Thí nghiệm độ nhám mặt đường bằng con lắc Anh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng: Nghiên cứu cấp phối hở cho lớp phủ mỏng bê tông nhựa phù hợp điều kiện phía nam (Trang 73 - 84)

PHỐI BÊ TÔNG NHỰA TẠO NHÁM

VI. Thí nghiệm độ nhám mặt đường bằng con lắc Anh (sử dụng nhựa

4.9 Thí nghiệm độ nhám mặt đường bằng con lắc Anh

Độ nhám của mặt đường phụ thuộc vào cấu trúc vi mô của bề mặt áo đường (pavament surface microtexture) bằng cách đo hệ số ma sát trượt trung bình của con lắc mang tấm cao su tiêu chuẩn, dao động lắc trượt trên mặt đường.

Quy trình kỹ thuật này mô phỏng sức kháng trượt giữa bánh xe ô tô và mặt đường khi xe chạy với tốc độ 50km/h, được sử dụng để nghiệm thu mặt đường mới hoặc khi đánh giá chất lượng của đường hiện đang khai thác có lớp phủ mặt là bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng [23].

Nguyên lý làm vic: Thiết bị đo nhám mặt đường kiểu con lắc xách tay có một tấm cao su nằm bên dưới bụng của con lắc. Khi dao động trên mặt đường, tấm cao su được một lò so tì xuống mặt đường một lực đã được định trước và sẽ trượt trên mặt đường với một chiều dài đường trượt quy định. Theo định luật bảo toàn năng lượng thì : độ cao văng lên của con lắc sau khi trượt trên mặt đường phụ thuộc vào mất mát năng lượng do ma sát trượt của con lắc với mặt đường. Bởi vậy, có thể tính được hệ số ma sát trượt (φ) của tấm cao su với mặt đường theo biểu thức sau:

W ( H – h ) φ = --- (4.6)

PL Trong đó:

 W là trọng lượng của con lắc, daN

 H là chiều cao nâng lên ban đầu của trọng tâm con lắc, mm;

 h là chiều cao văng lên của con lắc sau khi trượt trên mặt đường, mm;

 P Lực tác động trung bình của con lắc xuống mặt phẳng trượt, daN;

 L Chiều dài đường trượt quy định của con lắc với mặt phẳng trượt, mm.

Độ nhám cuả mặt đường đo bằng thiết bị con lắc (SRT) được xác định theo biểu thức:

SPT = φ x 100%

Cu to thiết b đo: Thiết bị con lắc đo nhám có trọng lượng khoảng 12-14

Kg. Các bộ phận chính của thiết bị con lắc bao gồm: Giá đỡ là một bệ có gắn bọt thủy tròn, có ba chân, có thể điều chỉnh được để đảm bảo trục thẳng đứng của thiết bị luôn trùng với phương thẳng đứng của dây dọi. Trục thẳng đứng có núm (B) điều chỉnh cao thấp để nâng hạ con lắc lên xuống, tạo cho tấm trượt tiếp xúc với bề mặt thử nghiệm theo một chiều dài trượt quy định.

Đầu trên của thiết bị có thể trượt theo hai trục dẫn hướng. Có một núm hãm A (ngay phía sau trục quay của con lắc), khi vặn núm này có thể cố định được tâm quay của con lắc ở một vị trí thích hợp. Đầu phía tấm quay của con lắc có gắn các vòng hãm ma sát để hiệu chỉnh ma sát của kim quay.

Con lắc có gắn tấm trượt của thiết bị nặng 1500 ± 30 gam. Khoảng cách từ tấm giao động tới trọng tâm của con lắc là 411 ± 5mm. Con lắc có phần đối trọng có thể điều chỉnh được để giữ thăng bằng cho con lắc theo cả hai phương. Phần dưới bụng của con con lắc có tấm trượt bằng nhôm gắn cao su. Hệ thống lò so và đòn bẩy của con lắc sẻ cho một tải trọng trượt chuẩn trung bình là 2500 ± 100 gam, tác động lên tấm trượt đế cao su rộng 76,2mm, truyền xuống bề mặt thử nghiệm. Có một cần để để nâng bằng tay tấm cao su lên.

