CHUONG 3: GIAI PHAP NANG CAO HIEU QUA QUAN LY CHI
3.1.1. Mục tiêu phát triên kinh tế - xã hội của quận Câm LỆ
3.2.2.1. Đối với công tác lập dự toán chỉ thường xuyên
ương, thành phó, phòng Tài chính - Kế hoạch cần xây dựng, hệ thống hóa biểu
65
mẫu một cách cụ thé thống nhất để đảm bảo chất lượng của việc xây dựng dự
toán NSNN. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn phương pháp xây dựng dự toán ngân sách. Triển khai tốt giải pháp này sẽ giúp cho các đơn vị, địa phương thấy được
tầm quan trọng của việc lập dự toán, hạn chế việc lập dự toán kinh phí tràn lan,
xây dựng dự toán đảm bảo đầy đủ, thống nhất các chỉ tiêu, đảm bảo cho công tác
tổng hợp được nhanh chóng, chính xác. Đồng thời, để đảm bảo thời gian nộp,
cũng như chất lượng lập dự toán thì đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, phòng Tài chính — Kế hoạch cần phải phối hợp với các đơn vị tính toán chặt chẽ
để trong các năm tiếp theo chỉ cần rà soát các yếu tố làm tăng, giảm như những
thay đổi về chế độ, định mức, nhiệm vụ được bd sung.
3.2.2.2. Doi với công tác phân bổ, giao và chấp hành dự toán chỉ
thường xuyên.
- Cần thực hiện phân bổ, giao sự nghiệp môi trường, tài nguyên, kiến thiết
thị chính, khoa học công nghệ cho các đơn vị ngay từ đầu năm đề các đơn vị chủ động trong triển khai nhiệm vụ đặt ra, không còn tình trạng mỗi khi triển khai nhiệm vụ thì lại làm công văn xin ý kiến thẩm định của UBND, của phòng Tài chính - Kế hoạch. Nội dung chi sẽ được duyệt cụ thê ngay khi thâm định dự toán đầu năm cho đơn vi nao str dụng, trong năm nếu phát sinh thì sẽ điều chỉnh nội
dung chỉ, sẽ có phần dự phòng đề chủ động hơn nếu bị cắt giảm chỉ do yêu cầu của cơ quan cấp trên.
- Kinh phí mua sắm tài sản cho các đơn vị hành chính cũng vậy, phải căn
cứ vào nhu cầu thực tế của đơn vị đã được tổng hợp khi lập dự toán và được giao
ngay từ dự toán đầu năm cho đơn vị. Những năm gần đây, khoảng giữa năm
ngân sách, các cơ quan có thâm quyền thường xuyên ban hành những văn bản
dừng thực hiện và hủy bỏ đối với các khoản kinh phí mua sắm, sữa chữa bố trí
trong dự toán nhưng chưa được phân bô, chưa được phê duyệt dự toán, chưa thực hiện bat kỳ công việc nào của công tác tô chức lựa chọn nhà thầu theo quy
định của Luật đấu thầu và các văn bản hướng dẫn luật. Vì vậy thường xuyên,
xảy ra trường hợp dự toán được bổ sung cho đơn vị vào những thời điểm gần kề
hết thời hạn thanh toán, gây khó khăn cho đơn vị trong việc lập hồ sơ thanh toán.
