Ở thời điểm ông Định chết (năm 2015), nghĩa vụ của ông Định đã hết hạn thực hiện.
Đoạn của Quyết định cho câu trả lời: căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 623 BLDS 2015, thì
“Thời điểm yêu cầu người mở thừa kế thực hiện nghĩa vụ về nghĩa vụ của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”,
Người yêu cầu dựa vào những quy trình này để cho rằng thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế là ông Lĩnh, bà Thành thực hiện nghĩa vụ của người chết (ông Định) để lại đã hết do ông Định chết vào ngày 12/ó/2015 và ngày nguyên đơn nộp đơn khởi kiện đề ngày 17/5/2019.
39
2.41. Vì sao Tòa án xác định thời hiệu yêu cầu thYc hiện nghĩa vụ tài sản của người quá cố vẫn còn mặc dù ông Định chết năm 2015 và việc khởi kiện chỉ được tiến hành năm 2019? Hướng của Tòa án như vậy có thuyết phục không, vì sao?
Theo Quyết định số 533, Xét, theo quy định tại khoản 3 Điều ó23 BLDS 2015, thì “Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”. Người yêu cầu dựa vào quy định này để cho rằng thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế là ông Lĩnh, bà Thành thực hiện nghĩa vụ của người chết (ông Định) để lại đã hết do ông Định chết vào ngày 12/6/2015 và ngày nguyên đơn nộp Đơn khởi kiện đề ngày 17/5/2019 (thực tế VIAC nhận đơn ngày 29/5/2019). Tuy nhiên, do giữa nguyên đơn với bà Soan và Công ty Sao Mai đã gia hạn nghĩa vụ thanh toán nợ đến ngày 31/5/2017 và một số đợt thanh toán sau đó nên thời điểm các bị đơn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình theo thỏa thuận của các bên theo Hợp đồng bảo đảm bằng cổ phần là ngày 01/6/2017. Do đó, mặc dù ông Định đã chết vào ngày 12/6/2015 nhưng nguyên đơn chưa thể khởi kiện các bị đơn trong thời gian từ ngày 12/6/2015 đến ngày 31/5/2017 (vì chưa đến hạn thực hiện nghĩa vụ của các bị đơn). Theo quy định tại khoản 1 Điều 15ó BLDS 2015, khoảng thời gian này được coi là thời gian gặp trở ngại khách quan không tính vào thời hiệu khởi kiện (yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Khoản 3 Điều ó23 Bộ luật Dân sự 2015). Nếu trừ khoản thời gian từ ngày 12/ó/2015 đến ngày 31/5/2017 thì chưa quá 03 năm nên chưa hết thời hiệu khởi kiện. Mặt khác, theo quy định tại Điều 33 Luật Trọng tài thương mại thì nguyên đơn cũng đã nộp Đơn khởi kiện trong thời hạn 02 năm kể từ ngày quyền và lợi ích bị xâm phạm (ngày 01/6/2017). Ngoài ra, kể cả khi cho rằng thời hiệu khởi kiện phát sinh từ thời điểm mở thừa kế, thì thời gian người đi kiện không biết và không thể biết về việc mở thừa kế được coi là trở ngại khách quan khiến người đi kiện (nguyên đơn) không thể tiến hành thủ tục khởi kiện theo các quy định tại khoản 1 Điều 14ó BLDS 2015.
Hướng giải quyết của Tòa án như vậy là thuyết phục. Vì theo quy định tại khoản 1 Điều 15ó BLDS 2015, khoảng thời gian này được coi là thời gian gặp trở ngại khách quan không tính vào thời hiệu khởi kiện (yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Khoản 3 Điều ó23 Bộ luật Dân sự 2015). Nếu trừ khoản thời gian từ ngày 12/6/2015 đến ngày 31/5/2017 thì chưa quá 03 năm nên chưa hết thời hiệu khởi kiện.
2.42. Thông qua Quyết định năm 2021, suy nghĩ của anh/chị về tính thuyết phục của quy định về thời hiệu yêu câu người thừa kế thYc hiện nghĩa vụ về tài sản của người để lại di sản (có nên giữ lại hay không?).
Nên giữ lại quy định về thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người để lại di sản. Căn cứ vào Điều 278 BLDS 2015 quy định về thời hạn thực hiện nghĩa vụ:
“4. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ do các bên thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
40
2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Trường hợp bên có nghĩa vụ đã tự ý thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn và bên có quyền đã chấp nhận việc thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được coi là đã hoàn thành đúng thời hạn.
3. Trường hợp không xác định được thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì mỗi bên có thể thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ vào bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý."
Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ sẽ được mở ngay sau thời điểm mở thừa kế, với thời hạn là 3 năm, còn thời hạn để thực hiện nghĩa vụ có thể do các bên thỏa thuận với nhau, thời điểm bắt đầu thực hiện nghĩa vụ có thể bắt đầu vào bất kỳ thời điểm nào cũng như thời hạn có thể ngắn hoặc dài hơn 3 năm. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện mang tính bắt buộc hơn thời hạn thực hiện nghĩa vụ. Do vậy ta xét thấy được sự quan trọng trong thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản, điều này có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của bên thứ ba.
