CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH HẢI DƯƠNG
2.2. Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về hoạt động đầu tư tại Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương
2.2.1.Những thành tựu đạt được
Giai đoạn 1955-1957, Ngành đã tham mưu giúp cấp uỷ và chính quyền các địa phương xây dựng, tổng hợp và tổ chức thực hiện kế hoạch khôi phục kinh tế sau chiến tranh
Giai đoạn 1958-1960, Ngành đã tham gia vào kế hoạch 3 năm cải tạo phát triển kinh tế, hoàn thành cải cách ruộng đất, xây dựng kế hoạch khôi phục các cơ sở sản xuất do địch rút đi, khôi phục các tuyến đường giao thông chủ yếu, phục hồi hệ thống trường học, bệnh viện, tiếp quản và duy trì các cơ sở hạ tầng kỹ thuật…
Bước vào giai đoạn 1961- 1965, ngành đã xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất phù hợp với điều kiện kinh tế địa phương và đất nước.
Trong giai đoạn 1966-1975, toàn ngành đã chuyển sang xây dựng kế hoạch thời chiến, tập trung vào công trình phục vụ chiến đấu.
Giai đoạn 10 năm từ khi thống nhất đất nước đến trước thời kỳ đổi mới, Công tác kế hoạch đã tích cực tham gia vào việc nghiên cứu kế hoạch tổ chức lại nền kinh tế, phân bổ lực lượng sản xuất, tổ chức nghiên cứu quy hoạch phát
triển kinh tế- xã hội dài hạn và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về công tác kế hoạch đầu tư.
Trong 20 năm đổi mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước, kinh tế xã hội tỉnh đã có bước tiến bộ vượt bậc. Đấy là do Ngành kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương đã thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình nhằm ổn định tình hình kinh tế -xã hội và chính trị, sớm thoát khỏi tình trạng khủng hoảng và lạm phát, đưa nền kinh tế đi vào thế ổn định và có tốc độ tăng trưởng nhất định bình quân là 9.7 %/ năm; nền kinh tế nhiều thành phần phát triển nhanh, hoạt động sôi nổi năng động, có hiệu quả và đạt được nhiều thành tựu quan trọng; giá trị nông nghiệp tăng 5 %, công nghiệp trên địa bàn phát triển mạnh giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 22.1 %/ năm, hình thành các khu, cụm và một số ngành công nghiệp có tính chất mũi nhọn như: vật liệu xây dựng, may, giầy xuất khẩu, cơ khí rắp ráp và chế tạo…Nhiều dự án đầu tư trong nước và nước ngoài đã được cấp phép và đi vào hoạt động; góp phần đầy nhanh công nghiệp hoá hiện đại hoá của tỉnh nhà; từng bước tăng cường cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và nâng cao tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế…
Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương đã thực hiện phát huy vai trò là cơ quan đầu mối, tham mưu tổng hợp cho Tỉnh ủy, Hội Đồng Nhân Dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh điều hành thực hiện đạt và vượt các mục tiêu đề ra trong từng năm và 5 năm trên các lĩnh vực của ngành, địa phương và các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức và hướng dẫn cụ thể các đơn vị xây dựng kế hoạch hàng năm dựa trên cơ sở các nghị quyết của Đảng, quyết định của Nhà nước và chủ trương của Tỉnh ủy, UBND tỉnh.
Trên cơ sở vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Sở Kế hoạch và đầu tư đã nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách trong một số lĩnh vực trọmg yếu, có ảnh hưởng lớn đến các lĩnh vực khác, nhắm
phát huy nội lực, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, cải thiện đời sống cho nhân dân, chủ động xây dựng đề án phát triển kinh tế, phát triển thương mại, du lịch thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Trong quá trình thực hiện kế hoạch, cán bộ công chức theo nhiệm vụ được giao, thường xuyên nắm bắt kịp thời các hoạt động của cơ sở, góp phần hoàn thiện các cơ chế, chính sách và những quy định cụ thể về công tác đầu tư và xây dựng, chống thất thoát và lãng phí nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản và các nguồn lực khác. Tham mưu cho tỉnh ban hành các quy chế kiểm tra các chương trình, dự án đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh, chủ động tổ chức kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn cho các dự án xây dựng cơ bản; đồng thời kiến nghị chấn chỉnh các sai phạm về trình tự thủ tục, tiến độ thi công, chất lượng công trình theo đúng quy định.
Tổ chức thực hiện công tác đăng ký kinh doanh và hợp tác đầu tư nước ngoài theo tinh thần cải cáh hành chính, chủ động, nhanh chóng, chính xác, không gây phiền hà, ách tắc, được cá nhân đầu tư đánh giá cao.
Phối hợp với các Sở, ban, ngành đặc biịet là Tài chính, Thống kê trong quá trình xây dựng, điều hành kế hoạch và dự toán ngân sách cũng như báo cáo định kỳ, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan trong tỉnh hoàn thành nhiệm vụ.
Quan tâm đến các lĩnh vực xã hội, khoa học công nghệ, xây dựng và thực hiện các chương trình mục tiêu, dự án của tỉnh, mở rộng và hội nhập kinh tế.
2.2.2. Những khó khăn và hạn chế
- Công tác chỉ đạo điều hành của Sở và các ngành trong một số lĩnh vực chưa đồng bộ, phối hợp thiếu chặt chẽ, nhất là trong việc triển khai các chương trình, dự án phát triển kinh tế.
- Công tác dự báo, xây dựng kế hoạch chưa cao, một số chỉ tiêu kế hoạch đặt ra chưa sát với thực tế, chưa đánh giá được những biến động của quá trình phát triển kinh tế.
- Một số cơ chế, chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội chưa đề ra được giải pháp thực hiện tích cực, đồng bộ nên khi tiến hành triển khai thực hiện còn gặp những vướng mắc, kết quả chưa như mong muốn.
- Năng lực quản lý, trình độ chuyên môn của một số ít cán bộ, công chức còn yếu, hiệu quả công tác chưa cao.
- Lúng túng về tổ chức, cơ chế phối hợp, bố trí cán bộ làm quản lý đầu tư và kinh phí thực hiện
- Chưa xây dựng hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu và tổ chức theo dõi, cập nhật thông tin về quản lý đầu tư.