~ Việc UBND quận bô sung dự toán nhiều lần trong năm cho các đơn vị
không những thể hiện sự hạn chế trong quản lý chỉ tiêu ngân sách mà còn thể
hiện cơ chế “ xin — cho ” vẫn còn tồn tại. Lãnh đạo UBND cần xóa bỏ cơ chế
xin cho, kiên quyết cắt giảm những khoản chỉ chưa cần thiết với tình hình
hiện tại, những khoản kinh phí thuộc nhiệm vụ của đơn vị như đi kiểm tra cơ sở, làm việc với các sở ban ngành, tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm, đi
công tác ... Yêu cầu các đơn vị phối hợp trong triển khai nhiệm vụ nhằm tránh
sự trùng lắp. Thực hiện lồng ghép các nội dung, vấn đề cần xử lý và kết hợp
hợp lý các cuộc họp để tiết kiệm được chỉ phí điện, nước, tiếp khách... Đối
với kinh phí hoạt động phong trào, yêu cầu đơn vị cần giảm bớt chỉ cho hội nghị tập trung nâng cao công tác tuyên truyền cho hội viên; đây mạnh tư vấn dạy nghề và các phong trào thi đua lao động sản xuất các mô hình kinh tế giỏi. Đối với đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chỉ phí như ban quản lý chợ cần hạn chế bổ sung kinh phí sửa chữa thường xuyên nhỏ các hạng mục tại các chợ do ban quản lý chợ quản lý như sửa chữa điện, nước, hệ thống cống rãnh,
hệ thống báo cháy, các khoản chi này thuộc nhiệm vụ của ban quản lý chợ.
- Quan lý và điều hành chặt chẽ các nguồn chỉ của ngân sách nhà nước trên hệ thống Tabmis: Dự án cải cách quản lý tài chính công được thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tài chính chủ trì và triển khai theo Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 21/4/2003. Bắt đầu từ tháng 3/2010, Phòng Tài chính - Kế
hoạch quận Cẩm Lệ sử dụng chương trình Tabmis. Việc phân bô dự toán từ cấp
0 đến cấp 4 được quản lý trên chương trình thống nhất giữa Kho bạc và cơ quan tài chính. Tuy nhiên việc quản lý nguồn chỉ của cơ quan tài chính vẫn còn chưa chính xác, nên xảy ra nhiều trường hợp khi đã nhập trong hệ thống tabmis phải
67
điều chỉnh nhiều lần trong năm cho phù hợp với nhiệm vụ chỉ. Điều này ảnh
hưởng đến hiệu quả quản lý việc phân bô dự toán theo mục tiêu dự án đặt ra.
- Đổi mới công tác quản lý quy trình phân bổ và giao dự toán của phòng
Giáo dục và Đào tạo cho các trường : Hiện nay dự toán chi hoạt động của ngành
phụ thuộc vào dự toán chi cho con người, chỉ cho con người càng cao thì mức chỉ tối thiểu cho hoạt động càng tăng. Phương pháp phân bỏ chỉ căn cứ trên quỹ lương của các trường dẫn đến việc các trường có quỹ lương lớn (giáo viên lâu
năm nhiều, hệ số lương cao) sẽ được cấp kinh phí hoạt động nhiều hơn, mặc dù
có cùng quy mô về số học sinh, số lớp, cùng nhiệm vụ được giao. Tắt cả các
trường đều giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính, kinh phí giao như
vậy sẽ không công bằng cho các trường, tỷ lệ tiết kiệm của các trường có tông hệ số lương của giáo viên cao sẽ cao hơn tỷ lệ tiết kiệm của trường có tổng hệ số lương của giáo viên thấp. Vì vậy cần thay đổi cách phân bổ, ngoài các khoản chỉ giao không tự chủ, cần xây dựng định mức chỉ phân bổ cho các trường dựa vào định mức giáo viên, số lớp để đảm bảo sự hợp lý, cân bằng giữa các trường trên
địa bàn.
- Thay đổi cách quản lý nguồn chỉ dự phòng và tăng thu của phòng Tài
chính — Kế hoạch đối với các địa phương, cụ thể là đối với các phường. Khi các
phường có nhu cầu sử dụng nguồn dự phòng và tăng thu cần kiểm soát kỷ nội
dung chỉ một cách cụ thể trước khi ra thông báo cho phép sử dụng, tránh trường
hợp nội dung chỉ không cụ thể, đến khi thẩm tra quyết toán mới phát hiện ra nội
dung chỉ đó là không phù hợp về nội dung, về mục đích, về thời gian sử dụng.
