Thao tác khởi động tổ máy theo phương thức bằng tay tại tủ TURBINE GENERATOR PLC PANEL - *

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại công ty cổ phần thủy điện sông đà 3 đăk lô (Trang 28 - 34)

CHƯƠNG 3: THỰC TẬP VẬN HÀNH 3.1 Thủ tục giao nhận ca

3. Thao tác khởi động tổ máy theo phương thức bằng tay tại tủ TURBINE GENERATOR PLC PANEL - *

- Ấn nút ILPB1 (AUXILIARY START) để khởi động hệ thống phụ trợ.

- Khi hệ thống phụ trợ đủ điều kiện lên máy, lắc khóa SS3 (RESET) sang phía 86C và 86E.

- Ấn nút ILPB3 (SYSTEM START) để khởi động hệ thống.

- Báo cho trực máy giám sát lên máy H*.

- Ấn nút ILPB5 (BYPASS VALVE FULL OPEN) để mở van bypass van cầu.

- Ấn và giữ nút ILPB9 (SPH.VALVE SERVICE SEAL OPEN) để mở đệm làm việc.

- Ấn và giữ nút ILPB7 (MIV FULL OPEN) để mở van cẩu. Khi van cầu mở hoàn toàn thì van bypass tự động đóng lại.

- Ấn và giữ nút ILPB11 (DEFLECTOR OPEN) để mở bộ làm lệch.

- Ấn và giữ nút ILPB13 (NOZZLE-1 FULL OPEN) để mở kim phun số 1 đến độ mở 5-6%. Khi tốc độ tổ máy đạt 300 vòng/phút thì ấn nút ILPB14 (NOZZLE-1 FULL CLOSE) về 1,5-2%.

- Khi tốc độ đạt 570 vòng/phút thì lắc khóa SS3 (DC SUPPLY) sang vị trí “ON”. Sau đó giám sát và điều chỉnh tần số bằng cách đóng/mở kim phun số 1 để hòa lưới.

- Khi máy cắt MC90* đóng thì ấn và giữ đồng thời nút ILPB13 (NOZZLE-1 FULL OPEN) và ILPB15 (NOZZLE-2 FULL OPEN) để tăng công suất tác dụng lên trên 3,5 MW; lắc khóa SS3 (DC SUPPLY) sang vị trí “OFF”. Sau đó tăng công suất lên giá trị mong muốn, trong quá trình tăng công suất lưu ý giám sát, điều chỉnh Q để điện áp nằm trong giá trị cho phép.

- Lệnh trực gian máy dừng bơm kích trục.

3.3 Các quy định an toàn trong vận hành máy phát.

- Khi vận hành máy phát thủy lực phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy trình, quy phạm sau:

1. Quy phạm kỹ thuật vận hành nhà máy điện và lưới điện.

2. Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện.

3. Quy trình kỹ thuật an toàn điện.

4. Quy trình vận hành và xử lý sự cố máy phát thủy lực này.

- Chỉ những người được huấn luyện, sát hạch đạt yêu cầu quy trình này mới được phép làm việc trên thiết bị thuộc máy phát điện. Khi vận hành ngoài quy trình này còn phải tuân thủ các điều khoản có liên quan trong các quy trình, quy phạm khác và hướng dẫn của nhà chế tạo.

- Điện áp máy phát cho phép biến đổi trong phạm vi ±10% điện áp định mức (10.500V). Khi điện áp của máy phát thay đổi thì các giá trị cho phép của công suất và dòng điện Stator máy phát cũng phải thay đổi theo. Không cho phép máy phát điện làm việc khi điện áp cao hơn 110% điện áp định mức.

- Máy phát điện không được phép quá tải lâu dài với dòng điện cao hơn trị số cho phép ứng với nhiệt độ và áp lực quy định của môi trường làm mát.

- Cho phép chênh lệch dòng điện giữa các pha đến 10% dòng điện định mức (75,6A). Lúc này dòng điện trong bất cứ pha nào cũng không được quá tải.

