác hiệu quả giữa các bộ phận trong quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm. Điều này

không chỉ giúp giảm thiểu thời gian và lãng phí, mà còn đảm bảo rằng sản phẩm có thê

được giao đến tận nơi của khách hàng trong thời gian sớm nhất. Việc tập trung vào một nhà kho trung tâm giúp Apple trở thành một trong những công ty công nghệ có lợi nhuận cao nhất trên thể giới.

Giảm yêu cầu không gian và tăng tính linh hoạt: JIT đã giúp Apple giảm yêu cầu không gian và tăng tính linh hoạt hơn cho công ty. Apple có lợi thế lớn so với các đối thủ khác trong việc giao hàng và phân phối sản phẩm tới khách hàng trên toàn thé giới. Apple không lưu trữ toàn bộ hàng tồn kho mà cung cấp cơ hội cho đối tác hoặc nhà phân phối của mình ở các khu vực khác trên thé giới như Trung Quốc và châu Âu. Điều này giúp tiết kiệm chỉ phí như chỉ phí thuê nhà kho và vận chuyền. Apple cũng tận dụng phương pháp giao hàng trực tiếp từ nhà sản xuất tới khách hàng (dropshipping), loại bỏ

"trung gian" và giảm thiêu chỉ phí vận chuyên và lưu trữ. Sự linh hoạt và tinh gọn trong quy trình sản xuất và chuỗi cung ứng của Apple, nhờ JIT, đã giúp công ty đáp ứng yêu cầu khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Sản phâm của Apple, như iMac G3, có thê tiếp cận khách hàng ngay sau khi được phát hành mà không bị trì hoãn do chuỗi cung ứng hay năng lực sản xuất.

Dễ dàng ra mắt các sản phẩm mới: Trong việc ra mắt sản phâm mới, mỗi công ty đều phải cân nhắc về cách xử lý các công nghệ cũ sau khi ra mắt sản phẩm mới. Đối với Apple, sau khi ra mắt một sản phẩm mới, những sản phâm cũ chỉ còn giá trị trong

Một phần của tài liệu tiểu luận quản trị vận hành và sản xuất đề tài phân tích hệ thống jit của apple (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)