Mặc khác trong trường hợp cho phép sử dụng dự phòng quá sớm, khi xảy ra hụt thu ngân sách, kế toán phường không căn cứ vào tình hình thực tế mà chỉ căn cứ vào dự toán được sử dụng, vào tồn quỹ ngân sách ,vẫn tiếp tục tham mưu chỉ ngân sách nên xảy ra trường hợp chỉ thâm vào nguồn kinh phí 10% tiết kiệm chỉ
để thực hiện cải cách tiền lương.
3.2.2.3. Đối với công tác lập, thẩm định quyết toán chỉ thường xuyên .
Quyết toán chỉ NSNN được thực hiệ
việc nhìn nhận lại quá trình chấp hành ngân sách qua một năm, rút ra những
tốt có ý nghĩa quan trọng trong
bài học kinh nghiệm thiết thực bổ sung cho công tác lập ngân sách cũng như chấp hành ngân sách ở những chu trình tiếp theo. Vì vậy số liệu báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực, đầy đủ. Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ;
chịu trách nhiệm về những khoản thu, chỉ, hạch toán, quyết toán ngân sách sai chế độ. Thuyết minh quyết toán ngân sách quận cũng như ngân sách phường
cần phải giải trình rõ nguyên nhân đạt, không đạt hoặc vượt dự toán được
giao theo từng chỉ tiêu và những kiến nghị nếu có. Thuyết minh tình hình sử dụng nguồn dự phòng, tăng thu, nguồn cải cách tiền lương cũng cần phải chỉ
tiết nội dung để thuận tiện cho công tác thâm định quyết toán.
Sau khi nhận được báo cáo quyết toán của các đơn vị, cơ quan tài chính
phải tiến hành thẩm định quyết toán và ra thông báo thẩm định quyết toán cho các đơn vị đúng theo thời gian quy định. Trường hợp không đạt, yêu cầu
các đơn vị hoàn thiện lại và đảm bảo đúng thời gian thâm định và ra thông
báo quyết toán. Các cơ quan, đơn vị phải thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các kiến nghị của các quan chức năng theo đúng thời gian đã thông báo kiến nghị.
Tổng hợp báo cáo kết quả xử lý các kiến nghị của cơ quan thanh tra, kiểm toán gửi cơ quan tài chính cùng với báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm, trong báo cáo phải nêu rõ những tổn tại về quản lý tài chính ngân sách đã được khắc phục, những tồn tại chưa khắc phục và thời gian, biện pháp để khắc phục trong thời gian tới.Trên cơ sở báo cáo quyết toán của các đơn vị, địa phương, cơ quan tài chính có trách nhiệm tổng hợp báo cáo, trình UBND
quận ký gửi Sở Tài chính.
69
3.2.2.4. Một số giải pháp khác Thứ nhất, tăng cường sự phối hợp các ngành, các cấp trong quá trình quan ly chi. Cụ thê:
- Đơn vị sử dụng ngân sách cần bám sát nội dung chi theo nội dung
thâm định của phòng Tài chính — Kế hoạch quận nhằm đảm bảo chứng từ chỉ
đỳng theo chế độ chớnh sỏch. Đối với đơn vi thụ hưởng kinh phớ ẹNSNN. Thực
hiện công tác tự kiểm tra tài chính kế toán theo quy định tại Quyết định số
67/2004/QĐ- BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài chính V/v ban hành Quy chế
tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí ngân
sách nhà nước
Cũng như Kho bạc nhà nước quận phải căn cứ vào thấm định của
phòng Tài chính — Kế hoạch quận đề thực hiện tốt vai trò kiểm soát chỉ ngân
sách.
