CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN
I. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG
II.3. Nhu cầu thị trường dược liệu
II.3.1. Thị trường thế giới
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, 80% dân số thế giới nằm ở khu vực các nước đang phát triển và 80% dân số ở các nước này sử dụng thuốc có nguồn gốc tự nhiên như là một lựa chọn hàng đầu trong việc phòng và chữa bệnh. Với dân số khổng lồ, nhiều bệnh tật nên nhu cầu sử dụng thuốc hiệu quả ngày càng tăng.
Nhu cầu về sử dụng thuốc trên thế giới là rất lớn, cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. Đây đang là một thách thức lớn đối với các nước đang phát triển nói riêng và nhân loại nói chung.
Cho đến nay, thực vật vẫn là nguồn nguyên liệu chính trong phát triển các sản phẩm thuốc mới trên thế giới. Các dược phẩm có nguồn gốc tự nhiên chiếm tới 50% tổng số dược phẩm đang được sử dụng trong lâm sàng, trong đó 20 loại thuốc bán chạy nhất trên thế giới năm 1999 có 9 sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên với doanh thu hàng năm lên đến hàng chục tỷ đô la.
Xu hướng sử dụng thuốc phòng và chữa bệnh có nguồn gốc từ dược liệu đang trở thành nhu cầu ngày càng cao trên thế giới. Với những lí do: thuốc tân dược thường có hiệu ứng nhanh nhưng hay có tác dụng phụ không mong muốn;
thuốc thảo dược có hiệu quả chữa bệnh cao, ít độc hại và tác dụng phụ. Ước tính nhu cầu dược liệu trên thế giới: 15 tỷ USD/năm, riêng Mỹ là 4 tỷ USD/năm, châu Âu là 2,4 tỷ USD/năm, Nhật Bản là 2,7 tỷ USD/năm, các nước châu Á khác khoảng 3 tỷ USD/năm. Hiện nay về những quốc gia có thể mạnh về xuất
ĐƠN VỊ TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356-0936260633
khẩu dược liệu có thể kể tới: Trung Quốc là 2 tỷ USD/năm, Thái Lan là 47 triệu USD/năm.
Những nước sản xuất và cung cấp dược liệu trên thế giới chủ yếu là những nước đang phát triển ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Bangladesh ... ở Châu Phi như Madagasca, Nam Phi ... ở Châu Mỹ La tinh như Brasil, Uruguay ... Những nước nhập khẩu và tiêu dùng chủ yếu là những nước thuộc liên minh châu Âu (EU), chiếm 60% nhập khẩu của Thế giới.
Trung bình hàng năm các nước EU nhập khoảng 750 triệu đến 800 triệu USD dược liệu và gia vị. Nguồn cung cấp dược liệu chính cho thị trường EU là Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Brazil, Đức.
Về xuất khẩu, nước ta chủ yếu xuất dược liệu thô, ước tính 10.000 tấn/năm bao gồm các loại như: Sa nhân, Quế, Hồi, Thảo quả, Cúc hoa, Dừa cạn, Hòe,...
và một số loài cây thuốc mọc tự nhiên khác. Bên cạnh đó một số hoạt chất được chiết xuất từ dược liệu cũng từng được xuất khẩu như Berberin, 16 Palmatin, Rutin, Artemisinin, tinh dầu và một vài chế phẩm đông dược khác sang Đông Âu và Liên bang Nga.
ĐƠN VỊ TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356-0936260633
Năm 2019 xuất khẩu dược phẩm của nước ta đạt gần 200 triệu USD, chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ với 5,7 % so với giá trị nhập khẩu. Các mặt hàng là thế mạnh của Việt Nam xuất khẩu như: Panadol Extra; Thuốc tiêm tĩnh mạch dùng cho lọc máu Parsabiv 5mg đựng trong lọ vial dung tích 3ml; Cao dán Salonpas và các loại thuốc nhỏ mắt, nước muối sinh lý...
