PHAN III. CON RIENG CUA VO/ CHONG

Một phần của tài liệu bài tập thảo luận lần thứ bảy thừa kế theo pháp luật (Trang 24 - 28)

1. Tóm tắt Bản án số 20/2009/DSPT ngày 11 và 12/02/2009 của Tòa phúc tham Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội.

- _ Nguyên đơn: bà Nguyễn Thị Tiến, Nguyễn Thị Bằng, Nguyễn Thị Triển.

- _ Bị đơn: ông Nguyễn Tất Thăng.

- _ Nội dung: Tranh chấp chia thừa kế.

Cụ Thát và cụ Tần có 4 con chung là ông Thăng, bà Bằng, bà Khiết, bà Triển. Cụ

Thát và cụ Thứ có 1 con chung là bà Tiến. Trước đây có nhận bà Tý là con nuôi nhưng

sau đó bà Tý đã về nhà bố mẹ ruột và đi lấy chồng. Khi chết ba cụ đều không để lại di

chúc (máy lời đặn đò của bà Tần không được xem là đi chúc), nay xảy ra mâu thuẫn với ông Thăng nên các bà yêu cầu Tòa án chia thừa kế theo pháp luật. Tòa án sơ thâm đã xác định cụ Thát có 2 vợ là cụ Tần và cụ Thứ; cụ Thát và cụ Tần có 4 con chung là ông Thăng, bà Bằng, bà Khiết, bà Triên; cụ Thát và cụ Thứ có 1 con chung là bà Tiến; bà Tý không phải là con nuôi của cụ Thát, cụ Tần, cụ Thứ; và tiến hành chia thừa kế theo

pháp luật.

Ông Thăng kháng cáo vì cho răng bà Tần có để lại đi chúc nên không đồng ý chia

thừa kế theo pháp luật và đề nghị giám định ADN cho bà Tiến để xem có phải là con ruột của bố ông không. Hội đồng xét xử xét thấy việc chia thừa kế theo pháp luật là

chính đáng (vì ông Thăng không cung cấp được di chúc và tờ giấy ghi may loi trang tréi của bà Tần về việc chia đất cho bà Tiến đã bị ông xé mat), con yéu cau giam dinh ADN là không cần thiết vì dựa vào lý lịch, giấy khai sinh của bà Tiến; xác nhận của hàng xóm,

họ hàng: sơ yếu lý lịch của bà Khiết đều khẳng định được cụ Thứ là vợ hai của cụ Thát

và bà Tiến là con của cụ Thát và cụ Thứ.

Do đó Tòa án quyết định chấp nhận đơn yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật của các nguyên đơn đôi với di sản thừa kê của cụ Thát, cụ Tân, cụ Thứ.

2. Bà Tiến có là con riêng của chồng cụ Tần không? Vì sao?

Bà Tiến là con riêng của chồng cụ Tần. Mặc dù trong hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có quy định rõ ràng, cụ thể nào về định nghĩa của con riêng, nhưng có thể hiểu con riêng là con của một bên vợ hoặc chéng với người khác. Đồng thời, theo các nguyên đơn và bà Khiết thì cụ Thát có 2 vợ là cụ Tần và cụ Thứ, đồng thời bà Tiến xuất trình được lý lịch và giấy khai sinh chính do Ủy ban nhân dân phường Xuân La cấp có ghi bả Tiến có bố là Nguyễn Tat That va me la Phạm Thị Thứ. Ngoài ra, các nhân chứng như cụ Nguyễn Xuân Chi, ông Nguyễn Văn Chung, ông Nguyễn Hoàng Đăm cũng đều

khẳng định bà Tiến là con của cụ Thát và cụ Thứ.

3. Trong điều kiện nào con riêng của chồng được thừa kế di sản của vợ? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

- Khicon riêng của chồng và mẹ kế có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như

mẹ con thì con riêng của chồng được nhận di sản của vợ.

- _ CSPL: Tại Điều 654 BLDS 2015 (tương đương Điều 679 BLDS 2005) quy định

về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế: “Con riêng và bố đượng, mẹ kẾ nỄu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được

thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652

và Điều 653 của Bộ luật này”.