- Đối với các phường, khi có các khoản kinh phí bổ sung có mục tiêu ngoài dự toán đầu năm, khi Ủy ban nhân dân phường lập giấy rút dự toán gửi
Kho bạc Nhà nước đề rút vốn bổ sung có mục tiêu đề nghị Kho bạc phải căn
cứ vào thông báo bô sung có mục tiêu ngoài dự toán của phòng Tài chính —
Kế hoạch với từng nội dung cụ thê không thê căn cứ vào số bổ sung có mục
tiêu trong dự toán đầu năm còn mà địa phương chưa rút để hạch toán bé sung cho địa phương. Kết thúc năm ngân sách, trường hợp số đã rút dự toán về ngân sách phường không thực hiện hết việc thanh toán chỉ trả đối với các nhiệm vụ chỉ từ nguồn bổ sung có mục tiêu ngoài dự toán của ngân sách cấp quận, Ủy ban nhân dân phường báo cáo Phòng Tài chính - Kế hoạch xem xét
xử lý, đơn vị không được hòa chung vào nhiệm vụ chi tại địa phương.
- Trong những năm qua, có những nội dung chỉ UBND đã duyệt, ra
quyết định nhưng phòng Tài chính - Kế hoạch lại không thể cấp phát do nội dung chỉ không đúng với qui định, chế độ hay do không có nguồn đề chỉ
UBND quận phải coi trọng hơn nữa công tác tham mưu của phòng Tài chính
-Kế hoạch trong việc thâm tra nội dung bổ sung dự toán cho các đơn vị. Giao
toàn bộ cho phòng Tài chính — Kế hoạch tham mưu, đề xuất trình UBND
quận về nội dung kinh phí, cũng như nguồn chỉ đối với các khoản kinh phí mà đơn vị thụ hưởng xin bổ sung. Điều này sẽ giúp cho công tác quản lý phân bổ bổ sung dự toán, quản lý nguồn chỉ của phòng Tài chính — Kế hoạch được chủ động theo thực tế tình hình thu, theo thực tế tình hình tồn quỹ ngân sách, tránh trường hợp quyết định UBND quận đã ban hành, nhưng phòng Tài
chính - Kế hoạch không thé thẩm định bổ sung dự toán cho đơn vị.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa phòng Tài chính — Kế hoạch, cơ quan Thuế, KBNN. Các cơ quan này có trách nhiệm phối kết hợp, cung cấp đầy đủ tin tức, thông tin lẫn nhau về tình hình thu, chỉ ngân sách, quản lý, kiểm soát chỉ ngân sách cũng như báo cáo quyết toán thu, chỉ ngân sách hàng năm cho UBND cùng cấp và cho cơ quan Nhà nước cấp trên đề lãnh đạo, điều
hành quản lý các khoản thu, chí NSNN trên địa bàn một cách kịp thời, có
hiệu quả. Thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các cơ quan trong nội bộ ngành tài chính để đảm bảo khớp đúng số liệu, phục vụ tốt công tác tham mưu trong lĩnh vực quản lý điều hành ngân sách.
- Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan tài chính, phòng Lao động
thương binh và Xã hội, phòng Giáo dục và Đào tạo, Bảo hiểm xã hội quận
trong việc tổng hợp, xác nhận đối tượng được hưởng các chế độ an sinh xã
hội nhằm tránh sai sót trong quá trình lập, quản lý và quyết toán chỉ ngân sách.
Thứ hai, nâng cao chất lượng công tác thanh tra tài chính, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Công tác thanh tra tài chính nhằm giúp phát hiện kịp thời chấn chỉnh và xử lý các sai phạm trên lĩnh vực tài chính ngân sách, đồng thời qua đó phát hiện những sơ hở của cơ chế, chính
7I
sách, chế độ, quản lý chỉ để kiến nghị sửa đổi bổ sung cho phù hợp. Hiện tại, công tác thanh tra chỉ mới dừng lại ở việc thanh tra báo cáo quyết toán, phải đổi mới phương thức thanh tra dựa vào báo cáo quyết toán, chứng từ phát sinh
tại đơn vị là chủ yếu, thay bằng thực hiện thanh tra xuyên suốt cả quá trình từ
khâu lập, thực hiện, đến khâu quyết toán. Khi thanh tra phải khảo sát, xây
dựng kế hoạch một cách cụ thể, sát hợp với mục đích, yêu cầu, nội dung cần
thanh tra vì khi tiến hành thanh tra tài chính phường sẽ khác thanh tra tài chính ở một đơn vị dự toán, bởi phường là một cấp ngân sách. Không nên
phân biệt thanh tra đột xuất và thanh tra thường xuyên. Bên cạnh đó đội ngũ
thanh tra cần phải được bồi dưỡng theo hướng chuyên sâu thì mới thực hiện có chất lượng các cuộc thanh tra về quản lý chỉ NSNN.
