CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2 Thực trạng kinh doanh
2.2.1 Cơ cấu thị trường đồ uống có ga ở Việt Nam
Khi đề cập đến cơ cấu thị trường đồ có ga, chúng ta thường nghĩ đến chiến lược Marketing. Chiến lược makering đã lôi kéo hàng triệu người Việt Nam sử dụng đồ uống của Coca- Cola thay vì nước thông thường hoặc đồ uống rẻ hơn cùng loại.
Có khoảng cách khá lớn giữa Coca- Cola, Pepsi và những đối thủ khác, trong đó Coca- Cola chiếm phần lớn nhất và không ngừng tăng thị phần của mình. Có thể nói, Coca- Cola độc chiếm thị trường Việt Nam và dẫn đầu mọi đối thủ khác. Cho đến 2010, Coca- Cola vẫn giữ thương hiệu đứng đầu mà Pepsi chưa thể vượt qua trong cuộc chiến cạnh tranh khốc liệt.
2.2.2 Chiến lược kinh doanh.
Ở Việt Nam, nhãn hiệu Coca- Cola có mặt ở khắp mọi nơi và trên mọi mặt hàng, từ những chiếc đồng hồ, quạt, móc đeo chìa khóa cho tới các cửa hàng treo biển quáng cáo đều có Coca – Cola ( được cung cấp miễn phí). Khách du lịch tới Việt Nam khi qua sân bay có thể thấy được các biển quảng cáo lớn được treo ở đấy.
Nhờ cách tiếp cận mọi nơi, mọi lúc như vậy, Coca-Cola đã trở thành mặt hàng quen thuộc đối với người tiêu dùng.
Coca- Cola cũng tập trung vào khá nhiều vào hoạt động giải trí và thể thao.
Một trong những cách để Coca- Cola duy trì mối quan hệ với cộng đồng và khách hàng là tài trợ cho các hoạt động xã hội, thể thao và giải trí nhằm củng cố những giá trị tiêu biểu của thương hiệu Coca- Cola.
2.2.3. Sự thay đổi môi trường kinh doanh.
Mặc dù công thức cho loại thức uống Coca- Cola không thay đổi và luôn được giữ bí mật, tuy nhiên, độ ngọt và hương vị của loại thức uống này có thể được điều chỉnh để phù hợp với khẩu vị của từng nơi. Do đó, sự ra đời của các phiên bản Cola ở một số quốc gia sẽ có hương vị, độ ngọt và độ cô đặc khác nhau. Tại Việt
Nam, Coca- cola sẽ ít thơm hơn, ít ga hơn nhưng vị lại ngọt đậm hơn Cola tại Mỹ.Một phần xuất phát do sự dễ dãi trong thói quen tiêu dùng của người Việt.
Trong khi tại các thị trường các nước phát triển như Mỹ, người tiêu dùng đã ngãn ngẩm với những gì quá ngọt, quá béo, do đó bị lạt của Coca sẽ hợp khẩu vị hơn.
Ngày nay, người tiêu dùng đang dần thay đổi sở thích và nhu cầu của mình.
Họ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và cân nhắc hơn về lượng đường và lượng calo mà họ đã tiêu thụ. Điều này đã làm tăng nhu cầu về các sản phẩm không đường hay ít calo và có chất lượng dinh dưỡng hơn. Để đáp ứng nhu cầu này của người tiêu dùng, Coca-Cola đã mở rộng danh mục sản phẩm của mình bằng cách giới thiệu về các loại nước giải khát không đường, ít calo, nước ép trái cây tự nhiên và nước khoáng, tập trung vào việc cung cấp thông tin dinh dưỡng và lựa chọn sản phẩm lành mạnh hơn
Ý thức bảo vệ môi trường cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong môi trường kinh doanh hiện nay. Vào năm 2018, Coca-Cola là công ty gây ô nhiễm nhựa nhiều nhất thế giới. Sau đó, Coca-Cola đã đưa ra giải pháp tái chế bao bì sản phẩm hoặc tái sử dụng, giới thiệu chương trình hoàn trả tiền đặt cọc để nhận lại bao bì... Coca-Cola đã và đang đưa những sáng kiến bao bì thân thiện hơn với môi trường. Coca-Cola đã gỡ bỏ màng co nhựa trên một số sản phẩm nhất định và đang ứng dụng 100% nhựa tái chế cho bao bì sản phẩm nước đóng chai Dasani tại thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, Coca-Cola cũng mở rộng hợp tác với các đơn vị thực hiện các chương trình nhằm xây dựng thói quen cho cộng đồng về thu gom, phân loại và tái chế rác thải. Tuy nhiên, những điều này vẫn chưa thể hạn chế và giảm thiểu các tác động đến môi trường
Sự thay đổi trong công nghệ và truyền thông, tăng cường quảng cáo và tiếp thị kỹ thuật số: Công nghệ và truyền thông đã có sự ảnh hưởng lớn đến cách thức tiếp cận và tương tác với khách hàng. Coca-Cola đã tăng cường sự hiện diện trực tuyến và sử dụng các kênh truyền thông xã hội để tiếp cận khách hàng mục tiêu.
Nhóm phương tiện chính trong quảng cáo mà Coca-Cola sử dụng tại thị trường Việt Nam gồm nhóm phương tiện nghe nhìn như truyền hình (ti vi, TVC, ...), internet (các trang mạng, trang web của hãng, báo mạng,...), và nhóm phương tiện quảng cáo ngoài trời (pa-nô quảng cáo,...). Gần đây nhất, Coca-Cola Việt Nam vừa đưa ra 2 pano quảng cáo sử dụng lối vẽ sơn dầu độc đáo với khâu hiệu "Giải lao rồi, Coca-Cola thôi" tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Điểm thu hút mạnh mẽ của 2 biển quảng cáo này ngoài kích thước lớn thì chính là sự kết hợp lần đầu giữa billboard (biển quảng cáo được in ấn điện tử) và nghệ thuật tranh sơn dầu. Hình ảnh trừu tượng của billboard là một chàng họa sĩ đang vẽ dở tác phẩm thì chiếc chuông của Coca-Cola reo lên báo hiệu giờ giải lao. Anh chàng chạy thật nhanh đi thưởng thức Coca-Cola và không quên để lại lời nhắn "Giải lao rồi, Coca-Cola thôi". Bên cạnh đó, Coca-Cola luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với nhóm phương tiện truyền thông đặc biệt là thông qua ti vi, không chỉ với mục đích phù sóng toàn quốc mà thông qua đó Coca-Cola còn giúp cho Việt Nam tôn lên tinh thần dân tộc, những đặc tính nổi bật của người việt Nam hoặc mang mọi người lại gần nhau hơn. Ví dụ như chiến lược Coca-Cola định vị dành cho mọi gia đình, mọi lứa tuổi với 2 đoạn clip về gia đình, người thân, bạn bè, các vận động viên, các ngôi sao, nghệ sĩ, ... đều kết chung một câu là: “ Cho bạn, cho tôi, cho tất cả mọi người”
vào năm 2009, hay chiến dịch "Có Coca-Cola, cơm nhà ngon hơn" nhằm gắn kết các thành viên trong gia đình quây quần trong bữa ăn với Coca-Cola trong năm 2014. Trong bất cứ một thông điệp quảng cáo nào, Coca-Cola luôn có một nguyên tắc: Thấu hiểu về con người, văn hóa, xã hội của đất nước ấy làm trọng tâm đê truyên tải một thông điệp chung: "Lan truyền sự lạc quan, vui vẻ, hanh phúc và khuyến khích một cuộc sống tích cực"