Hình 4.19 Cấu tạo con lắc Anh [23]

Hình 4.20 Con lắc Anh Thiết b kèm theo gm có: Một can đựng nước; một nhiệt kế có thang chia từ o đến 400C; một thước dẹt có khắc vạch để đo chiều dài đường trượt; một số cà lê dẹt để nới chỉnh lại các liên kết của thiết bị khi cần và bàn chải để quét sạch bề mặt đường trước lúc thử nghiệm.

Các bước tiến hành thí nghim:

 Lắp dựng thiết bị:

 Điều chỉnh con lắc ở vị trí sao cho con lắc có thể dao động tự do mà không chạm phải đất nền hay các bộ phận của chân và giá đỡ.

 Con lắc được nâng lên về phía phải ở vị trí nằm ngang và được giữ lại bằng một khóa có ngạch tự hãm (C) . Bấm nhẹ núm khóa hãm (C) thử kiểm tra xem con lắc khi rơi có êm không. Nếu bị ngạch khóa kéo mắc lại phải kiểm tra, bôi trơn lại khóa hãm.

 Gạt kim đo về vị trí thẳng đứng tiến hành thả thử bằng cách bấm nhẹ núm khóa hãm mà không cần xét đến vị trí của kim đó, xem hành trình dao động, va chạm của con lắc đã tốt chưa.

 Chỉnh thiết bị về số “0”. Mục đích của thao này nhằm xác định giá trị đọc của kim trên bảng khắc độ khi con lắc văng tự do (không tiếp xúc với mặt đường) xem có đúng vạch “0” hay không. Thao tác kiểm tra này được thực hiện vào lúc đầu ca, cuối ca và một vài lần trong quá trình thí nghiệm để

kiểm tra độ ổn định đọc giá trị của thiết bị. Trình tự kiểm tra này được tiến hành như sau:

 Đưa thiết bị về trí cân bằng qua việc điều chỉnh ba chân của giá đỡ kết hợp với quan sát bọt thủy tròn.

 Vặn lỏng núm khóa hãm (A) và vặn một trong hai núm di động dọc (B) để nâng cơ cấu con lắc, đảm bảo con lắc dao động tự do không va chạm với bề mặt thí nghiệm; vặn núm hãm (A) chặt lại.

 Gạt kim đo về vị trí thẳng đứng; tiến hành thả thử con lắc bằng cách bấm nhẹ núm khóa hãm (C) cho con lắc dao động kéo theo kim đo ở chu kỳ chuyển động “đi” của nó. Sau đó, lấy tay giữ con lắc lại ở chu kỳ chuyển động “về”. Quan sát xem kim có chỉ về trị số vạch “0” trên bàn khắc độ hay không. Nếu kim chỉ trị số vạch “0” thì quá trình kiểm tra hoàn thành, nếu mức chênh lệch trung bình lớn vượt quá 3 đơn vị thì phải nới lỏng núm (A), vặn chặt hoặc nới lỏng nhẹ nhàng vòng ma sát (E), vặn chặt nút hãm (A) và tiến hành thử lại theo trình tự nêu trên cho đến khi giao động của con lắc đưa kim chỉ về trị số “0” không bị vượt quá 3 đơn vị.

Hình 4.21 Chỉnh thiết bị về số “0”

 Điều chỉnh chiều dài đường trượt. Thao tác này phải được thực hiện với mỗi điểm thí nghiệm. Trình tự tiến hành như sau:

 Kéo cần nâng bằng tay của con lắc lên, đặt miếng đệm thép dưới vít điều chỉnh cảu cần nâng; Nới lỏng núm (A), vặn núm (B) để nâng hạ con lắc sao cho tấm cao su của con lắc tiếp xúc vừa chạm với mặt phẳng trượt;