Thứ ba, các đơn vị được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử
dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định 130/2005/NĐ- CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 và các đơn vị sự nghiệp công lập được giao
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,
biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số
43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 cần xây dựng cơ chế giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng nguồn ngân sách được giao, đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, chống lãng phí. Các đơn vị xây dựng quy chế chỉ tiêu nội bộ, quy chế quản lý và sử dụng tài sản công, thực hiên công khai dân chủ trong cơ quan về sử dụng biên chế và kinh phí được giao, quy trách nhiệm cho tất cả các đối tượng sử dụng nguồn ngân sách
Quy chế được xây dựng vào năm đầu thời kỳ ổn định. Quy chế chỉ tiêu
nội bộ do Thủ trưởng đơn vị ban hành sau khi tổ chức thảo luận rộng rãi dân
chủ, công khai trong đơn vị và có ý kiến thống nhất của tổ chức công đoàn đơn vị. Hàng năm nếu có sự thay đổi trong qui chế thì thì làm biên bản sửa đổi, bổ sung. Quy chế chỉ tiêu nội bộ phải gửi cơ quan quản lý cấp trên, cơ
quan tài chính cùng cấp để theo dõi, giám sát thực hiện; gửi Kho bạc Nhà
nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch đê làm căn cứ kiểm soát chỉ.
Trong việc xây dựng qui chế chỉ tiêu nội bộ, quy chế quản lý và sử dụng tài sản công cần chú ý trong việc xác định đúng, đủ các nguồn tự chủ tại
đơn vị. Xây dựng cụ thể các tiêu thức khoán nhằm tiết kiệm nhất trong việc sử dụng kinh phí của đơn vị: mở các thiết bị khi cần thiết sử dụng (nhất là
việc sử dụng điều hoà: khi nhiệt độ ngoài trời bao nhiêu thì bật, qui định thời
gian mở, thời gian tắt vào từng buổi, qui định nhiệt độ bật và kiểm tra tắt nguồn khi hết giờ làm việc.
Trong việc chỉ phí văn phòng phẩm, căn cứ tình hình thực tế thực hiện khoán kinh phí văn phòng phẩm cho từng cán bộ, công chức trong co quan dé triệt để tiết kiệm trong sử dụng văn phòng phẩm của từng cá nhân. Đối với văn phòng phẩm dùng chung, cần xác định mức tiêu hao, thực hiện nhận văn bản, chỉ đạo mạng công nghệ thông tin để hạn chế in, photo giấy tờ không cần
thiết, sử dụng giấy in tận dụng hai mặt.
Sử dụng phương tiện thông tin, liên lạc nơi làm việc được hạn chế, thực
hiện khoán kinh phí sử dụng điện thoại cho các bộ phận.
Về báo chí, hầu hết các cơ quan đều sử dụng internet nên chỉ đặt những
tờ báo thật sự cần thiết phục vụ yêu cầu công tác; Về các khoản chỉ khác như
chỉ tiếp khách cần qui định rõ đối tượng, mức chỉ và số tiền chỉ từng tháng
cho các lãnh đạo...
Hàng năm, căn cứ vào qui chế xây dựng của mỗi thời kỳ ổn định, đầu
năm đơn vị lập ra phương án khoán cụ thể và cuối năm có một báo cáo đánh giá so sánh giữa số dự toán được giao và thực hiện dự toán, so sánh tình hình thực hiện năm nay và năm trước