- Tần số của máy phát điện thay đổi trong phạm vi 50 ± 0,2Hz. Trường hợp hệ thống chưa ổn định cho phép thay đổi trong phạm vi 50 ± 0,5Hz. Khi tần số vượt quá giới hạn quy định thì phải xử lý theo quy định của quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia.

- Quy định về cos: Cho phép máy phát điện vận hành với hệ số cos thấp hơn trị số định mức nhưng dòng điện kích thích không cao quá dòng điện kích thích cho phép lâu dài ứng với những thông số quy định của môi trường làm mát.

- Máy phát điện được phép làm việc với hệ số cos cao hơn định mức, đến 1 với công suất toàn phần vẫn giữ bằng định mức.

- Máy phát không được làm việc ở chế độ phi đồng bộ, nếu máy phát mất đồng bộ mà bảo vệ chưa tác động thì phải nhanh chóng tách máy phát ra khỏi lưới.

- Máy phát của Nhà máy thuỷ điện Đăklô vận hành theo chế độ: Phát công suất hữu công và vô công vào hệ thống.

- Trong mọi trường hợp vận hành, tổ máy phải phát công suất sao cho đạt hiệu suất cao nhất, tránh không để máy phát làm việc trong vùng giới hạn trên và dưới công suất theo đồ thị P, Q.

- Chọn chế độ điều chỉnh kích từ:

- Chế độ điều chỉnh tự động: là chế độ vận hành bình thường.

- Chế độ điều chỉnh bằng tay: sử dụng khi thí nghiệm hiệu chỉnh.

- Quy định hòa máy phát vào lưới: Phương pháp chính để hòa đồng bộ tổ máy vào lưới là hòa đồng bộ chính xác tự động. Phương pháp hòa đồng bộ chính xác bằng tay chỉ áp dụng khi:

- Bộ hòa tự động bị sự cố.

- Khi tần số và điện áp của lưới không ổn định.

- Khi thí nghiệm hiệu chỉnh hệ thống kích từ.

- Ngừng máy bình thường khi tổ máy ở chế độ phát hoặc không tải.

- Cấm khởi động tổ máy khi một trong các điều kiện sau của máy phát điện chưa đầy đủ hoặc chưa sẵn sàng:

- Hệ thống kích từ.

- Hệ thống dầu OPU, LOS, JOS.

- Hệ thống nước làm mát.

- Hệ thống bảo vệ, tín hiệu, đo lường, điều khiển.

- Hệ thống phanh.

- Cách điện Stator, Rotor không đảm bảo.

- Van cầu.

- Hệ thống đệm.

3.4. Các quy định an toàn trong vận hành máy biến áp lực.

1. Khi vận hành máy biến áp phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy phạm, quy trình sau:

- Quy phạm kỹ thuật vận hành nhà máy điện và lưới điện.

- Quy trình kỹ thuật an toàn điện.

- Quy chuẩn QCVN 01:2008/BCT qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

điện.

- Quy trình vận hành và sửa chữa máy biến áp của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

2. Chỉ những người đã được huấn luyện, sát hạch đạt yêu cầu mới được phép làm việc trên các máy biến áp. Khi vận hành các máy biến áp ngoài qui trình này còn phải tuân thủ qui trình, quy phạm liên quan và các quy định của nhà chế tạo.

3. Chỉ có Tổng giám đốc mới có quyền thay đổi nội dung đã quy định trong Quy trình này.

4. Chỉ được phép tiến hành công việc sửa chữa, thí nghiệm, hiệu chỉnh MBA khi:

- Đã nhận được phiếu thao tác do PXSX ký duyệt.

- MBA đã được cô lập mọi phía về điện.

- Đã thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn chống đóng điện trở lại.

- Các thiết bị đã được nối tiếp địa đầy đủ.

- Phải có phiếu công tác do người có quyền cấp phiếu cấp.

5. Chỉ được phép đưa MBA vào vận hành sau sửa chữa, thí nghiệm, hiệu chỉnh khi có đủ các điều kiện sau :

- Đã kết thúc mọi công việc sửa chữa, thí nghiệm, hiệu chỉnh trên thiết bị đó.

- Các phiếu, lệnh công tác đã khoá.