Theo Bộ Công Thương, xuất khẩu Dược phẩm sang Nhật bản đang rất ổn định và thường chiếm khoảng 35% tổng kim ngạch xuất khẩu dược phẩm của cả nước. Thị trường Nhật Bản là quốc gia tiêu thụ dược phẩm lớn thứ hai thế giới, mặc dù năng lực sản xuất lớn, song quốc gia này vẫn đang nhập khẩu hơn 30%
tổng thị trường để đáp ứng nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, hệ thống quản lý dược phẩm của Nhật Bản tương đối khắt khe. Bất cứ loại thuốc nào muốn vào Nhật Bản đều phải vượt qua hàng rào kỹ thuật của Cục Dược phẩm và Thiết bị Y tế (PMDA). Bên cạnh đó, nước ta còn xuất khẩu dược phẩm sang một số thị trường khác đạt kim ngạch cao như: Singapore; Sip, Campuchia, Hồng Kông (Trung Quốc), Hàn Quốc... vv.
I.1.1. Thị trường trong nước
Việt Nam có một lịch sử lâu đời trong sử dụng cây cỏ tự nhiên và một nền y học cổ truyền có bản sắc riêng trong phòng và chữa bệnh cho con người. Nằm trong khu vực nhiệt đới Đông Nam Á có đa dạng sinh học rất cao. Theo ước tính Việt Nam có khoảng 12.000 loài thực vật bậc cao, chiếm khoảng 4 – 5% tổng số loài thực vật bậc cao đã biết trên thế giới và khoảng 25% số loài thực vật bậc cao đã biết ở Châu Á. Trong số này, có khoảng 4.000 loài thực vật và 400 loài động vật được dùng làm thuốc. Thế nhưng, phần lớn thuốc này mới được sử dụng chủ yếu trong y học cổ truyền và y học dân gian Việt Nam.
Hiện nay, các công ty dược phẩm của Việt Nam đã và đang phát triển sản phẩm thuốc từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, tức là dược liệu. Đã có nhiều công ty đã thành công với các sản phẩm thuốc từ dược liệu như Công ty Cổ phần Traphaco, công ty TNHH Nam Dược, công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà, công ty Dược liệu Trung Ương 3 (Hải Phòng), các công ty Cổ phần Dược phẩm Tuệ Linh, Phúc Vinh, Phúc Hưng… Sự phát triển này đã góp phần giúp chúng ta tự cung cấp được trên 40% nhu cầu sử dụng thuốc của cả nước, giúp giảm giá
ĐƠN VỊ TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356-0936260633
thành các loại thuốc sử dụng cho việc phòng và chữa bệnh, đồng thời tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân.
Theo Quyết định 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với nội dung quy hoạch, sản xuất dược liệu và xây dựng các vùng sản xuất dược liệu chuyên canh nhằm các mục tiêu chính sau:
Quy hoạch các vùng rừng, các vùng có dược liệu tự nhiên ở 8 vùng dược liệu trọng điểm bao gồm Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ để lựa chọn và khai thác hợp lý 24 loài dược liệu, đạt khoảng 2.500 tấn dược liệu/năm.
Phấn đấu cung cấp đủ giống dược liệu cho nhu cầu trồng và phát triển dược liệu ở quy mô lớn. Đến năm 2020 cung ứng đủ 60% và đến năm 2030 là 80% giống dược liệu sạch bệnh, có năng suất, chất lượng cao.
Tăng dần tỷ lệ nguyên liệu được tiêu chuẩn hóa (cao chiết, tinh dầu, bột dược liệu…) trong nhà máy sản xuất thuốc theo nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới (GMP – WHO), phấn đấu đến năm 2020, đáp ứng được 80% và đến năm 2030 đạt 100% nguyên liệu được tiêu chuẩn hóa phục vụ cho các nhà máy sản xuất thuốc trong nước.
