TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PET TRONG HỖN HỢP NHỰA VÀ BÊ TÔNG NHỰA

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng: Nghiên cứu ứng dụng chai nhựa phấ thải vào bê tông nhựa trong điều kiện Tp. HCM (Trang 42 - 45)

2.3 TỔNG QUAN VỀ SỢI CỤ THỂ

2.4.3 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PET TRONG HỖN HỢP NHỰA VÀ BÊ TÔNG NHỰA

TÔNG NHỰA

Zahra Niloofar Kalantar, Abdelaziz Mahrez, Mahamed Karim [32] trong một nghiên cứu năm 2010 sử dụng PET trộn với hỗn hợp nhựa đường nóng với hàm lượng 2%, 4%,6%, 8%, 10% (trên tổng khối lượng nhựa đường mác 80/100) ở 150ºC, PET được cắt mịn, lượng lọt sàng 701àm là 100% và bị giữ lại toàn bộ trờn sàng 450àm, kết luận rằng hỗn hợp sử dụng PET mang lại hiệu quả trong việc cải thiện khả năng chống lại biến dạng đàn hồi, lún trồi do điểm hóa mềm cao của PET khi trộn vào hỗn hợp nhựa đường nóng so sánh với hỗn hợp nhựa đường thông thường.

Esmaeil Ahmadinia, Majid Zargar, Mohamed Rehan Karim, Mahrez Abdelaziz, and Payam Shafigh [31] trong một nghiên cứu đã tìm ra được thay đổi khi sử dụng sợi PET trong hỗn hợp bê tông nhựa SMA. Quá trình đúc mẫu với các hàm lượng nhựa 5%, 5.5%, 6%, 6.5%, 7% (trên tổng khối lượng hỗn hợp) và hàm lượng PET 0%, 2%, 4%, 6%, 8% (trên tổng khối lượng nhựa đường) được tiến hành. Kết quả phân tích từ thí nghiệm độ ổn định còn lại Marshall và các thí nghiệm xác định dung trong cho thấy ban đầu khi hàm lượng sợi tăng thì độ ổn định Marshall tăng, nhưng khi hàm lượng tăng nữa thì độ ổn định Marshall giảm, với

hàm lượng sợi 6% cho kết quả chỉ số độ ổn định Marshall lớn nhất. Kết quả phân tích dung trọng cho thấy khi hàm lượng sợi PET tăng thì dung trong của hỗn hợp bê tông nhựa giảm. Khi hàm lượng sợi tăng độ rỗng cốt liệu khoáng vật cũng tăng tỷ lệ thuận.

Hai năm sau trong một nghiên cứu của chính Mohamed RehanKarim và Taher Baghaee Moghanddam (2012) [3] (người từng nghiên cứu về ảnh hưởng của PET trong nhựa đường năm 2010) về việc sử dụng nhựa PET trong hỗn hợp bê tông nhựa với kích thước 2.36mm, người ta thêm PET vào hỗn hợp thông qua quá trình trộn khô, hỗn hợp sử dụng trong nghiên cứu này là hỗn hợp SMA 14, mác nhựa đường 80-100. Nghiên cứu kết luận rằng tính chất của hỗn hợp bê tông nhựa sử dụng phụ gia PET được cải thiện hơn ở các đặc tính cơ học so với hỗn hợp không sử dụng phụ gia PET. Chỉ số độ ổn định đạt lớn nhất với hàm lượng PET bằng 0.4% (hàm lượng so với tổng khối lượng hỗn hợp). Chỉ số độ ổn định giảm khi hàm lượng PET tăng hơn nữa. Độ dẻo Marshall tăng khi hàm lượng PET tăng. Độ cứng hỗn hợp xuống thấp nhất khi khối lượng PET bằng 1%. Nghiên cứu cũng kết luận rằng phá hoại hoại kết cấu áo đường phổ biến nhất dưới dạng những vết nứt, tính mỏi cũng cải thiện khi hàm lương PET tăng trong điều kiện cùng một áp lực.

Một năm sau đó, năm 2013, Taher Baghaee, Mohamed RehanKarim, và Mehrtash Soltani [34] thực hiện lại nghiên cứu sử dụng PET trong hỗn hợp BTN SMA 14, nhựa đường mác 80-100, hàm lượng PET biến đổi 0.2%,0.4%,0.6%,0.8%

(trên tổng khối lượng cốt liệu). Những kết luận tương tự như nghiên cứu trước đó, độ ổn định và độ dẻo Marshall tăng khi sử dụng PET trong hỗn hợp BTN, khối lượng riêng và độ cứng cũng tăng khi sử dụng một lượng ít nhựa PET nhưng nếu sử dụng quá nhiều PET thì khối lượng riêng và độ cứng lại giảm, sử dụng PET cũng làm giảm giá trị hàm lượng nhựa tối ưu (OAC: optimum Asphalt Content) so với mẫu thông thường, khả năng chống phá hoại mỏi của được cải thiện hơn.

Trong một nghiên cứu của Dhirar Taha Mohammed, Zaid Hazim Hussein (2014) [33] sử dụng PET trong hỗn hợp bê tông nhựa với nhựa đường mác 40-50, cấp phối đá với cỡ hạt danh định lớn nhất 19mm, hàm lượng nhựa biến đổi từ

4%,4.5%,5%,5.5%,6% (trên tổng khối lượng hỗn hơp), hàm lượng PET trộn trong nhựa đường nóng biến đổi 1%,2%,3%,4%,5% (trên tổng khối lượng nhựa đường) ở nhiệt độ 155±5ºC trong vòng 40 phút ở tốc độ 2000 vòng/phút (rpm). Nghiên cứu kết luận rằng hàm lượng nhựa tối ưu là 4.866%, độ ổn định tăng 36.09% so với mẫu thông thường, cải thiện khả năng phá hoại mỏi do sự xâm nhập hơi ẩm nhưng độ dẻo biến đổi không đáng kể.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng: Nghiên cứu ứng dụng chai nhựa phấ thải vào bê tông nhựa trong điều kiện Tp. HCM (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)