- Hiện trường thu dọn sạch sẽ . - Các thiết bị đó đã được thí nghiệm, hiệu chỉnh đạt yêu cầu kỹ thuật.

- Tổ sửa chữa đã đăng kí đưa các thiết bị đó vào làm việc.

- Được sự đồng ý của PXSX nhà máy.

6. Khi MBA đang vận hành cấm:

- Can thiệp vào quá trình làm việc tự động của MBA.

- Sửa chữa thiết bị nhị thứ, mạch điều khiển của MBA.

- Tách bất kỳ bảo vệ nào trong hệ thống ra khỏi vận hành.

- Vào trạm kiểm tra hoặc sửa chữa MBA khi trời đang mưa to, có giông sét.

3.5 Các quy định về an toàn trong vận hành hệ thống rơle bảo vệ.

1. Vận hành hệ thống rơle bảo vệ chỉ được giao cho nhân viên vận hành đã qua huấn luyện kỹ thuật, sát hạch quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống rơle bảo vệ đạt yêu cầu và được phân công nhiệm vụ.

2. Khi vận hành hệ thống rơle bảo vệ:

- Phải luôn đưa vào làm việc với đầy đủ các chức năng, sẵn sàng bảo vệ tất cả các dạng hư hỏng xảy ra trong vùng bảo vệ.

- Không được phép tách hệ thống ra khỏi vận hành.

3. Hệ thống rơle bảo vệ phải được vận hành theo:

- Quy phạm kỹ thuật an toàn khai thác thiết trí điện các Nhà máy điện và lưới điện với điện áp dưới 1000V.

- Quy phạm kỹ thuật vận hành Nhà máy điện và lưới điện.

- Quy trình kỹ thuật an toàn điện.

4. Chỉ được phép đưa hệ thống rơle bảo vệ vào làm việc khi:

- Đã kết thúc tất cả các công việc sửa chữa, thí nghiệm trên hệ thống rơle bảo vệ.

- Hệ thống rơle bảo vệ đã thí nghiệm đạt yêu cầu.

- Đơn vị sửa chữa đã đăng ký đưa thiết bị vào làm việc.

5. Khi hệ thống rơle bảo vệ đang làm việc nhân viên vận hành được phép:

- Mở các cánh cửa của các tủ để xem xét tình trạng thiết bị trong tủ.

- Thao tác các nút ấn trên nắp rơle để xem xét giá trị đặt, giá trị đo lường, trạng thái rơle và giải trừ tín hiệu (xem hướng dẫn thao tác các tủ rơle).

6. Khi hệ thống rơle bảo vệ đang làm việc, cấm nhân viên vận hành:

- Mở nắp các rơle.

- Cắt các áptômát cấp nguồn nuôi cho các tủ rơle.

- Thay đổi vị trí các khoá chức năng trên tủ.

- Thay đổi giá trị đặt bảo vệ, mật khẩu.

7. Sau khi hệ thống bảo vệ tác động, nhân viên vận hành phải ghi lại các thông tin sau đây nhằm phục vụ cho công tác phân tích sự cố trước khi giải trừ bảo vệ:

- Tất cả tên của các đèn tín hiệu của rơle cắt đã tác động, đèn chỉ báo hiển thị trên các khối rơle.

- Tất cả các cảnh báo trên màn hình của rơle tác động.

- Khi có tác động nhầm của chức năng nào đó hoặc từ chối tác động cũng như hư hỏng phần mạch hệ thống bảo vệ phải báo ngay với cấp trên và đơn vị sửa chữa để xử lý.

8. Chỉ được phép cô lập hệ thống rơle bảo vệ máy phát-máy biến áp ra sửa chữa, thí nghiệm hiệu chỉnh khi:

- Máy cắt máy phát đã cắt, tổ máy đã dừng hoàn toàn.

- Yêu cầu cô lập các lệnh cắt từ hệ thống rơle bảo vệ máy phát-máy biến áp tới các máy cắt có liên quan.

- Phải được sự đồng ý của Lãnh đạo Nhà máy.

