Khoản 2 Điều 591 BLDS 2015: “...AZc bồi thường bù đắp tôn thất về tinh

Một phần của tài liệu môn học pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bài tập lớn học kỳ (Trang 33 - 37)

thân do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức t6i da cho một nguoi có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. ”;

- Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và BLDS 2015 đều có quy định về bồi thường thiệt hại về tỉnh thần cho người bị thiệt hại. Tuy nhiên, hai văn bản này có

cách tiếp cận khác nhau. Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước có tính chất bắt

buộc, quy định mức bồi thường cụ thê cho người bị thiệt hại về tinh thần. Trong khi

BLDS 2015 có tính chất tự nguyện, dựa trên sự thỏa thuận giữa hai bên. Chỉ khi hai bên không thỏa thuận được thì mới áp dụng mức bồi thường tối đa không quá một trăm lần mức lương cơ bản do Nhà nước quy định.

Sự khác biệt giữa hai văn bản này có thé được xem là điểm tiễn bộ của Luật trách nhiệm bôi thường của Nhà nước so với BLDS 2015. Tuy nhiên, việc áp dụng mức bồi thường cụ thể cũng có thê dẫn đến những hạn chế nhất định, ví dụ như khó

khăn trong việc xác định mức độ ton thương tinh thần một cách chính xác. Do đó, việc bồ sung quy định về sự thỏa thuận giữa các bên vào Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước có thể được xem xét để tạo ra sự linh hoạt và phù hợp hơn trong việc giải

quyết vấn đề bồi thường thiệt hại.

6.2 Hoàn cảnh như trong vụ việc trên có được Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước điều chỉnh không? Vì sao?

28

Hoàn cảnh như trong vu việc trên được Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước điều chỉnh. Cụ thẻ:

- CSPL: Điều 1; khoản 5 Điều 3; khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 7; khoản 1 Điều

18 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 và Điều 598 BLDS 2015.

- Căn cứ theo Điều 598 BLDS 2015 quy định khi có thiệt hại từ hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ thì Nhà nước có trách nhiệm bồi thường theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Theo đó, ông Kiều bị thiệt hại về

tính mạng do hành vi dùng nhục hình của các bi đơn là trình sát viên, điều tra viên của Công an TP Tuy Hoà - người thi hành công vụ, nhưng để xác định hành vi trải pháp luật của các bị đơn gây thiệt hại và Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thì phải thỏa mãn các căn cứ được quy định tại khoản | Điều 7 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017:

+ Căn cứ thứ nhật, “Có một trong các căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thì hành công vụ gây thiệt hại và yêu câu bôi thường tương ứng quy định tai khoản 2 Điễu này”: Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 và khoản 5 Điều 3 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 thì căn cứ để xác định hành vi trái pháp

luật của các bị đơn là Bản cáo trạng số 49/VKSTC-VIA ngày 21/11/2014 của Viện Kiểm Sát nhân dân tôi cao;

+ Căn cứ thứ hai, “Có thiệt hại thực tế của người bị thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định của Luật này”: Trường hợp Công an TP Tuy Hoà bắt giữ ông Kiều thuộc quy định tại khoản I Điều 18 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017. Bởi theo lời của luật sư bên bị hại thì việc bắt giữ Kiều

“trái pháp luật bởi không có lệnh bắt giữ Kiều cũng như không có chuyện “mời về làm việc ” vào lúc 3h sáng đồng thời còng tay Kieu. Việc giữ Kiều tại CA TP. Tuy Hòa cũng vi phạm luật tổ tụng hình sự, bởi tại thời điềm bị bắt Ngô Thanh Kiểu chưa phải là bị can, bị cáo và không có chứng cứ gì chứng mình Kiểu tham gia các vụ trộm ngoài lời khai của Ngô Thanh Sơn (nhưng Trần Minh Cường khai Kiều chỉ đi theo học lái xe, không biết gi vỀ các vụ trộm) ”. Như vậy, thiệt hại thực tế của ông Kiều là thiệt hại về tính mạng và thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước tại khoản 1 Điều 18 của Luật nảy;

29

+ Căn cứ thứ ba, “Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại”: Do hành vi dùng nhục hình của các bị đơn đã khiến cho ông Kiều bị

thiệt hại về tính mạng.

Như vậy, hoàn cảnh như trong vụ việc trên hội đủ những căn cứ theo quy định của khoán I Điều 7 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 nên có thể xác

định vụ việc trên thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật trách nhiệm bồi thường của Nha nước được quy định tại Điều l của Luật này.

6.3 Nếu hoàn cảnh như trong vụ ún trên xáy ra sau khi BLDS 2015 có hiệu lực, hướng giải quyết có khác hướng giải quyết trong vụ án không? Vì sao?

CSPL: Điều I, Điều 7, Điều 18 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước Điều 598 BLDS 2015.

Tại mục [Xử phạt] của phần “Quyết định” có ghi nhận: “Về bồi thường đân sự:

Áp dụng Điều 42 Bộ luật Hình sự, các Điễu 610, 620 Bộ luật Dân sự:....”. Như vậy,

Tòa án không dựa trên Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước mà dựa trên Điều

610 và Điều 620 BLDS 2005 để giải quyết trách nhiệm bồi thường. Nếu hoàn cảnh như

trong vụ án trên xảy ra sau khi BLDS 2015 có hiệu lực, thì sẽ có hướng giải quyết khác với hướng giải quyết trong vụ án. Vì căn cứ theo quy định tại Điều 598 BLDS 2015

“Nhà nước có trách nhiệm bôi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ”.

Nên ta phải áp dụng Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đề giải quyết vụ việc.

Căn cứ vào Điều 7 và Điều 18 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, vụ

án trên thuộc hoạt động tổ tụng hình sự, do đó lúc này ta phải áp dụng quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đề giải quyết theo quy định tại Điều | cua Luật này.

Trong phần “Xét thấy” của bản án, nguyên đơn yêu cầu bồi thường các khoản bao gồm: bồi thường thiệt hại về tinh thần khi tính mạng bị xâm phạm, tiền cấp dưỡng và chỉ phí mai táng. Do vậy, ta sẽ áp dụng khoản 4, khoản 5 Điều 25 và khoản 4 Điều 27 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017. Trong bản án, Tòa án áp dụng các mức bồi thường thiệt hại như sau:

- Về mức bồi thường thiệt hại về tỉnh thần khi tính mạng bị xâm phạm:

30

+ Tòa án áp dụng Điều 610 BLDS 2005: 60 tháng lương cơ sở;

+ Theo quy định của BLDS 2015: 360 tháng lương cơ sở (khoản 4 Điều 27 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017).

- Về tiền cấp dưỡng:

+ Tòa án áp dụng Điều 610 BLDS 2005 để xác định mức cấp dưỡng:

+ Theo quy định của BLDS 2015: 01 tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người được cấp dưỡng đang cư trú cho mỗi tháng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng (khoản 5 Điều 25 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017).

- Về chỉ phí mai táng:

+ Theo quy định của BLDS 2005: xem xét tiền mai táng phí phù hợp với tình hình chung tại địa phương:

+ Theo quy định của BLDS 2015: Chi phí mai táng theo mức trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội (khoản 4 Điều 25 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017).

Từ đó cho thấy, việc áp dụng các chế định về bôi thường thiệt hại tại Luật trách nhiệm bôi thường của Nhà nước sẽ nâng cao mức nhận bồi thường của gia đình người bị thiệt hại, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình người bị thiệt hại.

31

Một phần của tài liệu môn học pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bài tập lớn học kỳ (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)