Bên cạnh đó, ngành công nghiệp dược vẫn đang trong giai đoạn đầu của thời kỳ phát triển, chính vì vậy triển vọng phát triển ngành dược liệu là rất khả quan dựa trên những đặc điểm sau:
Tăng trưởng ổn định: Sản phẩm dược là nhu yếu phẩm cần thiết đối với người dân, sự tăng trưởng của ngành nhìn chung ít chịu tác động của nền kinh tế. Thêm vào đó, Việt Nam có quy mô dân số khá lớn, tăng nhanh và ý thức bảo vệ sức khỏe của người dân thì ngày càng được nâng cao. Nhờ đó, tổng chi tiêu tiền thuốc (chiếm gần 30% chi phí y tế) vẫn duy trì đà tăng qua các năm, với mức tăng ổn định khoảng 17 – 20%/năm, giai đoạn từ 2009 – 2014. Theo dự báo của BMI, tốc độ tăng trưởng tổng chỉ tiêu tiền thuốc cả nước cho năm 2014 là 18% đạt 3,9 tỷ USD. Đáng chú ý, xu hướng sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược đang ngày càng gia tăng.
Cải thiện mức chi tiêu thuốc bình quân đầu người: Thu nhập được cải thiện cộng với ý thức bảo vệ sức khỏe ngày càng cao giúp mức chi tiêu tiền
ĐƠN VỊ TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356-0936260633
thuốc bình quân đầu người tăng gấp đôi, từ mức 20 USD/người/năm ở 2009 lên gần mức 40 USD cho năm 2013. Tuy thu nhập của người dân Việt Nam ngày càng tăng như hiện vẫn chỉ đang phù hợp với các loại thuốc nội với chất lượng tương đương thuốc ngoại nhập nhưng giá chỉ bằng 30 – 50%. Đây là lợi thế giúp các công ty dược nội địa có thể cạnh tranh được trên chính sân nhà của mình.
Chính phủ chủ trương gia tăng thị phần thuốc nội địa: Giá trị thuốc sản xuất trong nước hiện nay chỉ chiếm khoảng 50% tổng chi tiêu toàn thị trường.
Có thể coi đây là cơ hội đối với các công ty dược trong nước khi chính phủ chủ trương gia tăng thị phần thuốc nội địa lên mức 70% trong năm 2015 và 80% đến năm 2020.
Thị trường đông dược triển vọng, lạc quan bởi các lý do sau:
- Phân khúc thị trường tiềm năng. Tỷ lệ doanh thu từ các sản phẩm dược liệu hiện chiếm dưới 10% tổng chi tiêu thuốc cả nước, trong khi xu hướng sử dụng các sản phẩm này của người tiêu dùng ngày càng cao. So với tổng giá trị sản xuất thuốc trong nước, doanh thu sản phẩm đông dược chiếm khoảng 14%
trong năm 2012. Theo ước tính của Bộ Y tế, tỷ lệ này sẽ tăng lên mức 30% trong năm 2030.
- Giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Khác với sản xuất tân dược (90% nhu cầu nguyên liệu phải nhập khẩu, chủ yếu là hóa dược, do ngành công nghiệp hóa dược trong nước còn kém phát triển) thì sản xuất đông dược có thể tận dụng được lợi thế nguồn nguyên liệu thảo dược trong nước khá dồi dào. Với hơn 4.000 loài thảo dược, Việt Nam hiện xếp thứ ba thế giới về đa dạng sinh học.
- Không thuộc đối tượng kiểm soát giá theo quy định.
Mở rộng cơ hội xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng ở Châu Á có thói quen sử dụng các sản phẩm phẩm có nguồn gốc từ dược liệu như Hong Kong, Philippin, Indonesia, Malaysia…Nhờ đó, hoạt động xuất khẩu dược liệu cả nước có khả năng sẽ được cải thiện như định hướng của Chính phủ.
Như vậy có thể thấy rằng với xu hướng phát triển và sử dụng các sản phẩm thuốc có nguồn gốc từ dược liệu đang tăng lên như hiện nay thì nhu cầu hiện nay từ thị trường thế giới là rất lớn. Việt Nam với thiên nhiên và hệ sinh thái phong phú có nhiều tiềm năng để phát triển dược liệu theo hướng sản xuất
ĐƠN VỊ TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN: 0918755356-0936260633
hàng hóa để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới.