PHƯƠNG ÁN ĐIỀU KHIỂN

Một phần của tài liệu Đồ án: Thiết kế hệ thống truyền động ăn dao máy doa ngang 2620 dùng hệ Chỉnh lưu – động cơ một chiều pptx (Trang 34 - 36)

Để điều khiển 2 BBĐ song song ngược có thể sử dụng 2 phương án sau:

1. Phương án điều khiển riêng rẽ (điều khiển độc lập)

3PHA 3PHA

3PHAFX1 FX2 FX1 FX2

BBD1 BBD2

Ð

Hình 2-12: Sơ đồ mạch điều khiển riêng rẽ

Là sử dụng 2 bộ phát xung độc lập nhau. Khi bộ phát xung này làm việc (phát xung mở cho BBĐ) thì bộ phát xung kia nghỉ, do đó các van trong bộ biến đổi còn lại không thể mở được. Khi cần đảo chiều thì cho bộ này nghỉ, sau đó cho bộ thứ 2 phát xung để mở các van của BBĐ 2.

Sử dụng bộ biến đổi điều khiển riêng có ưu điểm là không có dòng điện cân bằng chạy qua 2 bộ chỉnh lưu nên không cần phải sử dụng cuộn kháng cân bằng. Làm việc an toàn, song cần một khoảng thời gian trễ trong đó dòng điện động cơ bằng không.

Ngoài ra phương pháp điều khiển riêng có nhược điểm là tần số đảo chiều không cao vì các van Tiristor cần có thời gian để khôi phục đặc tính khóa của nó.

2. Phương án điều khiển chung (phụ thuộc)

Ở phương pháp điều khiển chung cả 2 bộ phát xung cùng phát xung đến các BBĐ, trong đó một bộ làm việc ở chế độ chỉnh lưu, bộ còn lại làm việc ở chế độ

nghịch lưu chờ. Khi sử dụng phương pháp này, sẽ có dòng điện không cân bằng chạy trong các BBĐ. Để hạn chế dòng điện này người ta sử dụng các cuộn kháng cân bằng.

Khi cả 2 sơ đồ chỉnh lưu đồng thời làm việc thì giá trị của điện áp tức thời trên đầu ra của 2 sơ đồ (lấy trước cuộn kháng cân bằng) thường không bằng nhau. Điều này tạo nên một sự chênh lệch điện thế và khi chúng tác động thuận chiều dẫn dòng của các van trong 2 sơ đồ chỉnh lưu sẽ gây nên dòng điện khép vòng qua các van này và các pha nguồn cung cấp xoay chiều mà không đi qua tải của BBĐ, nó thường được gọi là dòng cân bằng. Do tổng trở của nguồn rất nhỏ nên giá trị của dòng điện có thể rất lớn dẫn đến làm hỏng các van và phá hủy chế độ làm việc của bộ biến đổi. Do thành phần một chiều của dòng không cân bằng không có mà chỉ có thành phần xoay chiều nên ta có thể sử dụng cuộn cảm cân bằng (CB1 ÷ CB4) để hạn chế dòng điện cân bằng giữa hai bộ biến đổi. Đặc điểm của điện cảm là hạn chế được dòng điện xoay chiều nhưng lại cho dòng điện một chiều đi qua dễ dàng và không nên tổn thất công suất tác dụng. Giá trị đó thường lớn hơn 4 hay 5 lần điện cảm cuộn kháng cân bằng. Điện áp của hai bộ biến đổi đều đặt lên tải.

Ta thấy rằng điện áp cân bằng phụ thuộc rất nhiều vào góc điều khiển của các sơ đồ chỉnh lưu. Khi góc điều khiển của một sơ đồ thay đổi trong khoảng từ 00 ÷ 600 thì điện áp cân bằng đập mạch 3 lần trong một chu kỳ của nguồn. Còn khi góc điều khiển của một sơ đồ nằm trong vùng lớn hơn khoảng từ 600 ÷ 900 thì điện áp cân bằng đập mạch 6 lần trong một chu kỳ của nguồn xoay chiều.

Kết luận: Từ những phân tích trên ta thấy do tính chất dẫn dòng theo một chiều của chỉnh lưu và để phù hợp với truyền động có công suất đã chọn ta dùng phương án đảo chiều trong hệ T- Đ là dùng 2 bộ biến đổi. Một bộ biến đổi làm việc ở chế độ thuận, một bộ thuận làm việc ở chế độ ngược. Để điều khiển các bộ biến đổi ta dùng phương pháp điều khiển chung. Đây là phương pháp được dùng phổ biến trong các hệ truyền động đảo chiều tần số lớn mà còn giảm số lượng thiết bị.

Hình 2-13: Sơ đồ nối song song ngược của hệ thống CL – Đ có đảo chiều quay

Một phần của tài liệu Đồ án: Thiết kế hệ thống truyền động ăn dao máy doa ngang 2620 dùng hệ Chỉnh lưu – động cơ một chiều pptx (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w