Như vậy, cần phải có quan hệ chăm sóc nhau như mẹ con thì con riêng của chồng mới được thừa kê di sản của vợ.

4. Bà Tiến có đủ điều kiện để hưởng thừa kế di sản của cụ Tần không? Vì sao?

-_ Bà Tiến không đủ điều kiện dé thừa kế di sản của cụ Tần.

- _ Vị căn cứ theo quy định tại Điều 654 BLDS 2015 về Quan hệ giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế: “Con riêng và bố duong, me kẾ nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, me con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này”.

Mặc dù tại bản án lời dặn dò cuối cùng của cụ Tần trước khi mất về việc cho bà Tiến một phần nhà đất được bà Băng ghi lại cũng không có chứng cứ xác minh điều đó là đúng sự thật. Thêm vào đó, bản án cũng không ghi nhận rằng cụ Tần và bà Tiến có thực hiện quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng như mẹ con.

Bởi lẽ, bên cạnh quan hệ huyết thông, ruột thịt thì pháp luật vẫn công nhận quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng hay nói cách khác là quan hệ được xác lập trên cơ sở mỗi quan hệ giữa người để lại thừa kế và người được thừa kế mà trong đó họ đã chăm sóc nhau, nuôi dưỡng nhau, coi nhau như “cha mẹ - con” đối với nhau.

Như vậy, việc bà Tiến và cụ Tần không có chứng cứ xác nhận có mỗi quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc đối với nhau đã dẫn tới việc bà Tiến không đủ điều kiện đề nhận thừa kế của cụ Tần.

5. Nếu bà Tiến có đủ điều kiện để hưởng di sản thừa kế của cụ Tần thì bà Tiến được hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ mấy của cụ Tần? Nêu cơ sở pháp lý khi

trả lời.

- _ Căn cứ Điều 654 BLDS 2015: “Con riêng và bố duong, me kế có quan hệ chăm sóc, nHôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và

còn được thừa kế theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này.”

- _ Điều 653 BLDS 2015 về Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và

còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này”.

- _ Điểm a khoản I Điều 651 BLDS 2015 về Người thừa kế theo pháp luật:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vO, chồng, cha dé, me dé, cha nudi, me nudi, con dé, con nuôi của người chết”.

- _ Điều 652 BLDS 2015 về Thừa kế thế vị: “7rường hợp con của người đề lại di

sản chết trước hoặc cùng mội thời điểm với người đề lại di sản thì cháu được hướng phần di sản mà cha hoặc me cia chau được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người đề lại di sản thì chat được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.

Như vậy, nếu bà Tiến có đủ điều kiện để hưởng di sản thừa kế của cụ Tan thì bà Tiền

được hưởng thửa kê ở hàng thứ nhat voi tu cach là con nuôi của cụ Tân.

6. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án không thừa nhận tư cách thừa kế của bà Tiến đối với di sản của cụ Tần.

- Theo quan điểm của nhóm, quyết định của Tòa án về việc không thừa nhận tư

cách thừa kế của bà Tiến đối với di sản của cụ Tần là một quyết định hợp lý nhưng chưa hợp tình.

+ Trước hết, nó hợp lý ở chỗ: Mặc dù tại bản án có đẻ cập tới việc cụ Tần có để lại lời dặn dò trước khi chết là dé lại cho bà Tiến một phần nhà đất nhưng lại không có chứng cứ xác minh lời đặn dò trên của cụ Tan là đã tồn tại. Thêm vào đó thì bản án cũng

không đề cập đến việc thực hiện quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng của cụ Tần đối với bà

Tiến và ngược lại. Do đó căn cứ theo Điều 654 BLDS 2015 quy định về quan hệ thừa

kế giữa con riêng và bố duong, me ké: “Con riéng va bố đượng, mẹ kế nếu có quan hệ

chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, me con thì được thừa kế di sản của nhan và

còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này”, cụ

Tần và bà Tiến đã không phát sinh quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng cho nên L¡ bà Tiến không có tư cách thừa kế đối với đi sản của cụ Tần.

