Khảo sát thực tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Khoa học máy tính: Phân tích đặc trưng tình hình giao thông các tuyến đường trên địa bàn Tp. HCM dựa trên dữ liệu GPS (Trang 71 - 75)

Chương 4: Hiện Thực Và Kết Quả

4.3.2 Khảo sát thực tế

Để đánh giá kết quả phân tích về di chuyển của các xe buýt và tình hình giao thông các đoạn đường trên hai tuyến 32 và 88, đề tài đã tiến hành khảo sát thực tế bằng

61 cách hành trình theo xe buýt trên hai tuyến xe phân tích này. Nhìn chung, kết quả phân tích giống với kết quả khảo sát theo sự di chuyển của các xe trên các đoạn đường. Phần lớn, xe buýt di chuyển với vận tốc khá đều, nhưng đối với những đoạn đường có đặc điểm khác nhau vào những khung giờ trong ngày khác nhau, vận tốc của xe khác nhau.

Vận tốc khi xe di chuyển ở khu vực ngoại thành thường cao hơn so với khu vực nội thành, khu vực đông dân cư. Tại các khung giờ cao điểm lúc công nhân viên chức đi làm (7h – 9h), tan sở (16h30 – 18h30), mật độ xe di chuyển đông hơn, xe di chuyển chậm hơn so với các khung giờ khác.

Thời gian di chuyển toàn chuyến ổn định, chêch lệch không nhiều, vài phút so với quy định của ban quản lý xe buýt, thời gian hành trình mỗi chuyến của tuyến xe buýt 32 và 88 lần lượt là 85 phút, 65 phút. Trong suốt quá trình hoạt động theo chuyến, thường những đoạn đường đầu, xe di chuyển với vận tốc thấp ở mọi khung giờ, mặc dù có lúc mật độ xe không đông.

Kết quả phân tích trên dữ liệu thực nghiệm và dữ liệu kiểm chứng khá hợp lý so với khảo sát thực tế về sự di chuyển nhanh chậm, các khung giờ và khu vực xe thường di chuyển với vận tốc thấp.

Các đoạn đường tuyến xe 32

Khảo sát trên tuyến 32 được tiến hành vào hai ngày 19/05/2014 (4 chuyến lượt đi, 3 chuyến lượt về từ 6h35 đến 18h30) và ngày 16/06/2014 (4 chuyến lượt đi, 4 chuyến lượt về từ 6h34 – 18h39)

 Đoạn đường 1, Kinh Dương Vương – Hồng Bàng, theo hướng lượt đi xe thường đi với vận tốc thấp trong mọi khung giờ ngay cả những lúc đường khá thông thoáng, đoạn đường này mật độ xe di chuyển thường đông, đặc biệt đoạn từ vòng xoay Phú Lâm đến vòng xoay Cây Gõ về Tân Hóa (Hồng Bàng). Mật độ xe cao nhất trong ngày khoảng từ 6h30 – 8h30 và chiều 16h30- 18h00. Hướng ngược lại, xe di chuyển ổn định. Kết quả thực nghiệm phù hợp so với thực tế

62

 Đoạn đường 6, Trường Chinh – Phan Huy Ích, đoạn đường Trường Chinh ngắn (khoảng 300 m), nhưng tập trung các trạm xe buýt và 2 khu vực đèn giao thông. Đường Phan Huy Ích có lộ giới tương đối nhỏ, xe thường đông và đông nhất theo cả hai hường vào các khung giờ nhân viên đi làm và giờ tan sở, xe di chuyển chậm hơn trong khung giờ đó. So với thực tế, kết quả phân tích khá hợp lý.

 Đoạn đường 7, Pham Văn Chiêu, đoạn đường này cũng có lộ giới nhỏ, xe di chuyển khá đông. Mật độ xe đông, khó di chuyển trên đoạn đường này ở khu vực từ chợ Thạch Đà đến ngã tư giao với đường Lê Văn Thọ vào khung giờ khoảng 17h – 18h30. Kết quả phân tích phù hợp với khảo sát thực tế.

 Đoạn đường 8, Thống Nhất – Lê Đức Thọ, xe di chuyển khá ổn định theo cả hai hướng. Tuy nhiên, theo hướng lượt về, xe di chuyển với vận tốc thấp, đôi lúc dừng xe ngẫu nhiên kể cả lúc tình hình không phức tạp.

 Các đoạn đường còn lại, tình hình giao thông, xe di chuyển tương đối ổn định, trong đó đoạn đường 9 (Nguyễn Oanh – Hà Huy Giáp) xe thường chạy nhanh hơn so với các đoạn đường khác.

Các đoạn đường tuyến xe 88

Các ngày tiến hành khảo sát trên tuyến ngày 12/06/2014 (1 chuyến lượt đi, 1 chuyến lượt về, 6h37 – 8h48), 17/06/2014 (3 chuyến lượt đi, 3 chuyến lượt về, 6h36 – 13h24), 18/06/2014 (2 chuyến lượt đi, 2 chuyến lượt về nhưng khảo sát đoạn tuyến từ bến xe công viên 23/9 đến ngã ba Nguyễn Duy Trinh – Đỗ Xuân Hợp, 14h33 – 17h36)

 Đoạn đường 1, khu vực xung quanh chợ Bến Thành, đoạn đường này mật độ xe thông thoáng theo cả hai hướng. Theo hướng lượt đi, xe thường di chuyển chậm, mặt khác xe phải dừng trạm Bến Thành để đón khách.

Hướng về, xe chạy có nhanh hơn. Kết quả phân tích phù hợp với kết quả này.

63

 Đoạn đường 2, Tôn Đức Thắng – Nguyễn Hữu Cảnh. Theo cả hai hướng, xe tương đối đông. Khu vực xe đông tập trung chủ yếu trên đoạn đường này khu vực từ đường cong Tôn Đức Thắng đến ngã tư đèn giao thông Nguyễn Hữu Cảnh. Mật độ xe đông thường 8h - 9h, 17h – 18h, đặc biệt khung giờ 17h – 18h, theo hướng lượt đi (từ phía bến tàu) xe di chuyển rất đông, ùn ứ trải dài từ gần vòng xoay công trường Mê Linh. Kết quả phân tích thực nghiệm hợp lý so với thực tế.

 Các đoạn đường còn lại, xe di chuyển khá ổn định. Trong số các đoạn đường đó, đoạn đường 4 từ giao lộ Lương Định Của - Mai Chí Thọ đến ngã ba Nguyễn Duy Trinh - Đỗ Xuân Hợp, khu vực này dân cư đông, mật độ xe đông hơn các đoạn đường khác nên xe di chuyển chậm hơn theo cả hai hướng. Từ ngã ba Đỗ Xuân Hợp đến Long Phước, dân cư thưa, ít xe đi lại, xe chạy nhanh.

64

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Khoa học máy tính: Phân tích đặc trưng tình hình giao thông các tuyến đường trên địa bàn Tp. HCM dựa trên dữ liệu GPS (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)