9. Chỉ được phép cô lập hệ thống rơle bảo vệ thanh cái, đường dây và các máy cắt 110kV ra sửa chữa, thí nghiệm hiệu chỉnh khi:

- Các máy cắt của hệ thống bảo vệ đó đã cắt.

- Yêu cầu cô lập các lệnh cắt từ hệ thống rơle bảo vệ đó tới các máy cắt có liên quan.

- Phải được sự đồng ý của Lãnh đạo Phân xưởng sản xuất.

10. Khi tiến hành thí nghiệm, sửa chữa các phần tử trong các tủ của hệ thống rơle bảo vệ:

- Hệ thống rơle bảo vệ đã được cô lập.

- Chỉ cho phép thao tác sửa chữa trên các phần tử đã được cách ly khỏi mạch nhị thứ điện áp và dòng điện.

- Sau khi kết thúc công việc cần phải hoàn trả lại sơ đồ, thông số chỉnh định và thu hồi các biển báo (nếu có).

3.6 Các quy định về an toàn trong vận hành máy cắt SF6 110kV.

1. Khi thao tác máy cắt:

- Trong vận hành, mọi thao tác đóng cắt máy cắt phải điều khiển từ xa.

Cấm ấn nút thao tác tại tủ truyền động tại máy cắt. Chỉ cho phép cắt máy cắt bằng nút thao tác ở tủ truyền động trong trường hợp cần ngăn ngừa sự cố hoặc cứu người bị tai nạn điện.

- Khi thao tác máy cắt từ xa mà gặp trở ngại, thì không được thao tác tại máy cắt khi chưa thông qua cấp có thẩm quyền. Trừ trường hợp bắt buộc phải giải trừ sự cố khẩn cấp tránh sự cố lan tràn hoặc cấp cứu người bị tai nạn điện.

- Khi cán bộ kỹ thuật, NVVH vào trạm để vận hành máy cắt, phải theo dõi áp suất khí SF6. Khi áp lực khí SF6 nhỏ hơn 6,1 bar sẽ cô lập mạch điều khiển đóng/cắt MC, trong trường hợp này cấm đóng/cắt MC bằng tay. Nếu phát hiện thấy áp suất khí thấp hơn bình thường 7,4 bar thì thông báo ngay cho Lãnh đạo đơn vị để có kế hoạch theo dõi và xử lý kịp thời.

2. Khi nạp khí SF6 cần tuân thủ theo các bước sau đây:

- Việc nạp khí chỉ được thực hiện bởi người đã qua đào tạo chuyên môn.

Trong quá trình nạp khí SF6 máy cắt, chỉ có những người liên quan đến công tác nạp khí mới được đứng gần máy cắt.

- Thiết bị nạp phải bao gồm cả van an toàn làm việc ở áp lực phù hợp (Lớn hơn áp lực định mức của máy cắt 7,4 bar).

- Sau khi nạp khí phải tính lại áp suất khí khi nhiệt độ khác + 20oC.

- Kiểm tra lại sự rò rỉ khí sau khi nạp.

3. Trong quá trình vận hành phải luôn luôn theo dõi, cập nhật số lần đóng cắt máy cắt để có kế hoạch bảo dưỡng kịp thời.

4. Khi máy cắt bị rò khí SF6, nhân viên vận hành không được đứng dưới luồng khí bị rò rỉ, vì các sản phẩm khí của khí SF6 khi dập hồ quang rất độc hại.

5. Khi làm việc với các máy cắt phải tuân thủ các biện pháp an toàn khi làm việc với các thiết bị áp lực.

6. Không được lắp cần lên dây cót máy cắt (cần nén lò xo) khi động cơ lên dây đang hoạt động hoặc khi chưa tách nguồn điều khiển môtơ.

7. Không được thao tác cơ cấu truyền động khi cơ cấu này chưa được nối với máy cắt.

8. Các vấn đề lưu ý khi làm việc tại tủ truyền động cơ khí:

- Các nắp đậy và cánh cửa tủ điều khiển phải đóng kín để không cho bụi bặm, hơi ẩm và côn trùng xâm nhập.