3. Thay đổi và hủy bỏ di chúc
TÓM TẮT BẢN ÁN
Quyết định số 619/2011/DS-GĐT ngày 18/08/2011 Nguyên đơn: anh Lê Quốc Toản
Bị đơn: chị Lê Thị Thu, anh Lê Quốc Tuấn
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: ông Lê Văn Vinh, bà Lê Thị Xuyên,bà Hoàng Thị Sâm, chị Lê Hồng Thúy, chị Lê Thiên Hương, anh Nguyễn Hải Trung
Anh Lê Văn Vinh và chị Lê Thị Xuyên là con của ông Lê Gia Minh và bà Lê Thị Bằng. Năm 195ó bà Bằng chết. Năm 1958 ông Minh kết hôn với bà Nguyễn Thị Lan và có 5 người con chung là: Thu, Toản, Tuấn, Thúy, Hương. Bà Lan còn có 1 người con riêng là Sâm. Ngày 24/08/1997 ông Minh chết để lại di chúc cho chị Hương 20 cây vàng; chị Thúy chị Thu mỗi người 18 cây; còn nhà ngoài Bách hóa Cầu Giấy nếu anh Toản ở thì cho thêm 10 cây vàng, nếu anh Tuấn ở thì cho đất thôi; anh Vinh, chị Xuyên, chị Sâm mỗi người 01 cây; phần còn lại của bà Lan và những người nào không ở đất Bách hóa. Bản di chúc có chữ ký của bà Tý (em ruột ông Minh), bà Lan, chị Thu, chị Sâm, chị Hương, anh Toản, anh Hùng (con rể ông Minh). Ngày 08/10/1998 bà Lan “lập di chúc thừa kế nhà ở” có nội dung: anh Vinh được hưởng 130m? đất (tại xóm Mới) và 01 cây vàng; chị Xuyên chị Sâm mỗi người 30m? dất và 01 cây vàng; chị Thu chị Thúy chị Hương mỗi người 18 cây vàng; anh Tuấn được 50 cây vàng; anh Toản được hưởng căn nhà 15m? (xây 3 tầng). Di chúc có chữ ký đề tên bà Lan và có UBND phường Quan Hoa chứng thực ngày 02/01/1999. Ngày 18/04/2005 bà Lan làm “đơn xin hủy
41
di chúc”. Trong quá trình giải quyết vụ án Toà án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa làm rõ gia đình bà Lan đã thực hiện lời dặn của ông Minh như thế nào. Ngoài ra, Tòa cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm cũng chưa xem xét “di chúc thừa kế nhà ở” của bà Lan có tuân thủ quy định của pháp luật không. Trường hợp có căn cứ xác định bà Lan hủy bỏ bản “di chúc thừa kế nhà ở”, thì phải chia thừa kế theo pháp luật. Đồng thời xem xét yêu cầu của anh Toản về việc chia tiên cho thuê tại số nhà 120 Cầu Giấy từ khi bà Lan chết. Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm chưa làm rõ các vấn đề trên nhưng cho rằng di chúc của bà Lan đã bị hủy bỏ để yêu cầu chia thừa kế theo di chúc của anh Toản là chưa đủ căn cứ vững chắc. Quyết định: hủy bản án số 52/2008/DSPT và bản án số 02/2008/DSST về vụ án tranh chấp “chia thừa kế theo di chúc”; giao hồ sơ vụ án cho TAND quận Cầu Giấy xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật.
Quyết định số 767/2011/DS-GĐT ngày 17/10/2011 Về tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất Cụ Dương Văn Trượng chết để lại di sản là 3530m đất thuộc tờ bản đồ 543. Ngày 01/03/1979 cụ Trượng lập di chúc để lại 3000m” đất cho anh Dương Văn Đang canh tác. Đến ngày 07/02/1999 cụ Trượng họp các con lập di chúc giao cho anh Đang sử dụng 2000m” đất, ông Dương Văn Thanh 2,600n/ và ông Sáu bà Hơn 1000m” đất. Nay nguyên đơn anh Đang kiện không chấp nhận di chúc năm 1999 và yêu cầu ông Sáu và bà Hơn trả lại 1.500m” đất thuộc tờ bản đồ 544.
Toà sơ thẩm chấp nhận yêu cầu nguyên đơn, buộc ông Sáu trả anh Đang 1.332,8m” dất.
Toà phúc thẩm không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông Sáu giữ nguyên án phúc thẩm.
Toà giám đốc thẩm tuyên huỷ án sơ thẩm và phúc thẩm, công nhận di chúc ngày 07/02/1999.
Không chấp nhận hình thức của di chúc ngày 01/03/1979 của anh Đang xuất trình.