+ Tuy nhiên, hướng giải quyết của Tòa án còn chưa hợp tình ở chỗ: Mặc dù bà Tiến không phải là con đẻ của bà Tần và cũng không thuộc bắt kỳ đối tượng nào trong hàng thừa kế thứ nhất. Nhưng bà Tiến lại sống với các cụ từ nhỏ, từ việc này có thể đễ đàng

nhận ra được sự chấp nhận của cụ Tần đối với bà Tiến, sự chấp nhận này sẽ dẫn tới phát sinh mối quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng. Bên cạnh đó bản án còn đề cập tới lời dặn dò

trước khi chết của cụ Tân là đề lại cho bà Tiên một phần đất và được bà Bằng chắp bút

nhưng sau đó vì lí do ông Thăng không đồng ý nên các bà đã có ý bỏ qua lời dặn dò đó

của cụ Tần, việc này không đúng với ý chí và nguyện vọng của cụ Tần trước khi chết.

Do đó việc bà Tiền trở thành người thừa kế đi sản của cụ Tan là có thê xảy ra.

Như vậy, từ những ý kiến đã trình bày ở trên việc tòa án không thừa nhận tư cách thừa kế của bà Tiến đối với di sản của cụ Tần là quyết định hợp lí nhưng lại chưa hợp tình.

7. Suy nghĩ của anh/chị (nếu có) về chế định thừa kế liên quan đến hoàn cảnh của con riêng của chồng/vợ trong BLDS hiện nay.

- _ Chế định thừa kế liên quan đến hoàn cảnh của con riêng của chồng/vợ hiện nay được quy định tại Điều 654 BLDS 2015: “Con riêng và bố duong, me kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điễu 653 của Bộ luật này. ” Như vậy, từ BLDS 2015 có thé thay duoc néu con riéng cua vo, chồng nêu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì cũng thuộc hàng thừa kế thứ nhất của vợ hoặc chéng như con đẻ theo điểm a khoản 1

Điều 651 BLDS 2015 về người thừa kế theo pháp luật. Xét thấy chế định trên

còn nhiều vẫn đề mơ hỗ, bị bỏ ngỏ, chưa làm rõ được các vấn đề sau:

+ Thứ nhất, tiêu chí để xác định con riêng có thê hưởng thừa kế của bố dượng, mẹ kế hay không là dựa vào “quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng” nhau như cha con, mẹ con.

Đây là một tiêu chí đang bị bỏ ngỏ khi không có bất kỳ quy định nào ghi nhận quan hệ chăm sóc, nuôi đưỡng là như thế nào? Thời gian và mức độ chăm sóc, nuôi dưỡng ra sao? Do đó khi áp dụng Điều 654 vào thực tiễn sẽ có nhiều mức độ hiểu khác nhau.

+ Thứ hai, nếu quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng một chiều thì có thê được coi là như cha con, mẹ con hay không?

+ Thứ ba, về mặt đạo đức thì “quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng” được thể hiện bằng ca vat chất lẫn tinh thần vậy “quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng” bằng tính thần như yêu thương, quan tâm... có được xem là “quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng” theo quy định tại Điều 654 hay không?

+ Cuối cùng, đối với những trường hợp người để lại di sản phủ nhận “quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng” của con riêng vì không muốn con riêng hưởng di sản, thì cần phải có quy định và biện pháp như thế nào đề thừa nhận “quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng”

đã tồn tại để bảo đảm quyền lợi cho người con riêng?

Như vậy, có thể thấy pháp luật Việt Nam vẫn chưa có những quy định cụ thể về chế định thừa kế liên quan đến hoàn cảnh của con riêng của chồng/vợ. Vì vậy, nên cần phải bố sung thêm đề tránh tinh trạng Điều luật có nhiều cách hiểu và để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các cá nhân liên quan.

Một phần của tài liệu bài tập thảo luận lần thứ bảy thừa kế theo pháp luật (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)