- Cần thao tác bằng tay và cần lên dây cót máy cắt phải để đúng vị trí quy định trong tủ truyền động.

- Không được để quên thiết bị hay dụng cụ bên trong tủ máy cắt.

- Khi đóng cánh cửa không được để bóng đèn ở vị trí ON.

- Khi máy cắt đang vận hành bằng điện không được đưa tay hoặc dụng cụ vào trong cơ cấu vận hành.

- Khi làm vệ sinh máy cắt không được thao tác máy cắt.

3.7. Các quy định chung về phiếu công tác PCT

1. PCT là phiếu ghi lệnh cho phép làm việc ở thiết bị, đường dây điện cao áp, hạ áp và các thiết bị công nghệ khi công tác có kế hoạch và xử lý sự cố.

2. PCT do đơn vị công tác cấp theo mẫu. PCT được in sẵn và lưu tại các phân xưởng để sử dụng.

3. Tất cả các công tác sửa chữa trên thiết bị điện, thiết bị cơ khí - thủy lực phải thực hiện theo PCT hoặc LCT theo “Quy trình kiểm soát các công việc làm theo PCT-LCT” do Công ty ban hành.

4. Những công tác thực hiện có kế hoạch và khối lượng thao tác nhiều, đơn vị cấp PCT phải chuyển PCT đến Trưởng ca vận hành trước ít nhất 01 ngày.

5. Khi cấp phiếu cho đơn vị công tác, NCP phải viết thành 2 bản giống nhau, để:

- Giao cho người CPLV giữ một bản.

- Người CHTT hoặc người GSAT giữ một bản trong suốt quá trình làm việc.

- Đối với các vị trí mà người LĐCV kiêm người CPLV, khi chuẩn bị hoặc tiếp nhận lại nơi làm việc sau sửa chữa, người LĐCV phải báo cho Trưởng ca vận hành biết.

6. PCT không được viết bằng bút chì, không được tẩy xoá. Phiếu phải được bảo quản không được rách nát, nhòe chữ.

7. Thời gian có hiệu lực không quá 15 ngày tính từ ngày cấp phiếu.

8. Khi kết thúc công việc phải khoá cả 02 bản PCT. Bản của người CHTT trả lại cho NCP để kiểm tra, ký tên vào mục "đã kiểm tra hoàn thành phiếu". Người CPLV lưu 01 bản vào cặp phiếu đã thực hiện xong. PCT phải được lưu giữ ít nhất một tháng.

9. Nếu khi làm các công việc theo phiếu mà có sự cố hay tai nạn thì phòng Kỹ thuật phải thu, lưu các phiếu đó vào hồ sơ theo dõi sự cố hoặc tai nạn lao động.

10. Mỗi PCT chỉ được cấp cho một người CHTT của một đơn vị công tác đang làm việc.

11. Các đơn vị cấp PCT phải lập sổ theo dõi việc cấp PCT.

12. Trưởng ca cấp PCT cho đội công tác trong trường hợp xử lý sự cố hoặc xử lý các hư hỏng bất thường của thiết bị mà NCP của đơn vị có đội công tác không có mặt. Nội dung ghi trong PCT phải do người có quyền cấp PCT của đơn vị sửa chữa yêu cầu (qua điện thoại).

13. Tất cả những PCT sau khi thực hiện xong, các đơn vị phải chuyển về phòng Kỹ thuật để kiểm tra. Thời hạn các đơn vị chuyển phiếu: trước ngày 10 của tháng liền kề.

14. Ngoài các nội dung trong quy định này các đơn vị phải thực hiện đúng theo Quy trình kỹ thuật an toàn điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành và sửa đổi năm 2002.

3.8. Các phương thức vận hành Trạm 110kV 1. Phương thức 1: Hai máy biến áp vận hành song song

- DCL 171-7, 171-1, 131-1, 132-1 ở chế độ đóng.

- MC 171,131,132 ở chế độ đóng.

- DTĐ 171-75, 171-15, 171-14, 131-15, 132-15 ở chế độ cắt.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại công ty cổ phần thủy điện sông đà 3 đăk lô (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w