Quyết định số 194/2012/DS-GĐT ngày 23/04/2012 29ó của Tòa dân sY Tòa án nhân dân tối cao
Nguyên đơn: Ông Bùi Văn Nhiên Bị đơn: Ông Bùi Văn Mạnh
Vợ chồng cụ Bùi Hữu Môn và cụ Hoàng Thị Giảng sinh được 5 người con là My, Đức, Nhiên, Lương, Mạnh. Cụ Môn và cụ Giảng có 1 căn nhà ngói 5 gian (không còn giá trị sử dụng) trên 169,3 mỂ đất do cụ Môn đứng tên. Năm 1998, cụ Môn lập di chúc cho ông Đức 04m đất, diện tích đất còn lại dùng làm nhà thờ cúng gia tiên giao cho ông Mạnh trông nom. Bản di chúc không có chữ ký cụ Giảng. Năm 1999, cụ Giảng chết không để lại di chúc. Năm 2000, cụ Môn tổ chức họp gia đình thống nhất nội dung di chúc, không ai có ý kiến gì khác. Năm 2003 ông Đức bị tai nạn chết, sau đó cụ Môn bị sốc chết cùng ngày. Nguyên đơn là ông Nhiên cho rằng di chúc của cụ Môn không rõ ràng, không hợp pháp và giữa ông Nhiên và ông Mạnh phát sinh mâu thuẫn, không thống nhất việc xây nhà thờ nên ông yêu cầu được chia thừa kế theo pháp luật.
42
Quyết định số 363/2013/DS-GĐT ngày 28/08/2013 của Tòa dân sY Tòa án nhân dân tối cao Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Chim, Bà Nguyễn Thị Bay
Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Lên, Bà Nguyễn Thị Sáu
Bà Nguyễn Thị Bay, bà Nguyễn Thị Chim yêu cầu chia thừa kế di sản của cha là cụ Nguyễn Văn Nhà gồm hai thửa đất tại xã Mỹ Lộc (đứng tên cụ Nguyễn Văn Nhà) và xã Long Thượng (đứng tên bà Nguyễn Thị Sáu) huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An và không công nhận Tờ di chúc lập ngày 26/07/2000 của ông Nguyễn Văn Nhà vì cho rằng lúc đó cho các bà đã 80 tuổi, không con minh mẫn. Bà Nguyễn Thị Sáu không đồng ý yêu cầu chia thừa kế của hai bà Nguyễn Thị Bay, bà Nguyễn Thị Chim. Từ đó xảy ra tranh chấp.
3.1. Cho biết thYc trạng văn bản pháp luật liên quan đến thay đổi, hủy bỏ di chúc (về thời điểm, cách thức và hình thức thay đổi, hủy bỏ).
Về thời điểm thay đổi, huỷ bỏ di chúc: có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc vào bất cứ lúc nào. Căn cứ vào khoản 1 Điều óó2 BLDS 2005:
“1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc vào bất cứ lúc nào”.
Khoản 1 Điều óó4 BLDS 2005 về Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ, chồng:
“1. Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào”.
Khoản 1 Điều ó40 BLDS 2015: “ Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào” - tương tự Điều óó2 BLDS 2005.
Về cách thức thay đổi, huỷ bỏ di chúc:
Đối với di chúc của cá nhân: theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều óó2 BLDS 2005:
“2, Trong trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập
và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.
3. Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị huỷ bỏ”.
Khoản 2, 3 điều ó40 BLDS 2015:
“2, Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.
43
3. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ”.
Đối với di chúc chung của vợ, chồng: theo quy định tại khoản 2 Điều óó4 BLDS 2005:
“Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc
chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình”.
Về hình thức thay đổi, huỷ bỏ di chúc: theo quy định tại khoản 5 Điều óó7 BLDS 2005:
“Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật."
Còn nếu thuộc trường hợp bắt buộc phải đi công chứng thì chỉ khi được công chứng thì di chúc mới có hiệu lực theo khoản 3 Điều 5ó Luật Công chứng 2014 về Công chứng di chúc:
“Di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó. Trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đó”.
3.2. Trong thYc tiễn xét xử, việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc có thể ngầm định (tức người lập di chúc không cần nói rõ là họ thay đổi hay hủy bỏ di chúc) không? Vì sao?
Trong thực tiễn xét xử, việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc không thể ngầm định (tức người lập di chúc không cần nói rõ là họ thay đổi hay hủy bỏ di chúc). Theo Điều 640, 681 BLDS 2015 thì người lập di chúc có quyền thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc đã lập bất cứ lúc nào. Nhưng cả BLDS 2005 và BLDS 2015 lại không có quy định nào ghi rõ rằng người lập di chúc có cần nói rõ là học thay đổi hay hủy bỏ di chúc. Tuy nhiên, theo pháp luật công chứng thì khi sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ di chúc, người lập di chúc phải có trách nhiệm thông báo cho cơ quan công chứng biết về điều đó. Tại khoản 3 Điều 5ó Luật Công chứng năm 2014 có quy định: “...Trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đó”. Vì giá trị pháp lý của di chúc không phụ thuộc vào hình thức của di chúc mà phụ thuộc vào thời điểm lập di chúc, nếu tất cả các di chúc đều được lập hợp pháp. Như vậy, với văn bản di chúc có pháp luật công chứng thì không được ngầm định việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc.
Cơ sở pháp lý
44
Điều ó40 BLDS 2015:
1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.
2. Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.
3. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.