 Kéo tay nâng của con lắc và rút miếng đệm thép ra; hạ con lắc xuống cho đến khi cạnh của tấm trượt cao su tỳ vào mặt phẳng trượt về cả hai phía đẻ xác định chiều dài đường trượt. Nếu chiều dài này không nằm trong khoảng yêu cầu 124,5 đến 127 mm thì phải xác định lại vị trí đặt miếng đệm thép. Sau đó, phải vi chỉnh tiếp bằng cách nới núm (A), vặn nhẹ núm (B) nâng hạ cụm con lắc cho đến khi chiều dài đường trượt đạt yêu cầu thì vặn núm (A) hãm cố định cum con lắc lại. Thiết bị đã điều chỉnh xong.

Hình 4.22 Điều chỉnh chiều dài đường trượt

Tiến hành thí nghim đo nhám:

 Vị trí thử nghiệm: trên mặt đường tại vệt xe chạy theo hướng cùng chiều với chiều chạy xe. Cần làm sạch mặt đường bằng bàn chải, cần thiết bằng cả nước để rửa.

 Lựa chọn số điểm thí nghệm: Thông thường, với một đoạn được coi là đồng đều về độ nhám, thì chỉ cần đo 20 vị trí.

 Định vị thiết bị thí nghiệm: Đặt thiết bị và điều chỉnh giá đỡ ở vị trí cân bằng.

 Chinh thiết bị về số “0”: Tưới nước sạch làm ướt mặt đường tại vị trí cần thử nghiệm; Dùng nhiệt kế đo và ghi nhiệt độ của nước trên mặt đường, tại vị trí thử nghiệm.

 Nâng con lắc về phí phải, mắc nó vào vị trí núm giữ con lắc ( C ), gạt kim đo về vị trí thẳng đứng theo phương của dây dọi, bấm núm ( C ) để thả con lắc rơi tự do, con lắc sẽ rơi quệt xuống mặt đường sau đó văng lên về phía trái, kéo theo kim đo. Dưới tác động của trọng lực, con lắc lại rơi quay lại, nhưng kim đo vẫn giữ nguyên ở vị trí cao nhất khi con lắc văng lên. Chú ý lấy tay làm ngừng chuyển động lượt về của con lắc, không để tấm cao su bị va quệt vào mặt đo làm hỏng miếng đệm cao su.

 Tiếp tục thực hiện theo trình tự một số lần. Số đọc 2, 3 lần đầu tiên chỉ để tham khảo. Nếu kết quả đo ổn định, ở mỗi vị trí đo nhám thực hiện liên tiếp năm lần thả con lắc. Ghi kết quả sự hiệu chỉnh về số 0 để kiểm tra, hiệu chỉnh lại số hiệu đo và ghi kết quả mỗi lần thả theo iểu mẫu thí nghiệm bảng 2. Nếu giá trị các lần đo vượt qua 3 đơn vị phải làm lại thí nghiệm.

 Kiểm tra chiều dài ma sát sau khi đo nhám : nếu không nằm trong chiều dài cho phép thì cũng loại bỏ các thí nghiệm đã thực hiện để làm lại.

Lưu ý giữ sao cho tấm trượt trong quá trình va quệt vẫn giữ song song với mặt bảng đo của thiết bị và phần diện tích phía cuối của tấm cao su tiếp xúc đều với bề mặt thí nghiệm.

 Tại mỗi vị trí thử nghiệm, giá trị hệ số ma sát trượt đo bằng thiết bị con lắc xách tay, ký hiệu là SRT là giá trị trung bình các số đọc của 5 lần đo liên tục, sau khi đã hiệu chỉnh theo kết quả thử nghiệm về số 0 và hiệu chỉnh về nhiệt độ tiêu chuẩn ở 20oC. Kết quả thí nghiệm được lấy tới mức đơn vị đo chính xác là 1 đơn vị SRT

