CÁC BƯỚC THỰC HIỆN: 1.Chuẩn bị:

Một phần của tài liệu Thực hành truyền động điện ppt (Trang 29 - 31)

3.1.Chuẩn bị:

Bảng điều khiển hoặc tủ điện có trang bị đầy đủ vật tư thiết bị như mục 2.2. Bộ đồ nghề thợ điện: Kìm cắt dây, kìm tuốt dây, kìm răng, tuoc-nơ-vít, đèn

3.2. Lắp đặt thiết bị:

Khi lắp đặt thiết bị, ta cần lưu ý 1 số vấn đề sau:

- Lắp đặt thiết bị lên bảng điều khiển hoặc tủ điện theo sự bố trí hợp lý, tránh hiện tượng lắp đặt không hợp lý, dẫn đến khó khăn trong quá trình đấu dây, cũng như bị chồng chéo dây hoặc tốn kém dây dẫn.

- Các thiết bị cùng chủng loại phải được bố trí gần nhau (chung 1 khu vực), để thuận tiện cho việc đấu dây và kiểm tra (test) mạch.

- Riêng Contactor, khi lắp đặt, phải chú ý vào sơ đồ nguyên lý mạch động lực: những contactor nào có sự đấu dây qua lại kề cận nhau thì đặt gần nhau. Thật hạn chế hiện tượng dây mạch động lực đấu giữa các contactor với nhau bị cách nhau qua 1 hoặc nhiều contactor khác (trừ trường hợp đặc biệt).

- Các thiết bị phải được gắn chắc chắn và ngay ngắn trên Panel hoặc trong tủ điện.

3.3. Kiểm tra thiết bị

Trước khi tiến hành đấu dây, ta nên kiểm tra toàn bộ thiết bị, tránh hiện tượng sử dụng thiết bị đã bị hư hỏng có thể gây ra sự cố.

3.4. Đấu dây

Đây là bước quan trọng nhất trong công việc làm mạch điện. Khi đấu dây, phải đạt được yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật. Muốn vậy, ta phải tuân thủ theo các yêu cầu sau:

Khi đấu dây, ta đấu dây mạch điều khiển trước, dây mạch động lực đấu sau. Các đầu dây khi đấu vào các thiết bị điện, đều phải được bấm đầu code thật kỹ và đấu vào chân của các thiết bị thật chặt.

Dây dẫn phải được bố trí hợp lý, không quá dài, đi gọn gàng trong ống dây hoặc trong nẹp dây, phân bố hướng đi dây hợp lý, tránh hiện tượng dồn dây đi về một phía quá nhiều.

Trường hợp mạch động lực sử dụng dây lớn và cứng, không đi dâh trong ống hoặc nẹp dây được, ta phải bẻ hoặc uốn dây sao cho không bị chiếm nhiều diện tích không gian và đặc biệt là không được là trầy lớp nhực cách điện của dây trong quá trình bẻ hoặc uốn dây.

3.5. Kiểm tra mạch (Test mạch)

Sau khi đấu dây hoàn thiện phần mạch nào thì kiểm tra phần mạch đó theo các khâu sau:

Kiểm tra sự tiếp xúc của dây nối.

Kiểm tra sự chính xác các đầu dây trong quá trình đấu dây.

Kiểm tra thông mạch (Ngắn mạch).

Kiểm tra hiện tượng cách điện, vệ sinh công nghiệp.

Sau khi kiểm tra xong, nếu không có sai sót gì, ta tiến hành vận hành thử mạch.

Một phần của tài liệu Thực hành truyền động điện ppt (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)