Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư

Một phần của tài liệu FDI và tăng trưởng kinhtế (Trang 52 - 54)

Công tác xúc tiến đầu tư trong thời gian qua còn nhiều bất cập, thiếu tính chuyên nghiệp, chưa thực sự hiệu quả, nội dung và hình thức chưa phong phú, còn chồng chéo, mâu thuẫn gây lãng phí nguồn lực. Nguyên nhân là do ta chưa có một chiến lược tổng thể về xúc tiến đầu tư, làm cho công tác xúc tiến đầu tư thiếu một tầm nhìn dài hạn, có tính hệ thống. Trình độ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư còn hạn chế, thiếu cơ sở vật chất và điều kiện hoạt động; Công tác quản lý nhà nước và cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong công tác xúc tiến đầu tư chưa thực sự hiệu quả, nhiều nội dung chưa được xác định rõ ràng do còn thiếu một văn bản pháp luật quy định cụ thể về vấn đề này.

Nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia cũng như có chính sách riêng đối với từng tập đoàn và các đối tác trọng điểm như các quốc gia thành viên EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản...Nhanh chóng hoàn thành việc xây dựng thông tin chi tiết về dự án (project profile) đối với danh mục đầu tư quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2010-2015 để làm cơ sở cho việc kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án này. Thực hiện tốt Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia giai đoạn 2010-2015. Triển khai nhanh việc thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư tại một số địa bàn trọng

điểm.

Một số giải pháp khác trong việc phát triển chất lượng thu hút FDI của Việt Nam trong những năm tới là:

Chính sách liên quan đến việc xây dựng các ngành công nghiệp phụ trợ: Hiện nay, các doanh nghiệp FDI đều nói rằng không tìm thấy được những linh kiện, nguyên vật liệu đầu vào ở các doanh nghiệp của Việt Nam, do đó họ phải nhập khẩu từ nước ngoài hay nhập từ các doanh nghiệp FDI khác. Vì thế, định hướng chính sách phát triển công nghiệp phụ trợ cũng là một điều cần thiết nhằm giảm tình trạng nhập siêu, phát triển sản xuất, và thu hút những dòng vốn FDI có chất lượng cao cho Việt Nam.

Không nên lạm dụng những chính sách ưu đãi về thuế: đã có những giai đoạn chúng ta cũng thực hiện chính sách giống như Mỹ trong giai đoạn 1980 đó là những ưu đãi về thuế khóa và chính sách. Tuy nhiên kết quả đạt được là tình trạng FDI tràn lan ở các ngành, các địa phương, không theo một quy hoạch tổng thể nào. Do đó những biện pháp về thuế khóa và ưu đãi trực tiếp này không nên lạm dụng nữa. Nâng cao chất lượng thu hút đầu tư nước ngoài và tăng nguồn thu cho ngân sách quốc gia.

Mục lục

1.Các khái niệm...1 Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn. Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần so sánh...12 Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %. ...13 Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức:...13 y = dY/Y × 100(%)...13 Trong đó Y là qui mô của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trưởng. Nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hoặc GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế. Thông thường, tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa...13 2.FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam...13 3.Bài học kinh nghiệm từ các nước...34 4.Định hướng và giải pháp liên quan đến hoạt động thu hút FDI tại Việt Nam trong những năm tiếp theo...45

Một phần của tài liệu FDI và tăng trưởng kinhtế (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w