Hình 4.23 Hình đúc mẫu thí nghiệm con lắc Anh

4.24 Tưới nước và kiểm tra chiều dài đường trượt Hình ảnh thí nghiệm con lắc Anh của ba cấp phối OG1, OG2 và OG3.

4.25 Hình kết quả thí nghiệm độ nhám mẫu 1 và 2 cấp phối OG1

4.26 Hình kết quả thí nghiệm độ nhám mẫu 1 và 2 cấp phối OG2

4.27 Hình kết quả thí nghiệm độ nhám mẫu 1 và 2 cấp phối OG3 Kết quả thí nghiệm như sau:

Bảng 4.4 Hiệu chỉnh theo số 0

Trước khi thí

nghiệm 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Sau khi thí nghiệm 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Mức hiệu chỉnh về

"0" 0

Bảng 4.5 Hiệu chỉnh lại kết quả đo theo nhiệt độ mặt mẫu thí nghiệm

Nhiệt độ mặt đường (0C) 0 2 8 10 13 15 20 25 30 40 Mức hiệu chỉnh về

nhiệt độ 20 (0C) -7 -6 -4 -3 -2 -1 0 +1 +2 +3

Bảng 4.6 Kết quả đo độ nhám bằng thiết bị con lắc xách tay (SRT) của OG1

Tên cấp phối

Mẫu thí nghiệm

Điểm

đo 1 2 3 4 5 Trung

bình

1 78 79 77 77 79 78 Mẫu 1

2 76 78 77 77 77 77 3 79 79 80 78 79 79

OG1

Mẫu 2

4 77 77 79 78 79 78

Giá trị độ nhám trung bình (SRT) 78

Mức hiệu chỉnh về số 0 0

Mức hiệu chỉnh về nhiệt độ tiêu chuẩn ở 200C 2

Giá trị độ nhám trung bình (SRT) sau khi đã hiệu chỉnh 80

Bảng 4.7 Kết quả đo độ nhám bằng thiết bị con lắc xách tay (SRT) của OG2

Tên cấp phối

Mẫu thí nghiệm

Điểm

đo 1 2 3 4 5 Trung

bình

1 69 70 70 71 70 70 Mẫu 1

2 70 71 71 71 72 71 3 70 69 69 68 69 69

OG2

Mẫu 2

4 70 69 69 70 72 70

Giá trị độ nhám trung bình (SRT) 70

Mức hiệu chỉnh về số 0 0

Mức hiệu chỉnh về nhiệt độ tiêu chuẩn ở 200C 2

Giá trị độ nhám trung bình (SRT) sau khi đã hiệu chỉnh 72

Bảng 4.8 Kết quả đo độ nhám bằng thiết bị con lắc xách tay (SRT) của OG3

Tên cấp phối

Mẫu thí nghiệm

Điểm

đo 1 2 3 4 5 Trung

bình

1 73 74 74 75 74 74 Mẫu 1

2 76 76 75 76 77 76 3 76 78 75 76 75 76

OG3

Mẫu 2

4 73 74 74 75 74 74

Giá trị độ nhám trung bình (SRT) 75

Mức hiệu chỉnh về số 0 0

Mức hiệu chỉnh về nhiệt độ tiêu chuẩn ở 200C 2

Giá trị độ nhám trung bình (SRT) sau khi đã hiệu chỉnh 77

Kết quả thí nghiệm độ nhám (SRT) bằng thiết bị con lắc xách tay của ba cấp phối OG1, OG2 và OG3 lần lượt là: 80, 72 và 77. Kết quả thí nghiệm cho thấy cấp phối OG1 có độ nhám lớn nhất, do OG1 có độ rỗng lớn nhất và cỡ hạt lớn nhất của đá dăm là 19mm. Do đó, độ nhám vĩ mô của mặt đường phụ thuộc vào độ rỗng dư của bê tông nhựa và cỡ hạt lớn nhất danh định.

Bảng kết quả so sánh độ nhám mặt đường của ba cấp phối

4.28 Hình so sánh kết quả độ nhám mặt đường của ba cấp phối

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng: Nghiên cứu cấp phối hở cho lớp phủ mỏng bê tông nhựa phù hợp điều kiện phía nam (Trang 73 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)